Chuyện sáng ngủ dậy, cố lết ra khỏi giường sau một trận thịt rượu ê hề là một hình ảnh quá đổi quen thuộc. Miệng khô khốc, đắng nghét, mặt “đần thối” ra, người nhộn nhạo cứ như là chực. . . ói sau những cử động bình thường. Khồ thân!
Đi làm, suốt buổi sáng thề sống, thề chết sẽ bỏ ăn nhậu từ đây!
Chiều đến, chuông điện thoại “đến hẹn lại lên” réo ầm ĩ. Chậc lưỡi, thôi rượu thịt ngán lắm rồi, ra làm đĩa rau muống, một ve bia cho nó “hồi dương” mà về cho vợ con nhờ.
Với “hoàn cảnh” quá ư là hoàn cảnh như thế, đĩa rau muống từ chốn bình dân chễm chệ ngự lên mâm của Nhà Hàng sang trọng.

Xứ Huế cũng có món bỗng dưng được “thăng hạng: như thế: trái vả!

Cây vả dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, tuổi thọ cao. Thân cây không cao, người có chiều cao tầm tầm cũng dễ dàng nón đến ngọn.
Người Huế hay nói "Trồng vả trả người" hay "Trồng cây vả ngã một người" nên dù thích ăn nhưng chẳng mấy ai dám trồng trong vườn nhà sợ điềm không may sẽ xảy đến cho người thân thiết.



Trái mọc theo thân, cành cây, mọc sum sê từng chùm, mỗi chùm có hơn cả chục trái xanh tươi, mỗi trái lớn bằng nắm tay, trái vả tròn dẹt, vỏ màu xanh lục có lông tơ mịn màng.


“Lòng vả như lòng sung”, về hình dáng và cấu tạo trái vả giông giống trái sung, nhưng trái vả lớn trái sung: trái xanh- lòng trắng- ruột hồng. Dân gian quan niệm rằng: Trái sung là trái sung túc, sung mãn nên thường được chưng trong mâm ngũ quả ngày tết để cầu mong gia đình gặp điều tốt lành, còn vả thì ngược lại là vất vả nên chỉ dùng để ăn.


Món đơn giản nhất là vả chấm ruốc, cách chế biến cũng đơn giản: khi gọt vỏ xong, muốn trái vả trắng nuột và không thâm đen, cho vào nước muối ngâm. Sau đó vớt ra cắt từng miếng vừa phải không quá mỏng để mất đi cái cảm giác giòn khi cắn vào miếng vả.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho cái món ăn dân đã này chính là chế biến món ruốc Huế. Giã nhuyễn tỏi ớt sau đó cho chút đường và chanh để đằm đi cái vị mặn.


Ngòn ngọt, giòn giòn, nõn nà, mới cắn vào cảm giác không mùi vị lại còn chan chát nhưng nhai vài miếng thì mới cảm thấy cái hậu ngọt và bùi bùi. Càng ăn lại càng mê, chấm một miếng vả kèm rau húng cây vào chén mắm ruốc cảm nhận được cái cay nồng của rau, bùi bùi của vả và vị mặn của món ruốc ngay trên đầu lưỡi.


Món vả trộn xúc bánh tráng: luộc vả chín cho bớt vị chát, gọt vỏ, xắt thành từng lát mỏng, trộn với tôm thịt cùng mè, tỏi, muối tiêu, rau thơm, rau răm.
Người Huế không dùng đũa muỗng mà thường bẻ bánh tráng mè đã nướng vàng giòn để xúc vả trộn.


Ngoài ra, trái vả còn được các chị nội trợ Huế chế biến nhiều món:

Ăn kèm với món “tam sên” như một loại rau sống:


Vả nấu canh với tôm rằn: vả gọt vỏ, xắt vả thành từng lát mỏng, um tôm tiêu hành mắm muối cho thấm, thêm nước đủ dùng, nêm tý ruốc, nước sôi thả vả vào, khi vả vừa chín tới, cho lá hành, lá sung lót vào, thơm phức, ăn rất mát dạ.Vả hầm xương heo: gọt vỏ, xắt lát to bằng ngón tay cái, hầm xương trước cho mềm rồi thả vào, sôi một lúc là chín, bắc xuống cho lá hành, lá lốt vào, hấp dẫn.

Vả hầm giò heo, cách làm như hầm với xương heo vậy, đây là món ưu tiên cho phụ nữ sau khi sinh, ăn vào sẽ có nhiều sữa cho em bé bú.Ngoài ra vả còn là món ăn kèm trong rau sống, để ăn với bánh khoái, nem lụi, vả với tôm chua thịt phay, nếu ăn chay thì chấm với tương chao.

Ngày tết, vả đắt hơn ngày thường, ôi món vả chua ngọt ăn kèm với nem chả, thịt dầm... vị chua chua ngọt ngọt thoang thoảng tí chát chát ăn kèm với vị mặn mà.... thêm tí cay của rượu bia, thế gian còn gì tuyệt vời hơn!

(Bài viết có tham khảo: Văn hóa nghệ thuật ăn uống)