Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh

Một HTX dịch vụ tổng hợp đã mạnh dạn trưng bày hình ảnh phân biệt nông sản Trung Quốc và hàng Đà Lạt, thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người, tại Festival hoa Đà Lạt 2015.
Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
7 loại nông sản Đà Lạt được đưa ra trưng bày, phân biệt với hàng Trung Quốc là hành tây, cà rốt, khoai tây, bắp sú (bắp cải), bắp cải tím, lơ trắng và lơ xanh.
Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
Gian hàng phân biệt nông sản Đà Lạt với nông sản Trung Quốc thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
Hành tây Trung Quốc (trái) và hành tây Đà Lạt (phải).
Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
Cà rốt nhập về từ Trung Quốc thường bị tẩy lớp vỏ mỏng bên ngoài, củ dài và đã cắt bỏ cuống. Cà rốt Đà Lạt thì lớp vỏ mỏng bên ngoài vẫn còn nguyên và cuống xanh để dài.
Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
Khoai tây Trung Quốc có lớp vỏ ngoài dai, không bị trầy xước, màu trắng. Trong khi đó, khoai tây Đà Lạt có kích thước nhỏ hơn, vỏ màu hồng, mỏng nên dễ bị trầy xước.
Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
Bắp cải Đà Lạt có lớp bẹ trắng, mềm trong khi hàng Trung Quốc có vỏ màu xanh.
Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
  
Bắp cải tím Trung Quốc và Đà Lạt cũng khá dễ phân biệt dựa vào kích thước.

Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
Súp lơ Trung Quốc có phần thân ngắn, phần bông màu xanh thẫm trong khi hàng Đà Lạt có phần bông to, chia thành từng cụm nhỏ. 
Phân biệt súp lơ, cà rốt Trung Quốc và Đà Lạt qua ảnh
Tương tự, lơ trắng Trung Quốc bông to trong khi hàng Đà Lạt bông nhỏ, thường có cuống lá xanh đi kèm.   
Ông Nguyễn Công Thừa, Giám đốc HXT Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào, đơn vị trưng bày nông sản nói trên cho biết, trong nhiều năm qua có rất nhiều nông sản Trung Quốc tràn vào Việt Nam song lại được đổi nguồn gốc thành hàng Đà Lạt.
Người tiêu dùng sử dụng nông sản Trung Quốc nhưng vẫn nghĩ rằng đó là sản phẩm của Đà Lạt. Việc trưng bày một số sản phẩm để so sánh nhằm cung cấp đến người tiêu dùng một số dấu hiệu để nhận dạng các loại nông sản Trung Quốc đội lốt hàng Đà Lạt.

Vì sao mùa đông bạn nên ăn rau cải bẹ thường xuyên?

 - Vì sao mùa đông bạn nên ăn rau cải bẹ thường xuyên, hãy cùng tìm hiểu để bổ sung vào thực đơn nhà bạn ngay hôm nay!

Rau họ cải được xem là siêu thực phẩm có  phòng chống ung thư hiệu quả, tăng cường sức khỏe cho đôi mắt...
lợi ích của rau cải bẹ
Cải bẹ là loại rau phổ biến trong mùa đông.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Rau cải xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, hàm lượng này sẽ hỗ trợ các nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ cũng giúp bạn ngăn ngừa chứng táo bón. Đó là lý do vì sao bạn nên thường xuyên bổ sung loại cải này trong thực đơn hằng ngày của gia đình mình, kể cả với trẻ nhỏ.

Chứa hàm lượng vitamin C cao hơn cả trái cam

Hầu hết các loại rau họ cải có chứa hàm lượng vitamin C cao, thậm chí cao hơn cả hàm lượng vitamin C trong cam như cải bruxen, súp lơ xanh, su hào, cải bó xôi, cải xoong.
Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, da, xương và răng chắc khỏe. Vitamin C cũng có thể hoạt động như một chất kháng histamin (một trong những chất sinh học có thể gây ra phản ứng dị ứng) tự nhiên và do đó có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng liên quan đến dị ứng.

Rau cải bẹ là loại rau rất tốt cho tim mạch của bạn

Khi bạn ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim hoạt động hiệu quả và nhẹ nhàng hơn, cũng như sự vận chuyển máu và trao đổi chất trong cơ thể bạn tốt hơn.

Tăng cường sức khỏe cho đôi mắt

Khi nhắc đến carotenoid (pro-vitamin A), chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại thực phẩm như cà rốt và rau quả, trái cây màu cam khác. Tuy nhiên cũng có rất nhiều loại rau màu xanh lá, trong đó bao gồm cả những loại rau họ cải như cải xoăn, cải bẹ, củ cải xanh, cải xoong, rau xanh collard với các chất dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh. Khoảng 28 g cải xoăn nấu chín và để ráo nước cung cấp một con số khổng lồ 76% vitamin A ở dạng carotenoid.

Ngừa bệnh gout

Nguyên nhân của bệnh gout là do chế độ ăn uống có quá nhiều các loại thịt, gan, các loại hải sản... và ít rau xanh. Vì thế, đối với những bệnh nhân này, ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, họ còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh như rau cải bẹ.

10 món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết dương lịch tránh đen đủi cả năm

- Dưới đây là danh sách 10 món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo trong cả năm.

1. Thịt chó
Thịt chó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và là món “khoái khẩu” của nhiều người. Thậm chí, thịt chó coi được coi là “quốc hồn quốc túy”, là nét ẩm thực riêng có của người Việt Nam.
Thế nhưng, người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn.
Tuy vậy, thịt chó lại được coi là món giải xui nếu ăn vào cuối tháng.
me
Người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn.
2. Mực
Theo quan niệm “đen như mực” rất phổ thông hiện nay thì mực là đầu tiên được nhiều người liệt vào “danh sách đen” những món ăn không nên ăn ngày Tết để tránh cả năm sẽ đen đủi, không may mắn.
me
Theo quan niệm “đen như mực” rất phổ thông hiện nay thì mực là món ăn đầu tiên được nhiều người liệt vào “danh sách đen” những món ăn không nên ăn ngày Tết để tránh cả năm sẽ đen đủi.
3. Thịt vịt
Đối với người miền Bắc hay miền Trung, thịt vịt là món ăn phải kiêng kị dịp đầu tháng và đầu năm bởi nhiều người cho rằng, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”.
4. Tôm
Người miền Bắc không kiêng kị tôm vào ngày Tết nhưng người miền Nam thì lại đặc biệt “tránh” tôm vào dịp này. Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. Do đó mọi việc trong năm mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.
me
Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. 
5. Cá mè
Đối với người miền Bắc và người miền Trung, cá mè thường có nghĩa là “mè nheo”. Loại cá này còn khá tanh và nhiều xương nên người ta cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị “hãm tài”, đen đủi. 
6. Trứng vịt lộn
Món trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm của người miền Trung và miền Bắc rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu tháng, đầu năm. Họ quan niệm rằng, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. Mọi thứ đều xảy ra trái với ý mình.
me
 Nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. 
7. Chuối
Tuy chuối là thức quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc nhưng với người miền Nam, người ta kiêng không ăn chuối dịp đầu năm. Chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được nên ăn chuối ngày Tết sẽ ảnh hưởng tới sự thăng tiến trong công việc.
8. Cam, lê
Cùng với chuối, cam và lê là món ăn kiêng kị đối với người miền Nam vào dịp Tết. “ Quýt làm, cam chịu” hay “lê lết” là những quan niệm dân gian mang ý nghĩa xui rủi nên người Nam thường không bày biện các loại quả này trên mâm ngũ quả.
9. Sầu riêng
Sầu riêng là món ăn thơm ngon bổ dưỡng nhưng lại rất kỵ ăn vào ngày đầu năm vì nhiều người sợ ăn vào sẽ gặp nhiều chuyện buồn khiến cả năm u sầu, đau khổ.
10. Những món ăn chua, cay, chát, mặn
Đầu năm mới nhiều người thường chọn những món ăn có hương vị ngọt ngào và kỵ những món chua, cay, chát, mặn để mong cả năm cũng được hưởng những điều ngọt ngào và trọn vẹn, tránh xa đau khổ, chua chát.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

MÓN NGON TỪ CÁ.


cá chiên :
ca-tai-tuong-chien-xu



cá chiên nước mắm

cá diêu hồng chiên xù





cá chạch chiên giòn







Cá linh chiên bột 

cá cơm chiên bột





Cá linh chiên sả

cá nướng :
Cá kèo nướng

Cá Nâu Nướng



cá lóc nướng





 cá bò da nướng

cá diêu hồng nướng giấy bạc













Thịt bò ngâm nước mắm


Món này để lâu được. Thường Tết mẹ hay làm thịt bò và heo ngâm nước mắm nhưng tụi mình tòan ăn hết trước Tết nên mẹ phải làm tiếp đợt 2. Mình lười nên làm khác đi một chút. Thứ nhất là không nấu nước mắm, thứ hai là luộc thịt xong xắt mỏng rồi mới ngâm mắm cho đỡ mất công lúc nào ăn cứ phải lấy ra xắt, thịt cứng đau tay và tay đỡ hôi nước mắm nữa.

1. Nguyên liệu :
– 1 bắp bò lõi rùa ngon
– Nước mắm ngon
– Đường
– Gừng
– 1 củ hành tây
– Gia vị : muối
– Hũ thủy tinh to đựng đủ thịt và mắm.

2. Thực hiện :
– Dùng dao mỏng, bén lạng hết bạc nhạc, mỡ bắp bò cho thật sạch. Rửa sạch thịt bò.
– Bắc nồi nước sôi, cho tí muối, củ hành tây gọt vỏ vào, gừng gọt vỏ xắt lát mỏng vào cho thịt bò bắp vào luộc vừa chín, như vậy thịt bò sẽ thơm ngon hơn. Xiên đũa vào thịt bò không thấy nước đỏ chảy ra là thịt chín.
– Chuẩn bị tô nước lạnh, có đá càng tốt. Thịt bò vừa chín vớt ra cho vào thau nước đá cho thịt nguội hẳn. Rửa sạch lại thịt bò để ráo nước.
– Dùng dao bén xắt mỏng, to bản thịt bò.
– Hòa hỗn hợp mắm + đường với nhau với tỷ lệ 1 đường : 1 mắm, khuấy cho tan đường.
– Hũ thủy tinh phải sạch, khô ráo. Sắp thịt bò xắt mỏng vào hũ.
– Chế hỗn hợp đường mắm vào hũ sao cho ngập thịt.
– Dùng tre xiên thịt, lọai ngắn, uốn cong gài hình chữ thập sao cho thịt luôn ngập trong nước mắm hoặc lấy bịch zipbloc cho nước vào chưa tới nửa bịch cột chặt lại sau đó cho vào một bịch nilon khác thắt gút chặt lại để tránh nước chảy ra bỏ lên đè cho thịt ngập mắm đường.
– Khỏang 7-10 ngày là ăn được. Sau 10 ngày muốn để lâu hơn cho vào tủ lạnh.

3. Trình bày :
– Gắp thịt ra dĩa, dọn kèm bánh tráng và rau thơm. Cuốn thịt với bánh tráng, rau thơm chấm với nước mắm ngâm thịt cho ớt xắt lát vào là ngon tuyệt.

*** Chú ý :
– Muốn thịt ngon hơn thì luộc thịt chín bằng nước mắm.
– Có thể làm như trên với thịt mông heo. Chọn thịt mông ngon, mỏng da, ít mỡ sẽ rất ngon.
– Nếu làm cả hai thịt bò và thịt heo nên ngâm riêng thịt bò một hũ, thịt heo một hũ. Thịt heo thì không nên để tủ lạnh, lớp mỡ không trở trong được.
– Sau khi ăn hết thịt, nước mắm ngâm đừng đổ đi, để chấm rau sống hay kho thịt, cá rất ngon.
– Không có cup thì sử dụng một cái chén ăn cơm, dùng cái chén đó để đong đường, nước mắm cho dễ.
– Ai thích cầu kỳ hơn thì nấu hỗn hợp mắm, đường cho sôi, vớt bọt, nhớ để thật nguội mới chế vào hũ thịt. Nhớ canh hỗn hợp mắm sôi để không mắm sôi rất dễ trào ra ngòai.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Bò Sốt Tỏi

- Lá thyme có bàn tại các gian hàng khô ở các chợ, giá khoảng 15.000 đồng/gói. Để thịt bò mềm, trước khi ướp, bạn dùng cối dần thịt cho mềm. Thay vì nướng, bạn cũng có thể rán thịt bò.
 

Nguyên Liệu:
- 120g bò phi-lê
- 2 củ khoai tây
- 50g xà lách
- 50g bắp cải trắng và tím thái sợi nhỏ ( để trang trí)
- 20g phô-mai sợi
- 1 củ tỏi
- 1 thìa canh rượu vang đỏ
- Vài là thyme
- 1 thìa cà-phê mù-tạt vàng
- 1/2 thìa cà-phê bơ
- 1/2 thìa cà-phê muối
- 1/4 thìa cà-phê tiêu
- Dầu ăn
Thực Hiện:
- Thịt bò ướp với mù tạt vàng, tiêu và lá thyme trong khoảng 30 phút cho thấm
- Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Khoai tây rửa sacgj, gọt vỏ, thái que dày 1,5cm. tiếp đến ráng vàng khoai tây với dầu ăn, vớt ra rây cho ráo dầu
- Đun nóng dầu ăn trong chảo, rán sơ thịt bò. Sau đó khử thịt bò với rượu vang đỏ rồi cho vào lò nướng khoảng 10 phút ở nhiệt độ 180oC
Làm sốt: Phi thơm tỏi băm, cho phô mai bào, nêm muối, bơ, tiêu cho vừa ăn, tắt bếp
- Xếp khoai tây, xà lách, bắp cải thái sợi lên đĩa. Dặt miếng thịt bò nướng lên rồi rưới sốt tỏi
- Dùng nóng.

MÓN NGON TỪ BÒ

bo-xao-tieu-xanh-dau-giam



bosottieuxanh

Bò Lúc Lắc



bò kho

Bò Cuốn Rau Củ Quả

Bít tết bò úc chế biến kiểu thái 




Bò Lạc Cảnh

 món bò kho




Mẹt bò Combo 7 món

bò khô

bò cuốn lá lốt

pho xao thit bo

Bò lúc lắc

bò sốt vang



sirloin-steak




Bò cuộn phô-mai

Nộm bò khô

 bò xào bông cải

Bò Xào Cần

Bò áp chảo-london-broil-steak-horiz



Bò nấu tiêu xanh + Bánh mì

Món bò sốt vang thơm nức mùi hoa hồi, quế, rượu vang

 món bún bò Huế

BÒ BÍT TẾT PHONG CÁCH MỸ

Bò Xào Gừng

Nộm bò bóp thấu

 Bò Xào Nha Đam Bông Cải



Bò né ốp la

bò cuộn sả cây

 bò bóp thấu

 Bò Beefsteak