Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

8 siêu thực phẩm bổ dưỡng không nên bỏ qua

Quả hạnh nhân: Hạnh nhân rất giàu axit béo cần thiết giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi cơ thể, do đó rất tốt cho tim. Chúng làm tăng hưng phấn tinh thần, giảm viêm và hỗ trợ cơ thể hấp thu các vitamin từ đường tiêu hóa vào máu.
8 siêu thực phẩm bổ dưỡng bạn không nên bỏ qua
Khoai tây: Khoai tây có thể cung cấp cho bạn toàn bộ năng lượng cần thiết để hoạt động khỏe mạnh. Ngoài lượng carbs dồi dào, khoai tây còn chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, B..., chất sắt, kali và magiê.
8 siêu thực phẩm bổ dưỡng bạn không nên bỏ qua
: Một số loại cá ngon lại giàu axit béo Omega 3, Selen, Magnesium, Potassium và protein như cá hồi, cá ngừ, cá thu. Chúng đều có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu, tăng cường xương và khả năng miễn dịch do có chứa lượng vitamin B lành mạnh.
8 siêu thực phẩm bổ dưỡng bạn không nên bỏ qua
Ngao và hàu: Những động vật biển có vỏ như trai, sò là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Chúng rất giàu kẽm, kali, canxi, axit béo thiết yếu cho tim và xương cùng nhiều khoáng chất khác.
8 siêu thực phẩm bổ dưỡng bạn không nên bỏ qua
Cải xoăn: Cải xoăn bổ dưỡng và phong phú dưỡng chất nhất trong tất cả các loại rau xanh. Chúng giàu canxi, vitamin C, vitamin A và vitamin B. Ngoài ra, cải xoăn cũng giàu magiê và kali cho xương và tim khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch của cơ thể.
8 siêu thực phẩm bổ dưỡng bạn không nên bỏ qua
Tỏi: Tỏi là thực phẩm tốt nhất cho những người có mức cholesterol và huyết áp cao do chứa một hoạt chất có tên là allicin giúp tim khỏe mạnh và giảm huyết áp cao. Tỏi còn chứa canxi và vitamin giúp tăng cường miễn dịch và xương chắc khỏe.
8 siêu thực phẩm bổ dưỡng bạn không nên bỏ qua
Rau mầm: Rau mầm bổ dưỡng hơn những hạt giống và hạt họ đậu. Lý do là bởi giá trị dinh dưỡng tăng lên gấp bội sau khi nảy mầm. Đó là sự gia tăng đáng kể của lượng protein, vitamin khi các cây họ đậu nảy mầm.
8 siêu thực phẩm bổ dưỡng bạn không nên bỏ qua
Gan: Loại nội tạng này rất phong phú chất dinh dưỡng. Gan giàu vitamin A, B, folate và khoáng chất. Ăn gan có thể giúp bạn bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và tăng khả năng miễn dịch, phòng tránh bệnh tật./.

Loại thảo dược chữa yếu sinh lý khiến hoàng đế cũng "phát cuồng"

Từ thời xa xưa, dâm dương hoắc đã được ưa chuộng như một vị thuốc bổ thận tráng dương thượng hạng.

Cho đến ngày hôm nay, loại thảo dược này vẫn chưa hết sức "nóng" bởi sự tìm kiếm của những quý ông mong muốn tìm cho mình phương thuốc hỗ trợ chuyện phòng the.
Dâm dương hoắc có tên khoa học là epimedium, thuộc họ hoàng liên gai (Berberidaceae). Loại cây này mọc nhiều ở Trung Quốc, đồng thời cũng có thể tìm thấy ở những miền rừng núi có khí hậu ôn đới.
Ở Việt Nam, dâm dương hoắc có mặt ở các tỉnh Sapa, Lào Cai, Lại Châu, Hà Giang. Các loài dâm dương hoắc ở Việt Nam chủ yếu là loại lá to, lá hình tim, lá mác... Tất cả những loại này đều được sử dụng trong Đông y với công dụng chính là trợ thận, bổ dương.
1. Dược tính:
Theo Đông y, dâm dương hoắc là loại thảo dược có vị cay, tính ôn, đi vào 2 kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, ích tinh.
Dâm dương hoắc được sử dụng rất phổ biến trong y học cổ truyền Trung Hoa. Y văn Trung Quốc có ghi lại nhiều danh y có sử dụng loại thảo dược này điều trị bệnh yếu sinh lý cho các hoàng đế, đặc biệt hiệu quả khi chữa chứng rối loạn cương dương.
Không chỉ khiến các bậc hoàng đế "phát cuồng" bởi công dụng tuyệt vời của mình, dâm dương hoắc còn được người dân Trung Quốc xưa sử dụng như một vị thuốc tăng cường sinh lực bằng cách kết hợp nước sắc của lá dâm dương hoắc với rượu vang đỏ và mực.
Bài thuốc này tuy đơn giản và dân dã nhưng rất hiệu quả trong việc giảm bớt sự mệt mỏi trong cơ thể, khiến con người cảm thấy dồi dào sinh lực hơn, đặc biệt rất hưng phấn trong chuyện phòng the.
Những nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong dâm dương hoắc chứa một lượng rất lớn chất L-Arginine - một loại chất có tác dụng kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, tăng cường sinh dục.
Đây là một loại chất rất quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu tình dục của con người. Nếu thiếu nó, nhu cầu phòng the sẽ bị giảm sút dẫn đến không còn ham muốn.
Đồng thời, trong dâm dương hoắc còn chứa rất nhiều loại chất khác có ảnh hưởng đến chức năng tình dục thông qua việc tăng lưu lượng máu trong cơ thể như alcaloid, flavonoid và saponosid, phytosterol, tinh dầu, acid béo, vitamin E...
Nhiều nhà khoa học so sánh dịch chiết từ lá cây dâm dương hoắc chẳng khác gì estrogen đem lại sự hưng phấn và giúp tăng tiết dinh dịch cho con người.
Nó không những giúp cho những quý ông có vấn đề về rối loạn cương dương cải thiện được tình trạng của mình mà còn có thể giúp cho người khỏe mạnh bình thường tăng thêm những ham muốn tình dục.
Điều đáng ngạc nhiên là dâm dương hoắc không chỉ có tác dụng với nam giới mà nó còn có những tác dụng với phái nữ giúp tăng cường quá trình gây giãn cơ trơn, tăng sự lưu thông máu và độ nhạy cảm, từ đó gia tăng sự kích thích tình dục.
Các nhà khoa học đặc biệt khuyên dùng dâm dương hoắc trong những trường hợp nữ giới giảm ham muốn, kinh nguyệt không đều hay các hội chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, đau đầu, phù nề, khô âm đạo, trục trặc trong quan hệ, không đạt được khoái cảm...
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y LONG LÂM, HÀ NỘI
LƯƠNG Y ĐẶNG THỊ LÂM
Dâm dương hoắc là vị thuốc bổ dương nổi tiếng của y học cổ truyền. Dâm dương hoắc có thể chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, tinh lạnh, muộn con, lưng đau gối mỏi, gân cốt co rút, bán thân bất toại, tay chân yếu lạnh, phong thấp, tiểu tiện bất cấm… (Theo Gia đình và xã hội)
2. Cách sử dụng:
Dâm dương hoắc tuy là vị thuốc cổ truyền nổi danh của Trung Quốc nhưng ở Việt Nam vị thuốc này cũng không hề xa lạ. Ở Việt Nam, dâm dương hoắc rất được chuộng để ngâm rượu thành một vị thuốc bổ cho cả nam lẫn nữ.
Với nam giới, người ta thường dùng dâm dương hoắc phối hợp với một vài vị khác như mao tiên, ba kích, nhục thung dung tạo thành một bài thuốc bổ thận tráng dương giúp tăng cường năng lực tình dục, phòng chống liệt dương và di tinh, mộng tinh...
Với nữ giới, có thể dùng dâm dương hoắc với tử thạch anh để làm ấm tử cung, phòng chống tích cực các chứng bệnh ở phụ nữ như thống kinh, bế kinh, băng huyết, rong kinh, khó thụ thai do thận dương hư suy.
Đồng thời, nếu bị các chứng bệnh về khớp có thể dùng dâm dương hoắc với uy linh tiên nhằm tác dụng khu phong trừ thấp, và phòng vừa trị các loại bệnh lý viêm khớp do hư lạnh cực hiệu quả.
Tuy nhiên, dâm dương hoắc trước khi đem ngâm rượu cần phải được chế biến để gia tăng công hiệu, cụ thể là sao. Có 5 cách sao dâm dương hoắc thường được sử dụng trong y học cổ truyền là sao với mỡ dê, sao với muối, dao với rượu, sao với bơ và sao không.
Liều lượng ngâm: 500g dâm dương hoắc ngâm với 5 lít rượu loại ngon.
Thời gian ngâm: Mùa xuân, hạ ngâm 3 ngày là dùng được, mùa thu, đông 5 ngày là dùng được.
Liều lượng uống: Ngày 2 lần, mỗi lần 15 - 20ml
3. Lưu ý khi sử dụng:
Loại thảo dược này không nên dùng với liều lượng cao và trong một thời gian dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như chóng mặt, nôn, khô miệng, khát nước, và chảy máu cam...
Ở liều cao có thể gây ngộ độc cấp tính khiến cơ thể xuất hiện sự co thắt và khó thở nặng rất nguy hiểm.
Những người thể chất âm hư hoặc mắc bệnh lý thuộc thể âm hư với biểu hiện như người gầy, hay có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, môi khô họng khát, thích uống nước mát, trong ngực bồn chồn không yên... không nên dùng.

Bởi vậy, cách sử dụng dâm dương hoắc tốt nhất là khi có ý kiến hoặc được sự kê đơn của thầy thuốc đông y. Không nên tự ý sử dụng và lạm dụng dâm dương hoắc để tránh những tác dụng không mong muốn.

Khi đói có “chết” cũng không được ăn những thứ này

Khi đói, nhu cầu ăn của bạn sẽ tăng lên và thường có tư tưởng “ăn đại” thứ gì đó trong nhà đang có. Tuy nhiên, đây lại là thói quen vô cùng tai hại cho bạn.

Khi đói việc ăn uống không cẩn thận sẽ khiến bạn gặp rắc rối về tiêu hóa, thậm chí là gây nên các bệnh về gan, mật, thận, dạ dày,…
Do đó khi đói bạn cần cẩn trọng trong ăn uống, nhớ mà trừ những thực phẩm này ra:
Hồng và cà chua chín
2 loại quả chín màu đỏ này có chứa lượng pectin, axit tannic cao (chất chát) kết hợp với axit trong dạ dày tạo nên chất quánh khó hòa tan, có thể kết tủa, lắng động thành sỏi dạ dày, dễ gây nên tình trạng buồn nôn, nôn mửa,…viêm loét dạ dày.
Ngoài ra ăn cà chua và hồng cón khiến lưỡi của bạn dễ kết màng, giảm độ nhạy cảm, mất cảm giác với các món ăn sau đó.
Khoai lang
Chất tannin và chất nhựa trong khoai lang sẽ khiến dạ dày tăng tiết axit, hoạt động mạnh gây nên cảm giác cồn cào, khó chịu. Điều này lý giải vì sao khi bạn ăn khoai lang vào thường có cảm giác nóng bụng.
Thực phẩm lạnh
Các thực phẩm lạnh, tính hàn nếu ăn khi đói sẽ khiến bạn bị lạnh đụng, đau bụng, làm rối loạn chức năng cơ quan nội tạng, đặc biệt có hại cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt vì nó sẽ làm tăng cơn bụng đau cho bạn.
Uống rượu
Rượu chứa chất kích thích gây hại cho nội tạng, đặc biệt trực tiếp ngay khi sử dụng đó là dạ dày. Ruột gan bạn sẽ cồn cào, dễ say hơn khi uống rượu vào lúc đói.
Gây nên cảm giác nôn nao, hạ đường huyết, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi lạnh.
Khi dường huyết hạ xuống đột ngột và quá thấp sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng hôn mê, thậm chí là tử vong do có sự kết hợp với các yếu tố môi trường xung quanh và cơ địa của từng người.
Chuối tiêu chín
Chuối tiêu chín có chứa lượng magie cao, khi đói nó càng dễ hấp thu và đẩy lượng magie, canxi trong máu lên cao gây ức chế mạch máu tim, khiến nhịp tim bị rối loạn.
Quả sơn trà và cam
2 loại quả này có chứa lượng axit cao như: Axit hữu cơ, axit tactric, axit xitric,…khi chúng đổ bộ vào dạ dày sẽ làm cho lượng axit trong dạ dày tăng lên cao đột ngột.
Đặc biệt là khi đói, đây là trường hợp khá nguy hiểm, không những không làm giảm cơn đói mà nó còn khiến bạn có cảm giác đói cồn cào nhiều hơn, gây nên chứng đau dạ dày.
Sữa và sữa đậu nành
Nhiều người nghĩ rằng sữa và sữa đậu nành thực sự rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nên uống khi nào cũng được.
Thực chất sữa và sữa đậu nành là hai thức uống rất giàu dinh dưỡng, giúp cải thiện hệ xương, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn uống sữa và sữa đậu nành khi đói sẽ khiến lượng protein chuyển hóa thành nhiệt lượng, không còn giá trị dinh dưỡng.
Đường
Đường dễ hòa tan và hấp thu vào máu nhất. Do đó, khi đói bạn ăn đường vào sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên đột ngột dễ gây chứng mất ngủ cho bạn.
Uống nước trà
Trà xanh uống khi đói sẽ khiến bạn bị cồn ruột, các hoạt chất của trà xanh khiến dịch vị của dạ dày tiết ra nhiều hơn, khiến hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng.
Đặc biệt khi đói uống với lượng lớn sẽ khiến bạn bị “say” với biểu hiện chóng mặt, chân tay bủn rủn, dạ dày co cóp liên hồi khiến  bạn thấy đói cồn cào.
Táo tàu khô
Pectin và axit tannic có trong táo tàu khô kết hợp với axit dạ dày tạo nên chất kết tủa, bón cục trong dạ dày, gây hại đến dạ dày của bạn.
Quả dứa
Các enzyme mạnh chứa trong dứa sẽ làm tổn hại đến dạ dày khi nó đang bị rỗng tuếch. Bên cạnh đó các chất dinh dưỡng của dứa cũng không phát huy tác dụng của nó khi trong dạ dày không có lượng thức ăn nào cả.
Quả vải tươi
Không những có vị chát mà vải còn chứa vị chua, lương axit dồi dào nếu bạn ăn khi đói chả khác gì đang tra tấn chính mình.
Vải sẽ làm bị say, dạ dày bị “tàn phá” nặng nề, nếu thường xuyên ăn vải khi đói sẽ khiến bạn bị đau, viêm loét dạ dày.

Vì sự an toàn của sức khỏe bạn hãy “cảnh giác” với những thứ nêu trên, quyết nói “không” với chúng nhé!

Những món bún nặng mùi khiến người Sài Gòn say mê



Sự có mặt của mắm ruốc, mắm tôm, mắm nêm hay các loại mắm cá khiến món bún khá nặng mùi, thậm chí một số người không chịu nổi.
1. Bún bò Huế
là món ăn nổi tiếng của vùng cố đô. Ngoài vị ngọt của xương, nước dùng của món ăn  còn có vị cay của ớt, thơm của sả, đậm đà của mắm ruốc.
2. Bún hến có khá nhiều thành phần. Trong đó, mắm ruốc có công dụng kết nối mọi nguyên liệu và tăng độ đậm đà cho món ăn.
Những món bún nặng mùi khiến người Sài Gòn say mê
Bún đậu mắm tôm.
3. Bún đậu mắm tôm không thuộc họ bún nước nhưng cũng hút thực khách không kém với vị ngon của mắm tôm, béo của đậu hủ chiên, thanh ngọt của rau sống.
4. Bún mọc, theo vị chuẩn của miền Bắc, ngoài dấm bỗng, nước dùng còn có một ít mắm tôm để dậy vị. Rất nhiều thực khách cũng thêm loại mắm này khi ăn.

5. Bún riêu: Nếu để ý kỹ, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy trong nước dùng của bún riêu, ngoài hương thơm đặc trưng của riêu cua sẽ là vị đậm đà của mắm tôm.
Những món bún nặng mùi khiến người Sài Gòn say mê
Bún riêu.
6. Bún đỏ còn được gọi là canh bún. Tên món ăn gắn với màu đỏ của cọng bún do được ngâm lâu trong nước dùng, hay việc món ăn này có sự tham gia của rau muống luộc. Món ăn này khiến mọi người khó có thể làm lơ vị thơm của riêu cua và mắm tôm.Bùn đỏ đặc sản hấp dẫn của Buôn Ma Thuột 35
7. Bún mắm là món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Nước dùng được nấu từ mắm cá linh hay mắm cá sặc. Món ăn này có cọng bún cọng lớn. Ăn kèm món bún này là các loại rau đặc trưng sông nước như cọng bông súng, rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, rau nhút, giá và rau diếp cá...
8. Bún cá, một loại bún khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long, được nấu từ hai loại mắm nêu trên. Điểm cộng của món này chính là các loại hải sản tươi ngon hay thịt heo quay giòn ruộm đi kèm.
Những món bún nặng mùi khiến người Sài Gòn say mê
Bún cá Sóc Trăng.
9. Bún mắm thịt quay là món nổi tiếng của Quảng Nam, hút thực khách ở hương thơm đậm đà của mắm nêm cùng những miếng thịt quay heo giòn tan, ngọt bùi của mít non luộc, cái thơm giòn của đậu phộng.
10. Num pohook
được du nhập từ Campuchia. Như tên gọi, thành phần cơ bản và tạo nên hương vị của món ăn chính là món mắm pohook, đặc sản của đất nước này. Sự kết hợp của ngải bún, sả và trái chúc... cũng khiến nước lèo có vị chua thanh thanh đặc trưng. Tại Sài Gòn, bạn có thể thưởng thức món bún này tại chợ Lê Hồng Phong.
























































Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Món ngon 5/2015.

Bánh canh vịt




































Chả lá lốt

Món này là 1 gợi ý cho những lúc ngại lên thực đơn hoặc ngại vào bếp.
1 ít thịt băm có sẵn trong tủ lạnh, nêm tẹo nước mắm, tiêu, củ hành khô bằm nhuyễn; trộn đều để 5-10′ cho thịt ngấm gia vị; cuốn trong lá lốt rồi đem rán. Thêm bát canh sấu nữa thành bữa cơm Bắc bình dân, nếu chán cơm thèm ăn bún thì thêm ít rau thơm và chén nước mắm chanh ớt, cho qua bữa những buổi trưa oi nồng nóng nực.
*Tí tì ti:
Rán Chả lá lốt không nên tiếc dầu, ngập dầu là “mẹo” để lá lốt vẫn giữ màu xanh, thịt chín vàng đều mà không bị khô, chả thơm không bị cháy khét.

Món mùa mưa

Mùa mưa. Bắt đầu bằng những cơn mưa chiều, trễ dần đến giờ cơm tối, lúc tắt đèn đi ngủ, mưa nửa đêm, rồi những trận mưa ào buổi sớm. Hết chu kỳ ấy mới hết nửa năm mùa mưa Sài gòn…
*Chuẩn bị:
– Cà tím cắt miếng vừa ăn, ngâm nước muối loãng cho bớt nhựa, rửa sạch.
– Thịt ba chỉ.
– Đậu phụ cắt nhỏ, rán vàng.
– Cà chua bổ cau.
– Hành lá tía tô thái nhỏ.
– Bột nghệ pha với 2 thìa canh nước lạnh.
*Món canh này không cần vội ăn lúc mới tắt bếp!
*Vào bếp:
– Cho chút dầu ăn vào nồi, tẹo hành tím băm nhuyễn, bỏ thịt vào xào. Thịt săn cho đậu rán, nước nghệ vào xào cùng. Đổ xâm xấp nước, nêm gia vị, nấu nhỏ lửa.
– Thịt mềm thêm nước đủ ăn, cho cà tím và cà chua vào nấu lửa vừa. Nêm gia vị. Cà chín cho hành lá tía tô vào đảo đều.










































Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm

Salad thịt bò xào tươi ngon, vô cùng bổ dưỡng này chắc chắn sẽ đem lại sự hài lòng cho những ai thưởng thức.
Mặc dù có nguồn gốc từ phương Tây nhưng món salad ngày nay dần khẳng định được vị trí của mình trong mỗi bữa ăn của gia đình Việt Nam, khi mà con người ngày càng hiểu được tầm quan trọng của rau xanh..
Salad có nhiều biến thể đa dạng, tùy từng quốc gia hay vùng miền mà thành phần nguyên liệu khác nhau. Đặc biệt, món salad trộn thịt bò xào sẽ mang lại một bữa ăn mát lành thông qua cuộc dạo chơi vị giác đầy mùi vị.
Tham khảo cách làm salad trộn thịt bò xào dưới đây.
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 4 người)
- 1 búp salad lớn
- 2 trái cà chua
- 1 củ hành tây nhỏ
- 300g thịt bò thăn
- 2 trái trứng gà
- 4 tép tỏi
- Gia vị: 60ml nước mắm; 30ml nước tương; 10ml mật ong; 10ml dầu mè; 10g bột nêm; 60g đường; 2g tiêu; Dầu ăn.
- Ớt đỏ, chanh
- Mayonnaise, tương ớt
 Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm - 1
Thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch salad, để ráo và cắt nhỏ. Đập dập, bóc vỏ, băm nhuyễn 4 tép tỏi. Rửa sạch thịt bò, cắt miếng vừa ăn, ướp cùng 1/2 lượng tỏi băm, 30ml nước tương, 10g bột nêm, 20g đường, 2g tiêu, 10ml mật ong, 10ml dầu mè.
 Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm - 2
Bước 2: Lột vỏ, rửa sạch hành tây và thái múi cau nhỏ.
Bước 3: Đặt một chiếc chảo nhỏ lên bếp, cho một ít dầu ăn vào, mở lửa nhỏ. Khi dầu nóng, thả hành tây vào xào sơ.
 Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm - 4
Bước 4: Khi hành tây chuyển trong, tiếp tục thả thịt bò vào xào, đảo nhanh khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
Bước 5: Luộc trứng gà, bóc vỏ, cắt lát mỏng. Rửa sạch cà chua, cắt lát mỏng.
 Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm - 6
Bước 6: Pha 60ml nước mắm, 60g đường, 1/2 lượng tỏi băm còn lại, 1 trái ớt cắt lát, 10ml nước cốt chanh và 40ml nước lọc để làm nước trộn salad.
 Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm - 7
Bước 7: Xếp salad, thịt bò, trứng gà, cà chua ra dĩa/tô lớn. Rưới hỗn hợp nước mắm lên và trộn nhẹ đến khi vừa ăn. Có thể dùng chung vớ mayonnaise và tương ớt. Đảm bảo món salad thịt bòxào này ai cũng phải mê.
 Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm - 8
Lưu ý: Không nên xào thịt bò quá lâu, sẽ khiến thịt bị dai.
 Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm - 9
 Salad trộn thịt bò xào ngon thế này ai cũng thèm - 10
Chúc các bạn và gia đình ngon miệng với salad trộn thịt bò xào