Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Húng Láng


Viết vào 07. Tháng 6, 2011 bởi Clock trong mục Món ngon Hà Nội, Ăn gì
Húng thơm làng Láng, quen gọi húng Láng, là một trong những sản vật nổi tiếng đất kinh kỳ Thăng Long – Hà Nội. Xưa nay, húng Láng là thứ cây gia vị đặc sắc bậc nhất, không thể thiếu trong bữa ăn bình dân hàng ngày hay yến tiệc của người Hà Nội, cũng như cư dân quanh vùng, nơi vốn được coi là sành ăn, sành mặc.
Húng Láng
Ảnh: amthuc365
Cây húng Láng lá nhỏ, thân tròn, mọc lan thành khóm. Mặt lá mầu xanh thẫm, cuống và gân lá mầu tím. Thân cây đanh lẳn, cũng tím sẫm. Hái một lá vò nhẹ trên đầu ngón tay, mùi thơm dậy, sang trọng quyến rũ. Ðặc biệt, húng Láng không thơm hắc như húng dũi, bạc hà, húng chó, ngổ… Người Hà Nội gọi chung các loại rau gia vị là rau thơm, có lẽ vì loại nào cũng có mùi thơm. Duy chỉ có húng Láng có tên là thơm, húng thơm (một loại rau gia vị được mang tên chung cả loài). Cây húng thơm quý này được trồng ở làng Láng (Hà Nội) rất lâu đời. Chỉ trên đồng đất Láng, húng thơm mới có hương vị đặc biệt ấy. Ở đồng đất khác húng vẫn sống, phát triển, nhưng… hương vị độc đáo của nó không còn nữa! Và trong những nét văn hóa ẩm thực của di sản văn hóa đậm nét Hà Nội, húng Láng nổi bật hàng đầu các gia vị rau thơm, không thể trộn lẫn và thiếu trong các món ăn của người thủ đô.
Húng Láng
Ảnh: kiemhang
Làng Láng thuộc phường Láng Thượng, quận Ðống Ða, Hà Nội. Xưa kia, làng này thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Sông Tô Lịch chảy qua bên cạnh làng, theo vòng ngoài đê Ðại La. Dân Láng đi đường bộ theo bờ sông Tô, qua cửa Bảo Khánh, vào nội thành Ðại La xưa chỉ chừng hơn cây số. Ðường thủy cũng ngược dòng sông Tô, thuyền đi vào tận phố cổ bên hồ Gươm ngày nay, hoặc theo Ðại hồ qua Giảng Võ, vào đến Quốc Tử Giám cũng chỉ một độ đường ngắn. Dân Láng đem rau, phần lớn là rau thơm vào thành bán thời trước, đều chuyên chở bằng hai con đường ấy. Ngay từ thời Lý (thế kỷ 11, Láng là một trong 61 phường của kinh thành Thăng Long… Nghề trồng rau và cây gia vị bấy giờ đã xuất hiện ở Láng. Ðến thời Trần (thế kỷ 13, phường Láng đổi thành phường Toán Viên (vườn tỏi) chuyên canh tác loại rau cung cấp cho triều đình và dân kinh thành. Dân làng Láng trồng nhiều loại rau thơm, cây gia vị, nhưng húng thơm là cây thích ứng hơn cả và thành một đặc sản lừng danh. Trong suốt nhiều thế kỷ, trên đồng đất làng Láng luôn phẳng xanh những luống thơm dài tắp, đem lại nguồn thu nhập chính cho các thế hệ người trồng rau truyền thống của làng. Cây húng Láng là niềm tự hào của họ.
Húng Láng
Ảnh: amthuc365
Ðến những năm cuối thế kỷ 20, đất nước chuyển mạnh theo hướng phát triển kinh tế thị trường. Dân Láng tăng đột biến tới chục nghìn người trong 5 năm (1992 – 1996). Ðất canh tác của làng Láng thu hẹp nhanh chóng, chỉ còn khoảng 1/10 diện tích gieo trồng trước năm 1990. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn kiên trì giữ nghề truyền thống, thủy chung với cây húng thơm.
Mỗi luống thơm (ngang 2 m, dài 10 m) trung bình hàng tháng hái được 200 – 250 mớ. Mỗi mớ húng vài chục ngọn. Thời giá năm 1997, bán buôn là 250 đồng một mớ. Khách buôn có thể bán lẻ cho người tiêu dùng từ 500 – 700 đồng một mớ. Người trồng húng Láng thu nhập thấp. Một hộ ba, bốn lao động, chăm sóc khoảng 20 luống rau, mỗi tháng cũng chỉ thu được tối đa là 300 nghìn đồng.
Nhưng những người làm vườn ở làng nghề trồng húng thơm nổi tiếng của thủ đô hết sức thận trọng, khắt khe về kỹ thuật chăm sóc những luống thơm, giữ chất lượng ổn định từng ngọn rau nhỏ bé nhưng nức tiếng gần xa suốt mấy trăm năm nay của đất và người Hà Nội.

Đượm vị thịt ba chỉ xào đậu que




Nguyên liệu
Đượm vị thịt ba chỉ xào đậu que, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, thit ba chi, dau que, dau que xao thit ba chi
120g thịt ba chỉ, thái nhỏ
200g quả đậu que (hay còn gọi là đậu đũa)
1 thìa súp dầu hào
2 thìa súp dầu mè (dầu vừng)
1 thìa súp hạt vừng (mè) trắng, rang chín
1 thìa cà phê dầu ăn.
Thực hiện
Đượm vị thịt ba chỉ xào đậu que, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, thit ba chi, dau que, dau que xao thit ba chi
Đậu tước sạch xơ hai đầu, ngâm rửa sạch rồi bẻ thành từng khúc vừa ăn, cho vào nồi nước sôi trụng sơ rồi trút ra rổ, để ráo.
Thịt ba chỉ ướp dầu hào, để ít nhất 2 tiếng cho thịt ngấm.
Đượm vị thịt ba chỉ xào đậu que, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, thit ba chi, dau que, dau que xao thit ba chi
Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào, rang qua thịt ba chỉ cho ra bớt mỡ thì thêm quả đậu vào xào cùng với thịt. Để lửa to, xào nhanh để quả đậu chín tới mà vẫn giữ được độ giòn.
Đượm vị thịt ba chỉ xào đậu que, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, thit ba chi, dau que, dau que xao thit ba chi
Tắt bếp, cho dầu vừng và hạt vừng vào, đảo đều.
Đượm vị thịt ba chỉ xào đậu que, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, thit ba chi, dau que, dau que xao thit ba chi
Món này thơm mùi dầu vừng, béo vị thịt ba chỉ, đậm đà vị dầu hào, lại có vị ngọt và giòn của quả đậu, ăn với cơm rất ngon.

Bánh đúc trộn – lạ mà quen


Viết vào 17. Tháng 7, 2011 bởi Clock trong mục Ăn gì, Đi đâu

Cô bán hàng tên Lê trên phố Đào Duy Từ niềm nở khoe về gánh hàng của mình. Gánh hàng từng được lên ti vi đôi lần và là gánh hàng quen của nhạc sĩ Trần Tiến mỗi khi ông ghé qua rạp Chuông Vàng.

Bánh đúc vốn được biết đến như một thứ quà ăn chơi. Bánh đúc chấm với tương, thêm vào một vài lát ớt đã khiến người ta xuýt xoa. Thế nhưng món bánh đúc trộn của cô thì lạ lạ. Vẫn thứ bánh đúc ăn chơi đấy nhưng giờ được chế biến, được pha trộn và được thưởng thức theo một cách khác.

 


 Bánh đúc trộn – hương vị lạ của bánh đúc thường.

Thường thì cô sẽ dùng một con dao sắc để “lạng” khối bánh đúc to thành những miếng mỏng và cho vào chiếc bát. Nhưng những hôm đã bán hết mâm bánh đúc mà khách vẫn cứ gọi “bánh đúc trộn” thì cô sẽ nhanh chóng quay sang “lạng” hết những bát bánh đúc con vốn để ăn với tương.

Chiếc bát đựng bánh đúc trộn cũng phải là loại bát tô to. “Ăn nhiều nhiều một chút mới đã, rồi còn ăn kèm thêm giá, rau sống nữa. Bát nhỏ sợ không đựng hết được”, cô bán hàng giải thích.


Bánh đúc được lạng thành những sợi mỏng nom thật ngon mắt.

Sau khi cho bánh đúc vào bát, cô nhẹ nhàng dùng chiếc muôi treo bên đòn gánh đảo quanh nồi nước dùng. Nước dùng có màu ngà ngà. Màu đặc trưng của giá chần, của lạc và vừng giã nhỏ.

Thứ nước mà khi húp ngụm đầu tiên sẽ thấy vị thanh thanh trong miệng, rồi đến vị mát và vị béo béo, ngậy ngậy. Húp xong miếng đầu tiên lại thấy thèm thèm, thấy thiếu thiếu để lại húp thêm, húp thêm và hết bán lúc nào không hay.

 

 
Nồi nước dùng được làm từ giá đỗ mát lạnh.

Giá để ăn kèm với bánh đúc trộn đã được chần qua vậy nhưng khi ăn vẫn cảm thấy được vị giòn giòn, không mềm nhũn. Những ngày hè nóng bức, cô bán hàng còn tinh ý để thêm một túi đá vào nồi. Đá làm cho thứ nước ăn kèm trở nên mát lạnh. Bưng bát bánh đúc trộn lên mà xì xụp, không nóng, không phải đổ mồ hôi, người ăn chỉ thấy mát và mát mà thôi.

Bát bánh đúc hoàn chỉnh.

Bánh đúc trộn luôn ăn kèm với rau sống, đặc biệt là rau húng, rau ngổ và kèm thêm ít thân chuối non thái mỏng. Người ăn được cay thì cho thêm vài lát ớt để bát thêm màu sắc và để xuýt xoa cho đúng điệu.

10 món ăn chơi Hà thành


Viết vào 22. Tháng 7, 2011 bởi hanoilaiv trong mục Món ngon Hà Nội, Ăn gì
Trong danh sách 100 món ngon đặc sản Việt Nam, riêng đất Hà thành đã chiếm 10 món. Những món ăn chơi này định vị chắc chắn trên bản đồ hình chữ S và đã quá quen thuộc, gần gũi với bao thế hệ người Việt.
1. Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên.
Cá làm chả thường là cá lăng tươi. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Đặc biệt nhất và cũng vô cùng hiếm hoi là chả làm từ cá Anh Vũ, bắt ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ). Không có cá lăng thì có thể dùng đến cá nheo, cá quả, nhưng cá nheo thì thịt bở hơn và cá quả thì nhiều xương dăm hơn nên không ngon bằng cá lăng. Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai bên sườn, thái mỏng, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm theo một phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất 2 giờ rồi kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả có quết một lớp mỡ cho đỡ dính). Người nướng phải quạt lửa, lật giở đều tay sao cho hai mặt đều chín vàng như nhau. Chuẩn bị ăn, người ta mới mang những kẹp chả nướng đã chín trút vào chảo mỡ – loại mỡ chó (đây là tuyệt chiêu khiến chả cá Lã Vọng nổi tiếng) sôi đặt trên bếp than hoa đặt trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt khúc. Thường người ta không dùng dầu ăn vì nhiệt độ thấp hơn và cá kém thơm hơn.
Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ (đang sôi lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Một số khách nước ngoài không ăn được mắm tôm thì thay bằng nước mắm, nhưng nước mắm ít nhiều khiến món chả cá bị giảm hương vị.
Có hai cách ăn phổ biến: Cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành và rau thì là vào hoặc cho chả cá, hành và rau vào bát, rưới nước mỡ đang sôi và dùng ngay, có thể ăn kèm với bánh đa nướng.
2. Bánh tôm Hồ Tây
Bánh tôm Hồ Tây là một trong các món ăn nổi tiếng của Hà Nội.
Tôm hồ Tây bọc bột mì cho vào chảo mỡ nóng già ngập bánh cho chín tới. Khi bánh phồng lên và ngả màu vàng có bốc mùi thơm ngậy. Gắp bánh gác lên hai que đũa xếp ngang chảo cho ráo mỡ. Ăn bánh nóng cùng với nước chấm vị chua, ngọt và cay, thêm chút dưa góp (đu đủ và cà rốt thái nhỏ ngâm giấm). Bánh tôm ăn cùng rau xà lách, có thể thêm bún rối và rất hợp với bia.
3. Bánh cuốn Thanh Trì
Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của huyện Thanh Trì. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy.
Theo đó, người ta dùng gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra. Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu… Rắc thêm hành khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.
Bánh cuốn Thanh Trì trước đây không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu rán và rau mùi.
4. Ô mai Hàng Đường
Như một nét đặc trưng, khi ra xứ Hà thành ai ai cũng muốn mang về một ít ô mai phố Hàng Đường để làm quà cho người thân như mang một chút nắng xuân, một tí làn gió mát lạnh về nhà để nhớ về Hà Nội thân thương.
Ô mai là một loại mứt, còn được gọi với cái tên quen thuộc là xí muội. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai là các loại trái cây đặc trưng của vùng như mơ, mận, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít… Nhưng, để có màu sắc và hương vị đặc trưng mang phong cách riêng, mỗi cơ sở chế biến đều có những bí quyết "độc chiêu" mang tính gia truyền. Để có sản phẩm ô mai ngon và bắt mắt, người làm cũng phải thực hiện khá nhiều công đoạn cần đến sự cẩn thận và tinh tế. Trước hết, người ta phải chọn loại quả ngon, tươi tốt không bị sâu, giập… sau đó các loại trái sẽ được rửa sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy…
Công đoạn kế tiếp là quá trình sao tẩm và chế biến thành phẩm sau cùng. Cũng từ các loại quả ấy, nhưng mỗi loại có thể chế biến nhiều món có hương vị hấp dẫn khác nhau, có loại chua, có loại ngọt, có vị vừa cay – chua – mặn – ngọt hòa lẫn vào nhau để khi thưởng thức, người ăn sẽ mãi không quên. Đôi khi chính những điều giản dị ấy đã trở thành những kỷ niệm đẹp, để rồi người ta vẫn thường ví tuổi ngây thơ là độ tuổi ô mai, là vậy.
5. Bánh cốm Hàng Than
 Nhắc đến phố cổ Hà Nội người ta không thể quên Hàng Than, con phố nhỏ có nhiều nhà hàng bánh cốm. Mỗi độ thu sang hương cốm say lòng du khách. Với những bí quyết riêng, món đặc sản này không thể thiếu trong gói quà gửi người xa xứ, cưới hỏi, giỗ chạp.
Cũng gạo nếp với đậu xanh nhưng hương vị bánh cốm thì lại khác với bất kỳ loại bánh nào. Cốm làm từ gạo nếp non, nhân gồm đậu xanh và dừa. Cả vỏ và nhân bánh đều được xào lẫn với đường, khi thưởng thức bánh khó mà biết rõ được phần nào ngon hơn.
Chế biến từ cốm để trở thành bánh cốm, quy trình không kém công phu. Cốm dùng làm bánh phải là dạng cốm già, nghĩa là lúa cắt ở thời điểm hạt đã chắc xanh, vì cốm non khi vào đường sẽ tan hết, không dùng làm vỏ bánh được. Việc rang, giã, sàng, sẩy giống như quy trình sản xuất cốm non. Cốm làm xong sấy khô, đựng vào chum vại, hoặc đóng gói thật kín cho khỏi ẩm. Khi đem làm bánh mới đổ vào nồi hay chảo.
Thường cứ 1 kg cốm đong khoảng 1,3 lít nước, trộn cho hạt cốm mềm, rồi pha tỷ lệ một đường một cốm, đặt lên bếp đun và đảo đều tay, khi gần được thì thêm ít giọt nước cất từ hoa bưởi, nhờ có tinh hoa bưởi mà bánh cốm có hương vị đặc biệt. Cái khéo là ở khâu đun cốm, nếu non thì bánh nhão, quá lửa thì bánh có mùi khét. Bí quyết để có được bánh cốm ngon, thơm hoàn toàn dựa vào thói quen và kinh nghiệm..
Hiện nay, cả dãy phố Hàng Than có đến mấy chục cửa hàng làm và bán bánh cốm, đều dùng chữ “Ninh”. Nhưng Nguyên Ninh là hiệu bánh cốm gia truyền, được nhiều người ưa chuộng.
6. Cốm làng Vòng
Về Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non. Cái thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao đó có tên gọi là “Cốm làng Vòng”. Làng Vòng cách trung tâm Hà Nội về phía Tây Bắc độ dăm cây số, gồm có các thôn: Vòng Tiền, Vòng Hậu, Vòng Sở, Vòng Trung nhưng chỉ có hải thôn Vòng Hậu và Vòng Sở là làm cốm ngon.
Đặc sản “Cốm làng Vòng” có từ lâu đời được làm từ nếp cái hoa vàng, một năm có hai vụ: vụ chiêm chỉ có cốm vào tháng tư. Vì đây là trái vụ nên cốm của vụ chiêm không mấy hấp dẫn. Muốn ăn cốm ngon phải đợi đến vụ mùa, bắt đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội.
Cốm thường được ăn cùng với chuối tiêu trứng cuốc nhưng ngon nhất vẫn là ăn với trái hồng chín đỏ. Và Thạch Lam trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường” đã ví: “Cái màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì hòa hợp bằng”.
Có thể nói thương hiệu “cốm làng Vòng” đã nổi tiếng khắp ba kỳ. Thế nhưng, những năm gần đây Hà Nội đất chật, người đông, đất làng Vòng xưa kia trồng lúa giờ đã nhường chỗ cho những ngôi nhà cao tầng. Làng Vòng sầm uất hơn, náo nhiệt hơn nhưng không còn lúa để làm cốm nữa. Mặc dù lúa nếp để làm cốm giờ phải sang làng khác hoặc ra các huyện ngoại thành mua về, nhưng người làng Vòng vẫn cố gắng để giữ công nghệ làm cốm cũ.
7. Phở
Phở là một món ăn truyền thống của người Hà Nội nói riêng và của người Việt Nam nói chung. Nó cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.
Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,… Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm,…
Nước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà và gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi,… "Bánh phở", theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.
Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay; một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20.
8. Bánh dày Quán Gánh
Nhắc đến món bánh dày, nhiều người nhớ đến địa danh Quán Gánh (Thường Tín). Chiếc bánh dày làng Quán Gánh có vị dẻo thơm của xôi nếp, màu xanh non của lá chuối, độ thơm ngậy của đậu, thịt được pha trộn cùng với những hương liệu khác mà chỉ có người Quán Gánh mới làm nên được hương vị đặc trưng đó.
Chiếc bánh dày ngon hay không, phần quyết định đầu tiên chính là ở khâu chọn gạo, đồ xôi. Gạo làm bánh phải là loại nếp trắng, dẻo thơm lấy từ vùng Hải Hậu (Nam Định), đem ngâm, đồ thành xôi. Xôi đồ vừa khéo, đủ độ để giã thành vỏ bánh dẻo thơm mà chỉ cần riêng vỏ bánh đều làm thành chiếc bánh dày chay, kẹp thêm miếng giò, người ăn đã cảm nhận được hương nếp trong từng miếng bánh quyện với vị giò thơm hương lá chuối.
Người giã gạo phải là người có sức khỏe dẻo dai, tay chày, tay cối, giã gạo ngay từ lúc xôi còn nóng, đến khi gạo thật nhuyễn, thật dẻo. Tiếng chày giã gạo mỗi sớm tinh sương từ bao đời nay đã trở nên thân thuộc với người dân làng Quán Gánh. Cùng với bánh dày chay còn có loại bánh dày nhân ngọt và nhân mặn. Bánh dày nhân ngọt và nhân từ đậu xanh xào đường. Nhiều người lại thích ăn bánh nhân mặn với đậu xanh, thêm ít thịt ba rọi, dừa và thơm mùi hạt tiêu. Mỗi loại bánh có một hương vị riêng.
9. Vịt cỏ Vân Đình
Vịt cỏ Vân Đình là giống vịt được thả trên các đồng chiêm của huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Vào mùa mưa, nước ngập trắng đồng, hàng trăm chú vịt nhởn nhơ bơi lội, chạy đua với thời gian để lớn nhanh trước khi cánh đồng cạn nước. Không được vỗ béo bằng cám, bằng bột tăng trọng mà tự kiếm ăn từ những hạt lúa còn sót lại, từ những chú giun, dế béo tròn, hớp cái khí trời lồng lộng trên cánh đồng mênh mông nên giống vịt này lớn nhất cũng chỉ khoảng 1,2-1,3kg một con. Sống giữa thiên nhiên, lớn lên nhờ thiên nhiên, vị thơm ngon đặc biệt của vịt cỏ ruộng đồng chiêm trũng Ứng Hòa này không vùng nào sánh được.
10. Giò chả Ước Lễ
Giò, chả Ước Lễ nổi tiếng ngon và được nhiều người ưa chuộng. Cũng bấy nhiêu công đoạn: chọn thịt lợn nạc, giã, tẩm mắm tiêu, gói, luộc; nhưng giã ra sao, mắm tiêu thế nào để khi cầm miếng giò bỏ vào miệng hưởng được cái vị ngọt, thơm, dai, giòn… chứ không bở bục, bã hoặc nhàn nhạt… không phải ai cũng biết cách.
Từ thịt lợn chế biến ra bao nhiêu món ăn khác, ăn mãi rồi cũng chán; riêng giò Ước Lễ thì không thế. Chả thế mà ở nhiều chợ các bà, các cô mua từng lạng ngồi ăn vã ngay tại mẹt hàng. Ngày xưa và cho mãi tới những năm 80 của thế kỷ XX, giò, chả là món ăn cao sang, đắt tiền và khoái khẩu. Cỗ bàn, đặc biệt là cỗ cưới hay dịp Tết không có đĩa giò, đĩa chả không sang. Đi với cơm tám, nó thành đặc sản, người Ước Lễ mở thành những hiệu rất đông khách ở Hà Nội từ đầu thế kỷ trước.

Xôi Hà thành – Một miền kí ức


Viết vào 05. Tháng 10, 2011 bởi Cố Hương trong mục Món ngon Hà Nội, Đồng hồ
Không phải là người thủ đô, nhưng  Hà Nội đã  trở thành một phần kí ức trong tôi suốt những năm tháng học đại học. Một Hà Nội chớm thu  trong hương cốm xanh nồng nàn, những buổi mùa đông cùng lũ bạn lê la hàng khoai hàng ốc. Và, một Hà nội trong tiếng rao giữa đêm khuya vắng lặng “Ai xôi, bánh khúc đi…”
>>Những cái tên trên "bản đồ" ẩm thực Hà Nội
>>Mùa ổi Đông Dư
alt
Ảnh:blog.yume.vn
Sẽ không quá nếu nói xôi là một thứ quà vặt Hà Nội mà ít ai chưa một lần thưởng thức. Xôi thì miền quê nào cũng có nhưng chỉ ở Hà nội, xôi mới thêm cơ hội để khoe muôn màu sắc và hương vị. Mỗi loại xôi lại có vị đặc trưng riêng mà khi nếm thử một lần để rồi nhớ mãi… 
alt
Ảnh:hoi.noi.vn
Xôi được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Những hạt gạo tròn căng thơm mát, sóng đều. Cách làm truyền thống nhất là đem ngâm gạo trong nước vài giờ đồng hồ cho hạt gạo nở, sau đó đãi sạch và trộn với một chút muối cho đậm đà. Tùy từng loại xôi mà trộn thêm những nguyên liệu phù hợp để tạo nên màu sắc và hương vị đặc trưng rồi tiếp đó đem vào chõ để đồ. Cách làm xôi ngày nay khá đa dạng, tùy theo từng loại xôi và kinh nghiệm riêng của người nội trợ mà có cách chế biến xôi khác nhau nhưng vẫn giữ được hương vị vốn có của xôi.
alt
Ảnh:quehuongonline.vn
Người sành ăn xôi không thể không nhắc đến món xôi làng Kẻ Gạ. Có người nói, xôi Kẻ Gạ ngon một phần là nhờ vào nguyên liệu làm xôi. Đó là gạo lấy từ những cánh đồng Phú Thượng, chỉ trồng toàn giống nếp cái hoa vàng và nếp dâu keo – thứ gạo đầu bảng để nấu xôi. Cùng với  bí quyết thổi xôi gia truyền mà xôi Kẻ Gạ có vị ngon đặc biệt hơn hẳn.
alt
Ảnh:saga.vn
Sáng sớm, vội vàng một gói xôi của chị đầu ngõ nhanh tay trao cũng giúp ta thêm sinh lực để bắt đầu ngày mới. Lúc rảnh rỗi ngồi nhâm nhi, nhìn bàn tay chị  thoăn thoắt thái đậu xanh đồ chín, nhuyễn, mịn thành  những lát mỏng tang mà lòng đầy háo hức. Những hạt nếp dẻo thơm cuộn tròn trong màu xanh của lá sen, đượm thêm sắc vàng như nắng mai của những lát đậu và kèm thêm đó là thìa mỡ lẫn hành khô đã phi chín vàng. Và, ai đã từng nếm thử những hạt xôi dẻo căng, mỡ màng và ngọt bùi ấy, có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên được.
alt
Ảnh:my.opera.com
Muốn thưởng thức xôi không khó bởi các bà các chị bán xôi luôn tận tình phục vụ chúng ta. Từ chiếc xe đẩy đến chiếc thúng nhỏ được đội trên đầu của những người bán xôi dạo đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống tấp nập hôm nay. Đôi lúc ta vô tâm không để ý, nhưng có lúc chợt giật mình trong tiếng rao khuya “Ai xôi đê…”

Bánh tôm hồ Tây – nặng lòng người xa xứ


Viết vào 21. Tháng 10, 2011 bởi Cố Hương trong mục Món ngon Hà Nội, Ăn gì
Đón thằng bạn từ Liên Xô du học trở về, tôi đã hí hửng nghĩ ngay đến việc bắt cậu chàng đi một vòng quanh hồ Tây cho đến khi mỏi nhừ cả chân và cái bụng cồn cào đói rồi mới đưa cu cậu vào ăn ở nhà hàng bánh tôm để cho đã cái sự thèm thuồng sau bao năm ở nơi xứ người.

Ảnh: vongquanhvietnam
Bao năm xa quê, với nó là bấy nhiêu nhớ nhung về đất nước. Nó nhớ lắm những chiều đi phủ Tây Hồ cùng mẹ, nghe tiếng chuông chùa văng vẳng… Và quên sao được những giây phút cùng lũ quỷ sứ chúng tôi tụ tập ăn bánh tôm cho đến no căng mới xoa bụng đi về…

Ảnh: skkuvn
Chừng năm năm trở về trước, khung cảnh những bà hàng rong quẩy bánh tôm bán còn theo thơm nồng các ngõ phố ven hồ Trúc Bạch, hồ Tây (Cổ Ngư) hay ở cổng trường Bảo Hộ trên đường Thụy Khuê. Bánh tôm giờ chỉ còn thấy ở trong nhà hàng. Không còn bóng dáng của những bà hàng rong chao bột, tẩm tôm, với đông đúc trẻ con, người già vây quanh hồi hộp, thèm thuồng chờ những mẻ bánh vớt ra khỏi chảo mỡ. Nét xưa ấy dẫu chìm khuất đâu đó nhưng trong cảm nhận của người Hà Nội, món ngon ấy đã lắng sâu vào tiềm thức đến khó phai nhòa.

Hồ Tây khi hoàng hôn – Ảnh: blog.360.yahoo
Men theo con đường vào phủ dài chừng 1 km, những hàng bánh tôm san sát như lời mời khách vãn cảnh chùa thưởng thức tinh túy của trời nước hồ Tây. Nét văn hóa ẩm thực ấy đã nên duyên trong lòng thực khách. Thưởng thức bánh tôm Cổ Ngư, nhâm nhi vài ngụm bia nhỏ, ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống trên mặt hồ mà thấy phong cảnh hữu tình đến lạ!
Công thức làm bánh tôm không cầu kỳ nhưng vô cùng tinh tế. Trứng vịt đánh đều trong bột mì và bột năng cho đến khi sền sệt, để chừng 30 phút là mang ra dùng được. Những lát khoai lang xắt sợi phải ngâm qua nước muối loãng để mất chất nhựa. Muốn bánh ngon thì phải chọn tôm hồ Tây thì thịt mới ngọt. Tôm được rửa sạch, cắt bớt râu, chân, ướp trong gia vị hạt nêm và tiêu thơm cho ngấm đều rồi cho vào chảo mỡ phi hành tỏi xào cho tới khi chuyển màu là vừa.

Ảnh: muivi
Thằng bạn tôi hứng thú nhất là lúc được xem bà hàng cho bánh vào chảo. Đun dầu nóng đến khi sôi lăn tăn, dùng muôi trũng múc hỗn hợp bột khoai, xếp hai con tôm lên trên nhúng muôi vào chảo dầu, rán vàng giòn rồi mới vớt ra để ráo dầu. Nhìn mà đã thấy thèm thuồng, cồn cào trong bụng. Cái ngọt của tôm cùng với cái giòn giòn, ngầy ngậy của bánh và vị khoai thơm nồng hòa trong vị chua, cay, mặn, ngọt của nước chấm, dưa góp mà thấy ngất ngây nơi đầu lưỡi. Sướng vô cùng khi tận hưởng từ từ cảm giác bánh tan trong miệng quyện hòa với cái sần sật, chua chua, ngọt ngọt của dưa góp và thả mình trong cái thoáng đãng của khí trời, cái rộng rãi của mặt hồ mà ngỡ lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Ảnh: tintuc.datviet
Trong nhịp sống hối hả, biết bao người đã bỏ lại phía sau những nét tinh tế của nghệ thuật ẩm thực. Nhưng cùng với thời gian, phong cách thưởng thức bánh tôm vẫn còn vẹn nguyên như tâm hồn người Hà Nội: thanh tao, nhẹ nhàng mà níu lòng khách thập phương, người xa xứ tìm về…

Bún đậu


Viết vào 29. Tháng 10, 2011 bởi Lan Bùi trong mục Món ngon Hà Nội, Ăn gì
Ở Hà Nội, cho đến tận bây giờ vẫn còn phổ biến một món ăn hết sức dân dã, đơn giản – món bún đậu.
Món bún đậu dân dã bởi chỉ có bún, đậu phụ chấm mắm tôm và dưa chuột, một ít rau mùi. Không chỉ vậy, chỗ đứng của món bún đậu khi được bày bán lại càng khiêm tốn hơn. Thật khó mà kiếm cho ra chúng trong các thực đơn của những nhà hàng, trong các quán ăn hơi sang trọng hay chỉ tươm tất một chút. Chỗ đứng của bún đậu chỉ là những gánh quà rong lê la bên lề đường. Sang trọng lắm chỉ là những hàng quán chật chội. Ở đó, người ăn ngồi trên những chiếc ghế lúp xúp, món bún đậu bày trên những chiếc bàn
thấp lè tè…
bundau1.jpg
Giữa chốn Hà thành, bún đậu như một cô gái quê mùa,chân chất nhưng lại có sức thu hút lạ lùng. Ở Hà Nội, có những quán,những gánh bún đậu không bao giờ ngớt khách như những hàng bún đậu ở ngõ Phất Lộc phố Hàng Bạc, ở phố Phạm Đình Hổ… Buổi trưa mà ra trễ một chút là hết chỗ, chỉ có nước đứng chờ những người đến trước ăn xong đứng dậy để xí lấy một chỗ. Mà lạ, hầu như người ta chỉ ăn bún đậu vào buổi trưa, không mấy ai ăn buổi sáng hoặc buổi chiều. Hỏi thăm, có người giải thích: Món bún đậu nhẹ bụng, ăn buổi trưa để chiều về có đói còn ăn được nhiều cơm. Nghe ra cũng có lý.
bundau2.jpg
Một đĩa bún, một đĩa đậu phụ rán, một chén mắm tôm vắt chanh thật nhiều đánh lên cho sủi bọt, người thích ăn cay thì cho thật nhiều ớt. Thêm một đĩa rau gồm dưa chuột, kinh giới, rau mùi là tròn trịa một món ăn. Gắp một ít bún cho vào chén, lấy một miếng đậu phụ chấm vào chén mắm tôm, cố ý chấm nhiều vào một chút để khi bỏ miếng đậu vào chén, mắm tôm còn thấm bớt qua bún. Gắp thêm một lát dưa chuột, mấy lá rau mùi. Cố ý ăn làm sao để khi nhai trong miệng luôn có cả bún, cả đậu, cả rau. Lẫn trong vị mặn dễ chịu của mắm tôm là vị bùi, vị béo của đậu phụ rán, vị ngon trong trẻo của bún là một vị ngọt không thể giải thích được. Có người ghiền món bún đậu, ngẫm nghĩ mãi về vị ngọt này mới đưa ra lời giải đáp hết sức khoa học: Có lẽ vị mặn của mắm tôm giúp miệng tiết ra thật nhiều nước bọt. Chính lượng nước bọt này mau chóng thuỷ phân tinh bột trong bún,trong đậu thành đường manto tạo ra vị ngọt trên.
bundau3.jpg
Món bún đậu ngon, nhờ vào miếng đậu thật nóng chấm với mắm tôm. Đậu phụ miếng nhỏ bằng hai đầu ngón tay. Người ăn gọi tới đâu người bán rán tới đó. Có người chỉ thích ăn những miếng đậu rán thật vàng, thật giòn, nhưng cũng có nhiều người chỉ thích ăn đậu phụ rán sơ, nóng thật nóng nhưng thật mềm. Gần đây, có lẽ thấy món bún đậu đơn giản quá nên có nhiều nơi tìm cách nâng cấp như cho thêm nem chua, có nơi bán chung với giò heo, giảcầy… nhưng chưa được mấy người chấp nhận.

Bánh trái miền Nam

Đặc sản tiêu biểu ở Miền Nam
By Mai/Y Nguyên
Thuở nhò, trưa hè tôi thường leo cây ổi trước nhà đọc sách, trái nào gần thì hái ăn, thỉnh thoảng bày trò leo trèo thám hiểm với bạn trong xóm, lục lọi những lùm, bụi, hàng rào đi tìm những cây trái có thể ăn được, nào là khoai mở rừng,  nấm rơm, măng non, rồi chùm bao, lá vang…và những loại trái mà nhiều người không biết rỏ, lớn lên với hành trang của tuổi học trò tôi đi ăn tạp khắp miền đồng bằng sông Cửu long, để rồi sau này cái tình thâm quyến luyến ấy kết tinh thành tình yêu một cô gái Cẩn Thơ.  Xin gởi bài viế t này- dựa theo ký ức với tham khảo trên Internet-cho người bạn đời và các bạn như một chút quà của quê hưong.
Loại trái đặc biệt của miển Nam
Trước nhất là trái nhản lồng dại, mà tôi không thấy ít ai nói tới, gọi là nhản lồng nhưng là loại trái hoang, lúc sống màu xanh, chin màu vàng, trong có hột, ngọt lờ lợ,, không có “cơm” nhiều, khác với trái nhản lồng (chùm bao) và nhản trồng, Nhản trồng có nhiều rất thơm khi chín, nhiều cơm , cây khá lớn, trái phải bọc lại trong lổng bằng tre, hay bao bố nếu không bị chim ăn hết. Nói đến chuyện này tôi nhớ chuyện đi ăn cắp nhản. Nhà tôi cũng có trồng một cây nhản nên tôi biết gia đính  tôi quý nó như thế nào, nhưng bạn tôi thôi thúc rủ rê mãi tôi cũng mềm lòng.  làm chuyện này vui , mạo hiểm mà được ăn tha hồ, vả lại nhà bà mười Két trong xóm có trồng rất nhiều,  mất trộm chút đỉnh, chắc không sao. Thế là tôi theo bọn nó.  Một hôm đợi trời tối cả lủ hẹn nhau lén lúc men theo rào, rồi xé rào vào sân nhà bà, biết trước bà không nuôi chó nên lọt vào êm xuôi, tôi có nhiệm vụ đứng dưới đất chụp lồng nhản từ trên quăng xuống, mọi chuyện đang trôi chảy bổng có người trong nhà mở cửa , ánh đèn hắt ra, hai  thằng bạn  khôn hồn ngồi trên cây im phăng phắc còn tôi thiếu điều muốn tè, tay ôm đầy  bao nhiêu  bao nhản. Cửa đóng lại hú vía, , tôi bảo tụi bạn đủ rồi nhảy xưống, bổng cửa nhà lại mở lần nửa thể là tụi nó nhảy xuống cùng tôi chạy bán sống bán chết,  tìm chổ không ai thấy, không ai theo  mà chia nhản, khổ nổi lúc chạy có thằng lọt vào vũng nước dơ, hôi thúi nên phải tìm chổ rửa thế là phải chạy vào nhà tôi. May quá để ý, tụi  tôi dùng gáo múc nưóc từ cái lu cạnh giếng mà rửa . Xong rồi tụi tôi ra cổng chia nhản ăn đả , chưa xong,  nhản ăn đả vừa ăn lại vừa canh  nhưng vẩn không hết,  phải dấu tiệt chứ ai biết được thì chỉ có đường chết , rồi mấy bao nhản không, phải quăng đi đâu. Cuối cùng mổi thằng phải đem dấu một mớ, còn bao nhiêu thì dấu trên mái cổng tìm cách thủ tiêu sau.

Trái chùm bao.
Chùm bao cũng còn gọi tên khác như nhãn lồng, lồng đèn, lạc tiên là loại dây dại mọc hoang ở hang rào trước nhà tôi,  cũng thấy mọc ven  đường quê hoặc bờ rào,  trái màu xanh được bao bằng lưới , chín trở màu vàng có vị chua chua chua ngọt ngọt, trong có nhiều hột như hột của trái trứng cá.  Chim chóc rất thích loại trái này, có câu ca dao “Chim Quyên ăn trái nhản lồng thường, lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi”
Nấu canh với đọt dây chùm bao nghe nói giúp trị bịnh mất ngủ?
Nhàn lông
Trái bần
 Cây bần không cao, rậm, xanh mướt quanh năm mọc đầm mình dọc những bờ sông nước mặn. Trái bần hình bong vụ (con quay) hơi dẹp, dáng  giông giống như trái hồng dẹp còn xanh. Lần nào đo tắm sông gần cầu Bính lợi  cũng hái Bần sống ăn với muối ớt đem theo , có vị chua và chát, lúc chin thì ngọt lờ lợ.
trái bần
Trái bình bát
Bình bát là loại dây leo mọc hoang ở hang rào trong xóm, lá hình ba góc bầu màu xanh đậm trái giống như dưa chuột, nhỏ cỡ ngón tay út
Còn loại bình bát cây thì trái hơi tròn, màu vàng lúc chin bên trong có nhiều hột to đen như hột trái mẳng cầu .

Trái lý
Cây lý trồng trong sân nhà,  giống cây mận (đào)  nhưng hoa to rực rỡ hơn, trái lý  tròn trịa hơn mận, không xốp, giòn ngọt ngào, mùi thơm rất đặc biệt.
trai-lytrái lý
Trái xay
Còn gọi là trái sa lông lớn bằng đầu ngón tay út , vỏ da cứng có màu nhung đen, cơm bên trong mềm và ngọt, hình cây trái xay chỉ mọc nơi vùng cao.
trai xay salong
Trái ô môi
Trái ô môi dài, cong, màu da đen  , sần sùi, gút mắc, cứng như khúc cây, nhìn ngoài không hấp dẩn.  Khi ăn phải  vạt hai bên trái, chừa lại hai sống hai bên,  đẩy nhẹ hai sống so le, gỡ ra từng miếng tròn đường kinh khoảng 20mm mà ăn. Ô môi có vị ngọt, vỏ hột ô môi ngâm nước sẻ mềm, có thể nấu chè ăn rất ngon.
Hoa trái ô môio moi
Trái điệp
Trái điệp nhỏ cỡ quả đậu hòa lan, khi tách vỏ,  phần ăn được là lớp cơm mỏng bao quanh hột màu xanh phỉa bên trong.
trái điệp
Trái keo
Trái  keo vỏ mềm cong vòng khúc mắc, bên trong trái hình bầu dục, lớp cơm hơi nhớt nhưng có vị ngọt , nếu còn hơi sống hơi chát chát . Đường Chi Lăng nay là Phan Đăng Lưu  (còn biết là đường Hàng Keo) xưa có trồng nhiều cây keo, khu vực này cũng gọi là khu Hàng  Keo, nơi đây có một cơ quan  ai cũng biết đến gọi là bót Hàng Keo, nếu bị kéo vào đây là có chuyện lớn rồi.
trái keo
Trái me
Me  có loại chua và loại ngọt, me có thể ăn sống, rốt, chin  hay ngào đường, được dùng như là một loại gia vị để nấu chua , canh chua, nước sốt chua. Có người chế biến nước me thành nước uống. Hột me được bé gái làm trò chơi búng đủa ,  hột me ngâm lâu, nấu cho mềm lột vỏ nấu chè hột me ăn với nước dừa rất ngon
Đường Saìgòn ngày xưa nhất là ở quận nhất có nhiều hàng me. Đường Hàm Nghi với những hàng me, khi có gió to me rơi rụng , nhặt ăn rất ngon !
Đường Nguyển Văn Học nay là Nơ trang Long cũng trồng me có xen với Điệp va Phượng Vĩ, còn đâu tiếng ve kêu và hoa phượng đỏ , đó đây có những cô cậu bé cắp sách tung tăng nhặt me theo những cơn giông nhẹ.  Kỷ niệm không bao giờ phai nhòa theo năm tháng !
trái meme

Trái Hồng Quân
Có người gọi bồ quân, mồng quân, gia đình tôi gọi là hồng quân vì nó thích hợp hơn cả, lúc còn non trái xanh chua và chát, lúc chín có màu tím đỏ thường khoảng mùa tựu trường. Cây Hồng Quân khó trồng và thân cây có gai nhưng không nhiều, nhà tôi cho dây thanh long mọc quấn theo thân cây nên lúc trái hồng quân chính loáng thoáng với  hoa thanh long trông rất đẹp.
Cây hồng quân rất sai trái nặng trỉu trên cành mong manh , lá nhò rất sạch và đẹp. Trái hồng quân giống như cục đạn bi nên trè em và các cô bé rât thích.
Trái còn xanh, ăn rất chua và chát, nhiều người ăn chấm với muối ớt
Trái chin từng chum trông rất đẹp. Có thể hái  nó lúc gần chin (gọi là chin hờm) rồi vò trong tay thì ăn ngọt. Nếu chin thì ngọt hơn, khi ăn thì cũng nên vò sơ sơ, cơm phía trong ngọt và có hột. Ăn nhiều thì đi cầu, quá độ có thể bị táo bón. Đặc biệt các cô còn nhỏ tuổi thích hồng quân lắm, nhưng khéo chứ hồng quận dính quần áo thì giặt khó ra.

Cây Hồng Quân
trái Hồng quân- mồng quân- chùm quân
Trái Hông Quân chưa chin màu xanh, chin màu hồng.
Trái chùm ruột
Cây chùm ruột trong sân nhà tôi rất sai trái nhưng không mấy người ăn vì chua quá, cây thấp lè trái đeo kín chi chít khắp các cành, trái giòn có vị chua nên thường được ăn với muối ớt  . Chùm ruột chua ngâm vói đường muối ăn rất ngon. Chùm ruột làm mứt cũng rất ngon vì có vị ngọt lẩn với vị chua.
chùm ruột
Trái Lucuma
 Đây là một cây trái khá lớn trong sân, lá xanh đậm một bên, còn một bên có màu sa pô chê. Còn gọi là likima , có người gọi là trái trứng gà, gọi màu trứng gà thì không đúng lắmvì lúc chín vỏ bên ngoài từ xanh chuyển sang vàng bên trong thì thịt màu vàng ửng , ăn rất ngọt thịt giống như trái bơ, ăn rất ngán. Hột to bên trong màu đen bóng láng. Bông lucuma nhỏ , rất đẹp giống rất  đồ trang sức nên các cô bé nhỏ thich làm xâu chuổi đeo.
lucuma loại tròn còn sống
Trái sê ri, sơ ri
Trái còn sống thì chua, chín có vị ngọt, màu hồng đỏ tưoi, tròn , đường kính khoảng 10mm, có hai ba hột cứng . Hình dáng bên ngoài giống trái chùm ruột.
trái se ri

Trái chùm bát
Trái chùm bát trái này chim hay ăn. Ăn vào ngọt , cũng là trái dại ít người trồng
trá chùm bát

Trái thanh trà
Hình dáng và bên trong y chang trái xoài nhỏ ăn vào chua chua ngọt ngọt. Thấy bán nhiều ở Cần Thơ, Vỉnh Long…
trai thanh trà
Trái trứng cá
Một loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10m  7-12 m với các cành xếp chồng lên nhau, lá rủ có mép khía răng cưa.  Khi ra bông màu trắng, trái chín màu hồng đỏ nhạt, giống trái sơ ri, vị ngọt, trong ruột chứa nhiều hột nhỏ giống như trứng cá
trứng cá
Trái Sim
Cây sim thường mọc thành rừng trên đồi cao rất đẹp mắt.  “Những đồi hoa sim Ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt”  Hoa  sim có màu tím, trái bằng đầu ngón tay út và khi chín trái có màu tím đen thẩm , cơm của trái sim mềm và bở vị sim ngọt lờ lợ, có xen lẫn vị chát và có thể dùng làm rượu.
Trái sim khô thường có bán trong các chợ,  chung với trái xay
trái sim khô
Trái sim khô
Trái dừa nước
Dừa nước mọc trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Dừa nước rất thường gặp dọc theo bờ biển và các cửa sông ở miền Đồng bằng song Cửu long, đặc biệt xứ dừa Bến Tre
Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25-30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thuỷ triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi.
Cơm dừa nước để ăn và lá để lợp nhà hay làm củi, không mấy ai biết đến kỹ thuật rút nhựa dừa nước từ cuống hoa để nấu đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cất cồn và một số loại sản phẩm có giá trị khác trong khi đó lại là nguồn thu nhập ít có hiệu quả nhất của dừa nước. Sản lượng đường dừa nước trung bình 20,3 tấn/ha cao hơn so với đường mía (khoảng 5 đến 15 tấn/ha). (theo Wikipedia)
cay dua nưoctrái dừa nước
Trái vú sửa
Vú sửa là loại cây trái to, có nhiều loại và nhiều màu (căn bản trắng,tím,hồng) ngày xưa trong Nam còn gọi vú sửa màu tím là hồng nhung.
Trái vú sửa tròn trịa đường kính khoảng 5-8cm,  lúc chín cơm vú sửa thơm và nhiều nước…sửa. Nếu cắt ngang trái vú sửa sẻ thấy cơm có hình ngôi sao.  Trái vú sửa có mủ nên lúc ăn phải để ý, cách ăn dể nhất là cắt vú sửa làm hai rồi dùng muổng mà ăn
vu sua tímvu sua trang


Trái điều (đào lộn hột)
Cây cao từ khoảng 3m đến 9m. Lá mọc so le, cuống ngắn. hoa nhỏ, màu trắng có mùi thơm dịu. Trái hình thận dài khoảng 2-3cm . Trái khô, không tự mở, vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ hay  vàng. Do vậy người ta thường cũng gọi là đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả). Hột điều rất béo và có chứa dầu.
Trai dieu lon hot









Một vài loại bánh đặc biệt ở miền Nam

Lúc còn khoẻ, má tôi rất khéo nội trợ,  bà thích bày biên nấu ở nhà vừa rẻ lại vừa ngon, vừa vui, vì có sự tham gia của nhiều người nhất là dịp Tết đến, vừa ăn lại vừa biếu cho nữa. Sau này bà lớn tuổi nên thường nấu chia với người dì ở cùng xóm.  Trong các loại bánh được nhắc đến chỉ có loại bánh chao là má tôi chưa làm bao giờ. Lúc còn thơ tôi thường phải canh chừng nấu bánh hàng giờ ngoài sân trước, những kỷ niệm gia đình khó phai, nhất là phải canh bánh đến khuya trong ánh lửa bập bùng và mùi khói bay trước Têt
Bánh Tét
Bánh tét  chỉ được gói và nấu trong dịp Tết nên khởi thủy được gọi là Bánh Tết, sau này bị nói trại ra là bánh Tét

Bánh cúng
Khởi thủy bánh này được gọi là bánh cuốnvì lá chuối phài cuốn hình ống tròn  dài cỡ gang tay người lớn trước khi  bỏ bột gạo pha vào (nước cốt dừa, muối, đướng, đậu) thường dùng để cúng  “cô hồn” rằm tháng bảy hoặc cúng tổ tiên trong những ngày giỗ chạp ở miền Nam nhất là  miền Đồng bằng sông Cửu Long cùng với bánh tét, bánh ít…”.
banhcungct



Bánh cấp
Loại bánh thường được dâng cúng cùng lúc với bánh cúng . Khởi thủy có tên là bánh cặp vì cứ hai cái úp mặt vào nhau rồi cột dây thật chặt. Nguyên nliệu thì cũng giống như bánh cúng
bánh cúng bánh cấp
Bánh cay
Bánh này làm bằng khoai mì , có pha ớt, bỏ muối đường chiên vàng ăn  mặn mặn cay cay rất ngon !
bánh cay
Bánh rế
Bánh rế là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang sắc ra thật mỏng thành sợi,  đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế… Bánh là đặc sản của nhiều nơi như Sóc Trăng, Phan Thiết…
bánh rế
Bánh hỏi
Khởi thủy là bánh xổi, hấp nóng hổi vừa thổi vừa ăn, lâu ngày biến thành bánh hỏi

Bánh Chao
Bánh chao thường được làm từ bánh trung thu cũ. Nhờ đã qua một lần nướng, các loại nguyên liệu đều đã thấm đường nên khi nhồi với chao, bánh ra đúng vị bánh chao mặn mặn ngọt ngọt, lại thoang thoảng mùi hành lá nướng rất ngon. Nếu làm trực tiếp từ bột như cách bên, nên để bánh thật nguội hoặc để vài ngày cho bánh dịu rồi mới nhồi chao nướng thì sẽ ngon hơn. Món bánh chao đặc biệt này nên làm từ bánh trung thu, càng cũ càng ngon. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng bánh trung thu hư, mốc để làm bánh vì không thể loại bỏ được độc tố từ nấm mốc, không bảo đảm sức khỏe.
bánh chao
Bánh thửng,
 bánh thuẫn
Hai loại bánh hấp này  cũng từa tựa như bánh bong lan và loại muffin của các xứ da trắng nói tiếng Anh, như hình thức bên ngoài thì khác hẳn



Bánh  thửng



Bánh cam bánh vòng
Bánh cam miền Nam làm bằng bột pha (gạo, nếp, nổi) , sau khi nhồi dẻo rồi có thể uốn dẹp vo tròn có nhưn bằng đậu xanh có trộn đường , sau đó được chiên lên.
Bánh vòng chỉ có bột dẻo kéo dài rồi khoanh tròn lên chiên chừa lổ trống ở giữa.
Ngày xưa người ta hay rao bán “ai ăn bánh cam bánh vòng hôn”  vì hai thứ bánh này hay bán chung với nhau.
.
Mai/Y Nguyên