Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Cảnh báo: Đừng hâm nóng 6 loại thực phẩm sau, chúng sẽ đầu độc cả gia đình bạn

Khi có thức ăn còn thừa lại sau mỗi bữa ăn, hầu hết các gia đình đều thực hiện hâm lại để dùng cho bữa tiếp theo. Đó là một cách tiết kiệm hiệu quả cho cả nhà, tuy nhiên, có một số thực phẩm tuyệt đối không nên hâm nóng vì chúng sẽ gây hại cho cơ thể chúng ta.
Thật khó tin nhưng có một số loại thực phẩm bổ dưỡng, lành mạnh nhưng khi được hâm nóng lại, chúng có thể là mối nguy hiểm với cả gia đình. Trước tiên, chúng sẽ mất chất dinh dưỡng ngay sau khi hâm nóng lên. Sau đó, chúng có thể sinh ra một số chất độc gây hại.
Dưới đây là danh sách 6 loại thực phẩm không nên nấu dùng ăn cả ngày và hâm lại vào bữa ăn tiếp theo:
Rau bina (cải bó xôi)
Rau bina (còn gọi là cải bó xôi).
Hâm nóng cải bó xôi thực sự không an toàn và bạn không bao giờ được thực hiện điều đó. Loại rau này chỉ nên ăn ngay sau khi được nấu chín. Lí do giải thích cho điều này chính là các nitrat được tìm thấy trong rau bina. Khi chúng ta hâm nóng chúng, các nitrat biến thành nitrit - chất có khả năng cao gây ung thư.  
Cần tây
Cần tây.
Cần tây rất hay được sử dụng cho nấu canh, nấu lẩu và xào thịt bò rất bắt miệng. Tuy nhiên, cần tây cũng giống hệt với cải bó xôi, chúng cũng chứa thành phần nitrat và cũng có thể chuyển hóa thành nitrit gây ung thư khi được hâm nóng.

Nếu bạn nấu món ăn có cần tây, hãy vớt chúng ra trước khi hâm nóng để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. 
Củ dền

Củ dền (củ cải đường).
Củ dền cũng là một trong những thực phẩm có chứa nitrat và nó rất có hại, phá hủy cơ thể nếu được hâm nóng. Chỉ nên nấu củ dền vừa đủ cho món canh dùng trong 1 bữa, tránh hâm lại vào bữa tiếp theo.
Trứng
Hâm nóng trứng chiên hoặc luộc sẽ khiến cho các lợi khuẩn trong đường ruột bị mất đi, đó là lí do không hâm nóng trứng.
Gà là món ăn đặc biệt nguy hiểm cho cả nhà nếu chúng còn dư lại qua ngày hôm sau. Thịt gà để qua ngày sẽ gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa, bởi cấu trúc protein trong chúng đã thay đổi sau 24 giờ. 
Thịt gà.
Tốt nhất, bạn không nên hâm lại thịt gà. Nếu bạn muốn hâm vì nhiệt độ quá lạnh, hãy hâm trên bếp lửa thật nhỏ trong thời gian dài. Không nên mở lửa lớn vì chúng đẩy nhanh quá trình thay đổi cấu trúc protein.
Nấm
Nấm là thực phẩm gây rủi ro cao nhất cho sức khỏe khi hâm nóng lại. Chúng phải được ăn nóng sau khi chuẩn bị và chấp nhận ăn lạnh vào bữa tiếp theo. Khi bạn hâm nóng nấm, nghĩa là bạn đặt cả gia đình vào nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa, thậm chí có thể gặp vấn đề về tim mạch.
Các loại nấm.
Hãy ghi nhớ 6 thực phẩm trên tuyệt đối không hâm nóng, chúng ta chỉ nên cân nhắc số lượng thức ăn vừa đủ cho một bữa. Như vậy là cách tốt nhất để bảo vệ gia đình bạn trước nguy cơ bị đầu độc do thực phẩm.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Làm giò heo ngâm giấm ớt thơm cay giữ chồng 3 ngày Tết

 - Có món giò heo ngâm chua cay mặn ngọt mà bì giòn sần sật để nhâm nhi ngày Tết thì đảm bảo ông xã nhà bạn sẽ chẳng còn muốn la cà nhậu nhẹt ở đâu nữa. Nhất cơm vợ nấu mà!

Miếng giò heo trắng thơm lừng mùi sả, cắn 1 miếng cảm giác ngay độ giòn sần sật và vị chua ngọt đặc trưng, nhai vài lần lại thấy vị cay nhẹ lan tỏa trên đầu lưỡi, hấp dẫn vô cùng. Đây là món không thể thiếu trong dịp Tết này bạn nhé!
Làm giò heo ngâm mắm ớt thơm cay giữ chồng 3 ngày Tết
Giò heo ngâm giấm ớt thơm cay hấp dẫn.
Nguyên liệu
+ 2 móng giò heo (tức phần nhỏ của đùi heo)
+ 1 củ hành tây
+ 5-6 lá chanh thái chỉ
+ 4 củ hành tím
+ 5 tép tỏi
+ 5-6 trái ớt
+ 1 nhánh sả thái nhỏ
+ 500 nước giấm gạo hay giấm táo
+ 300 gr đường
+ 100 ml nước lạnh
+ 1 muỗng canh muối = 20 gr
Làm giò heo ngâm mắm ớt thơm cay giữ chồng 3 ngày Tết
Thực hiện
Bước 1: Cho giấm, đường và muối vào nồi nấu sôi với lửa nhỏ cho đến khi đường tan thì tắt bếp. Sau đó để nước giấm, đường thật nguội.
Bước 2: Giò heo chặt miếng bỏ hết phần móng. Luộc sơ qua nước sôi 4-5 phút rồi đổ ra rổ, xả qua nước lạnh cho trôi hết chất bẩn.
Tiếp theo bạn nấu 1 nồi nước với vài lát gừng + 2 nhánh sả đập dập + 3 cục nhỏ đường phèn + 1muỗng cà phê muối +1 thanh quế hay lá nguyệt quế... Khi nước sôi cho giò heo vào hầm khoảng 1 tiếng hoặc lâu hơn để giò heo chín (đừng hầm giò heo quá chín sẽ không ngon). Khi giò heo chín vớt ra ngâm vào tô nước đá lạnh 2 phút cho giò có độ giòn rồi vớt ra rổ để ráo.
Làm giò heo ngâm mắm ớt thơm cay giữ chồng 3 ngày Tết
Bước 3: Sả chẻ dọc thân, lá chanh thái chỉ và ớt cắt lát mỏng.
Làm giò heo ngâm mắm ớt thơm cay giữ chồng 3 ngày Tết
Bước 4: Giò heo cùng các nguyên liệu còn lại phía trên cho hết vào âu /tô to trộn đều. Sau đó đổ nước giấm đường vào ngâm ít nhất 10 tiếng là có thể thưởng thức.
Làm giò heo ngâm giấm ớt thơm cay giữ chồng 3 ngày Tết
Món giò heo ngâm giấm ớt vừa để "chống ngán" cho ngày Tết, vừa để ông xã nhậu lai rai với bạn bè là hợp lắm đấy! Chắc chắn mùi thơm, độ giòn và hương vị chua cay, giòn ngọt của miếng móng giò heo ngâm sẽ tạo ấn tượng cho bất cứ ai được thưởng thức.
Chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Cách làm giò lụa chay đơn giản, ngon cơm

– Cách làm giò lụa chạy rất đơn giản. Tuy nhiên, khi làm giò lụa chay các bạn nên đặc biệt chú ý đến khâu nêm nếm gia vị để tránh nêm quá nhạt giò sẽ không ngon, rất khó ăn.
Nguyên liệu:
Tàu hũ ki lá (hay còn gọi là váng đậu, phù trúc): 500 gam
Tỏi tây: 1 củ
Gia vị: Muối, đường, hạt tiêu, bột nêm
Lá chuối, dây buộc
Cách làm giò lụa chay đơn giản, ngon cơm - Ảnh 1
Cách làm giò lụa chay:
Sơ chế nguyên liệu:
Ngâm tàu hũ ki lá trong nước ấm khoảng hai mươi phút cho mềm, sau đó vớt ra xả sạch.
Luộc tàu hũ ki lá trong nước sôi khoảng 20 phút đến mềm thì vớt ra, để ráo nước. Nhưng cũng đừng để tàu hũ mềm quá, khi thực hiện món chay sẽ không được hoàn hảo.
Cách làm giò lụa chay đơn giản, ngon cơm - Ảnh 2
Tỏi tây lấy phần củ trắng bóc vỏ thái thật mỏng rồi phi thơm.
Cho đường và muối vào tàu hũ ki, để trong khoảng 15 phút cho ngấm, sau đó vắt thật khô. Tiếp đó, cho tiêu, bột nêm và tỏi tây đã phi thơm vào trộn đều. Lưu ý, gia vị bạn nên nêm nếm vừa vặn theo khẩu vị của gia đình, chớ nêm nhạt giò sẽ rất khó ăn.
Lá chuối bạn rửa sạch, để ráo, lau khô rồi đeo hơn lửa cho héo.
Cách làm:
Bước 1: Trải lá chuối ra, để tàu hũ ki đã trộn đều lên đó. Bó tròn lại, cố gắng bó thật chặt tay. Sau đó lấy dây buộc xung quanh. Có thể bọc thêm một lớp giấy nhôm ở bên ngoài nếu cần thiết.
Cách làm giò lụa chay đơn giản, ngon cơm - Ảnh 3
Bước 2: Cho gói giò chay vừa gói xong vào nồi nước sôi, luộc khoảng một tiếng đồng hồ. Sau đó vớt ra để nguội, cắt thành các khoanh vừa ăn, bóc bỏ lớp lá chuối và xếp ra đĩa thưởng thức thôi nào.
Cách làm giò lụa chay đơn giản, ngon cơm - Ảnh 4
Như vậy là món giò lụa chay đã hoàn thành. Các bạn có thể thấy cách làm giò lụa chay cực kỳ dễ, nguyên liệu cngx vô cùng đơn giản. Món ăn này thích hợp cho những người ăn chay, trẻ nhỏ cũng như ăn xen trong bữa cơm Tết giúp tránh ngán.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Cách làm bắp bò luộc ngũ vị không bị dai

Cách làm bắp bò luộc ngũ vị nghe qua có vẻ đơn giản nhưng bạn cần một số bí quyết nhất định để thịt bò thơm, ngọt thịt mà không bị dai.
Cách làm bắp bò luộc ngũ vị mà mình giới thiệu dưới đây hết sức đơn giản. Bắp bò luộc ngũ vị với từng miếng bắp bò mềm, thơm mùi gia vị, ăn rất lạ miệng và hấp dẫn. Món này có thể dùng làm món ăn chơi để lai rai cùng bia hoặc dùng làm món ăn chính trong bữa cơm gia đình đều rất hợp. Chẳng mất nhiều thời gian chế biến nên thi thoảng các bạn hãy làm món bắp bò luộc ngũ vị cho cả nhà thưởng thức. Chắc chắn  món ăn sẽ làm cả nhà phải tấm tắc khen ngợi.
Cách làm bắp bò luộc ngũ vị không bị dai
Nguyên liệu làm bắp bò luộc ngũ vị
Bắp bò luộc ngũ vị
- Thịt bắp bò: 500gr
- Sả: 2 cây nhỏ

- Hoa hồi: 2 bông to (4-5 bông nhỏ)
- Quế: 1 thanh nhỏ cỡ ngón tay út
- Tiêu hạt: 1 thìa cà phê
- Gừng: 1 mẩu nhỏ cỡ ngón tay cái
- Hạt nêm, mắm, tương ớt, đường, chanh, ớt
Cách làm bắp bò luộc ngũ vị
Bắp bò luộc ngũ vị
Bước 1: Bắp bò rửa sạch, ướp với 1 thìa cà phê hạt nêm.
Bắp bò luộc ngũ vị
Bước 2: Rửa sạch quế, hồi và hạt tiêu rồi cho vào chảo đặt lên bếp rang qua cho thơm.
Bắp bò luộc ngũ vị
Bước 3: Sả và gừng rửa sạch, đập dập.
Bắp bò luộc ngũ vị
Bước 4: Cho bắp bò vào nồi, thêm quế, hồi, hạt tiêu rang thơm và gừng, sả đã đập dập. Thêm 1 thìa canh mắm, đổ nước ngang bằng ½ thịt rồi đặt nồi bắp bò lên bếp luộc lửa nhỏ khoảng 20 phút là bắp bò chín. 
Cách làm bắp bò luộc ngũ vị không bị dai
Bước 5: Thái bắp bò thành những lát mỏng to bản, xếp vào đĩa.
Cách làm bắp bò luộc ngũ vị không bị dai
Khi chọn mua bắp bò để luộc nên chọn mua bắp bò hoa hoặc lõi rùa vì hai loại này có phần thịt mềm, lại có lẫn phần gân ăn giòn, nhìn cũng đẹp hơn vì phần gân tạo thành vân cho miếng thịt. Bạn có thể chấm bắp bò luộc ngũ vị cùng tương ớt hay nước mắm gừng pha chua ngọt, đều rất ngon.  
Chúc các bạn thành công với món bắp bò luộc ngũ vị.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Bỏ bữa sáng và những tác hại khôn lường

-Cơ thể mệt mỏi, tăng cân, tiểu đường... là những ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe dành cho những ai lười ăn sáng.

Cơ thể mệt mỏi 


Hình minh họa. (Nguồn Internet)
Hình minh họa. (Nguồn Internet)


Bỏ qua bữa ăn sáng sẽ làm cho sự chậm trao đổi chất của cơ thể khiến bạn có cảm giác mệt mỏi, ăn đều các bữa khiến quá trao đổi chất được nhịp nhàng, không ảnh hưởng tới việc đau dạ dày mà còn giúp cơ thể bạn luôn tỉnh táo và năng động.
Ảnh hưởng tới hormone
Việc bỏ qua bữa ăn sáng có ảnh hưởng tới hormonem sự thay đổi hormone làm tăng lượng cortisol trong cơ thể khiến bạn luôn cảm thấy có cảm giác stress, căng thẳng, việc bỏ bữa sang cũng khiển lượng insulin trong cơ thể gia tăng rồi giảm đột ngột từ đó dẫn tới các vấn đề về đường huyết, tụt huyết áp.
Tăng cân

Hình minh họa. (Nguồn Internet)
Hình minh họa. (Nguồn Internet)

 Bỏ ăn sáng sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và cảm giác no của cơ thể, khiến bạn ăn nhiều hơn và dự trữ nhiều calories hơn. Đồng thời, bỏ bữa sáng cũng khiến cơ thể mệt mỏi và uể oải, do đó bạn sẽ lười vận động hơn. Cuối cùng, tất cả những yếu tố trên đều góp phần khiến cân nặng của bạn tăng một cách nhanh chóng.
Ảnh hưởng tới tâm trạng
Không ăn sáng không chỉ làm rối loạn hormone mà còn khiến bạn mệt mỏi. Cả hai yếu tố này đều khiến cho tâm trạng của bạn tụt dốc. Nếu muốn bắt đầu một ngày làm việc tràn đầy hứng khởi, tốt nhất bạn không nên bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày này.
Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
Trường đại học sức khỏe cộng đồng Harvard tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm ra mối tương quan giữa thói quen ăn uống và sức khỏe. Nghiên cứu kéo dài trong 6 năm với sự tham gia của 46.289 phụ nữ. Kết quả của cuộc nghiên cứu rất đáng kinh ngạc: Những phụ nữ có thói quen nhịn ăn sáng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với những người ăn sáng đầy đủ. Đáng lo ngại hơn, chị em trong độ tuổi làm việc nếu bỏ bữa sáng sẽ tăng 54% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Hại dạ dày
Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.

Những tác hại của dưa chua tới sức khỏe

-Dưa chua là món ăn ưa thích của người Việt và là món ăn dân dã phổ biến trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, dưa chua có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Ẩn chứa nhiều vi khuẩn


Hình minh họa. (Nguồn Internet)
Hình minh họa. (Nguồn Internet)


Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Trong môi trường muối dưa, vi khuẩn gây bệnh sống được khoảng 9 giờ, các ký sinh trùng không sống được quá 10 ngày.
Gây hại cho dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày nếu ăn chua nhiều, bệnh sẽ nặng hơn, dẫn đến đau nhiều và có thể tổn thương dạ dày nhiều hơn. Nếu ăn chua khi đói, lượng acid trong dạ dày tăng cao, kích thích bộ phận này tiết ra nhiều dịch vị, gây cảm giác khó chịu và buồn nôn
Nguy cơ gây ung thư


Hình minh họa. (Nguồn Internet)
Hình minh họa. (Nguồn Internet)


Khi ăn dưa muối, dịch vị trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitric tác động vào các thực phẩm có chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, mắm… để tạo thành một hợp chất là nitrosamine, có thể gây ung thư. 
Gây bệnh tiểu đường, cao huyết áp
Do một số loại dưa chua có lượng muối khá cao, vì vậy những người bị cao huyết áp nên tránh. Một số dưa chua cũng phải bổ sung đường, do đó không thích hợp với những người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường.
Nguy cơ tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ
Đa số các món muối chua đều sử dụng rất nhiều muối để ngăn chặn các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men hay nấm mốc phát triển. Vì thế, việc ăn nhiều thực phẩm này đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều muối, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ và đau tim.

Những bộ phận của gà tuyệt đối không nên ăn

-Phao câu gà, gan, cổ gà... là những bộ phận thường được coi là ngon và được sử dụng nhiều khi ăn thịt gà. Tuy nhiên ít ai biết rằng chúng sẽ gây hại cho cơ thể ra sao nếu ăn nhiều những bộ phận này.

Gan gà
Gan gà là bộ phận có nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng. Do vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ không nên ăn nội tạng của gà.
Phao câu

Hình minh họa. (Nguồn Internet)
Hình minh họa. (Nguồn Internet)


Đây là phần sau cùng của thân gà, tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật. Phao câu còn có một nốt nhỏ nhú lên, là nơi gà thường dùng mỏ lấy chất dịch béo ở đây để trau chuốt bộ lông bóng mượt, tăng thêm vẻ đẹp lại có tác dụng bảo vệ cơ thể không bị thấm nước khi gặp sương, mưa.  Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây sẽ có nguy cơ khiến trẻ bị ung thư nếu ăn quá nhiều và thường xuyên.
Phao câu ăn mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ không có lợi cho cơ thể. Nhiều người quan niệm bộ phận này có tác dụng đẹp tóc. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Các bác sỹ thường khuyến cáo người dân không nên ăn nhiều phao câu (5-6 cái), nhất là trẻ em để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cổ gà
Phần cổ gà rất ít thịt nhưng là tập trung nhiều mạch máu và hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết lại là nơi tập trung nhiều độc tố, có thể là các chất độc có trong quá trình cho gà ăn thức ăn chăn nuôi có chứa kích thích tố đọng lại ở cổ. Do đó nếu mẹ cho bé gặm cổ gà chính là mẹ đang nạp chất độc vào người con.
Mề gà

Hình minh họa. (Nguồn Internet)
Hình minh họa. (Nguồn Internet)

 Mề là một trong những bộ phận chúng ta luôn thích ăn vì có độ giòn rất đã miệng, tuy nhiên đây lại là một bộ phận chứa nhiều vi khuẩn gây hại do là nơi tiêu hóa thức ăn của gà. Ngay cả khi chúng ta xử lý chúng bằng muối và nước sôi thì bạn cũng không thể loại bỏ hết vi khuẩn nơi đây.
Da gà
Da gà là mới có chứa nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao, lại có hàm lượng chất gây ô nhiễm lớn. Tuy nhiều trẻ thích ăn da gà nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cho con ăn thịt gà bỏ da là tốt nhất.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

4 loại rau củ trở nên ngon “bất thường” trong tháng 11

Điểm mặt một số loại rau củ trở nên hấp dẫn hơn vào khoảng thời gian cuối năm khi thời tiết trở nên lạnh giá.


Tháng 11 là thời điểm thời tiết bắt đầu trở lạnh, là thời điểm của sự tàn úa, héo hon cho rất nhiều loại cây cối. Tuy nhiên đây lại là khoảng thời gian ưa thích của một số loại rau củ, khiến chúng trở nên ngon lạ thường.

*Bài viết dựa trên quan điểm của chuyên gia ẩm thực Tara O’Brady, tác giả cuốn sách “Seven Spoons: My Favorite Recipes for Any and Every Day”.

1. Rau cải

Tháng 11 là tháng tuyệt vời cho các loại rau cải. Theo O’Brady, tiết trời se lạnh của tháng 11 sẽ giúp “chế ngự” vị cay đặc trưng trong loại thực phẩm này.

Cụ thể, thời tiết lạnh sẽ khiến một số phân tử carbohydrate trong rau cải bị phân hủy thành đường đơn, do đó rau cải vào thời điểm này sẽ có vị ngọt.

151113sprout01-d532c

Một trong những loại rau "hưởng lợi" nhiều nhất trong tiết trời này là cải Brussels. Đây là một loại rau cải trông giống cải bắp, có chứa hàm lượng axit folic và vitamin K rất cao. Những thành phần này sẽ giúp chúng ta bổ sung máu, đồng thời đóng vai trò là chất chống oxy hóa hiệu quả, góp phần ngăn ngừa ung thư. 

2.  Cà rốt


Tháng 11 cũng là mùa của các loại củ, đặc biệt là cà rốt. Trong điều kiện thời tiết se lạnh, các loại củ thân rễ như cà rốt, củ cải... sẽ có một cơ chế giúp chúng sống sót, đó là chuyển hóa tinh bột thành đường.

101115kpraucu3-02365

Cụ thể, ở những nơi có nhiệt độ cực thấp, khả năng hấp thụ nước sẽ giảm đi đáng kể, do đó cà rốt sẽ thực hiện cơ chế chuyển đổi tinh bột thành đường nhằm tích trữ nước bên trong cơ thể.

101115kpraucu4-02365
Củ cải cũng trở nên ngon ngọt hơn trong tiết trời này

Cơ chế này cũng giống như việc trộn muối vào tuyết để tuyết tan, vì hỗn hợp nước muối có nhiệt độ đóng băng thấp hơn. Tương tự như vậy, nhiệt độ đóng băng của nước đường cũng thấp hơn, giúp rau củ sống sót qua mùa đông. Nhưng điều này cũng vô tình khiến vị của cà rốt vào thời điểm này ngọt và ngon hơn hẳn.

Dù ở Việt Nam nhiệt độ vào mùa đông không quá lạnh, nhưng cũng đủ để gây "đột biến" nhẹ trong cà rốt.

3. Tỏi tây

Theo chuyên gia ẩm thực O’Brady, tỏi tây về bản chất cũng là một loài thực vật thân rễ, do đó chúng cũng sẽ có cơ chế giống cà rốt và củ cải, tức là có vị ngon ngọt hơn vào tháng 11.

101115kpraucu7-02365

Tỏi tây là nguồn dồi dào vitamin C, B6 (pyridoxine), vitamin K, và các yếu tố vi lượng như mangan, sắt... Trong đó, Vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và tổng hợp collagen - chất duy trì sự đàn hồi của da. Vitamin B6 lại có chức năng giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả. 

Vitamin K trong tỏi tây thì giúp tăng cường quá trình đông máu cũng như quá trình trao đổi chất của xương, đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.

4. Hành tây


Giai đoạn này cũng là khoảng thời gian những củ hành tây trở nên “sung mãn” nhất trong năm.

151113sprout02-59eac

Trong thời gian này, thời tiết lạnh sẽ làm cho đất không cần tích trữ nhiều nước để nuôi cây như mùa nóng. Do đó những củ hành sẽ trở nên cứng cáp, săn chắc, từng thớ hành dày dặn hơn và chứa hàm lượng nước thấp hơn.

Ngoài ra, hành tây cũng có cơ chế khá giống với cà rốt và tỏi tây, đó là khả năng chuyển hóa carbohydrates thành đường, nên thời điểm này chúng cũng có vị khá ngọt.

151113sprout03-1ff0f

Hành tây là một trong những loại thực phẩm không chỉ ngon trong chế biến mà còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là cảm cúm. Bên cạnh đó, hành tây có chứa một số chất có tính kháng khuẩn mạnh, có thể tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm nguy hiểm như E. coli và Salmonella - hai loại khuẩn đường ruột.