Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

Có phải rau răm là kẻ thù của "chăn gối"?

Không rõ từ đâu dẫn đến định kiến ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải ăn kèm rau răm vì rau răm giảm bớt ham muốn tình dục do trứng vịt lộn gây nên? Vì vậy, cây rau thơm mỏng manh này suốt bao lâu nay phải chịu tiếng là kẻ thù của “chuyện ấy”. Hành trình đi tìm sự thật bắt đầu.
Tất cả vẫn đang chỉ là truyền miệng, chưa được xác minh. Nhưng hậu quả là một số trong giới mày râu ngại rau răm có trong những món ăn truyền thống không thể thiếu rau răm như các món: Thủy, hải sản (nghêu sò, hến luộc, xào, nấu canh…; cá bống thệ kho (đặc sản xứ Huế); chả rươi, thịt rùa xé phay…).
Với miền Bắc, thịt gà nói chung ăn với lá chanh, nhưng trong bún thang phải có rau răm. Còn ở miền Nam, nhiều món gà phải có rau răm, đặc biệt trong món gà hấp răm thì tuyệt vời và răm trong gà hấp đó thì còn “trên tuyệt vời”. Có nhiều đấng mày râu đã sẵn sàng chịu giảm “chuyện ấy” để được khoái khẩu với các món hấp răm này (nếu thực sự rau răm làm giảm “chuyện ấy”).
Rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cầm tả lỵ. Bản thảo cương mục nói: Rau răm trừ độc trong tôm cá. Nam dược thần hiệu nói: Trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa).
Các sách về sau còn dùng rau răm để trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt. Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai. Người dân Campuchia cũng dùng rau răm làm gia vị, ngoài ra còn dùng để lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn…
Rau răm là một trong số rau thơm chủ yếu ở dạng tươi, có lẽ để phát huy thành phần tinh dầu có trong rau răm. Tinh dầu có lẽ là chất chủ công để rau răm đóng vai trò là một trong các loại rau thơm gia vị, rau răm kích thích ăn ngon miệng, sẽ ăn được nhiều và như thế dễ dẫn đến kết quả “ăn no ấm cật, dâm dật suốt đêm”. Nghĩa là rau răm có tác dụng: Tráng dương chứ không phải giảm sút như định kiến? Còn trong sách mới của tác giả Tây y thì nói, rau răm sáp tinh tức là cố tinh, bền tinh cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm góp phần kéo dài cuộc truy hoan sung mãn.
Một số thực đơn có rau răm sáp tinh:
Trứng lộn rau răm: Rau răm làm giảm mùi tanh, tiêu thực và sáp tinh. Có thể uống thêm chút rượu bia để dẫn thuốc thì càng mạnh.
Châu chấu rang thơm ngon nhưng kích dục, hãy thêm rau răm.
Cháo thịt dê, tỏa dương, cần thêm rau răm. Thịt dê và tỏa dương đều bổ dương. Rau răm khử mùi, tiêu thực và sáp tinh.
Lẩu cá kèo: Cá kèo bổ thận. rau răm chống hoạt tinh.
Nhuyễn thể (nghêu, sò, hến) luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm. Rau răm còn tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.
Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm. Con rươi có tính hàn. Thêm vỏ quýt và rau răm để giảm tính hàn.
Thịt gà với người miền Nam lại thích ăn với rau răm. Trong món bún thang Hà Nội và gỏi lòng gà đều có rau răm.
Canh thịt bò rau răm: Thịt bò thái nhỏ, rau răm thái vụn, cà chua.
Gỏi bò rau răm (bò khô): thịt bò khô, đu đủ ương thái chỉ, rau răm, dầu giấm, tương ớt.
Các món gỏi hoặc nộm đều có rau răm để tăng khẩu vị và tiêu thực.
Cá bống thệ là đặc sản của người Huế: món này gồm cá bống thệ, thịt ba chỉ, rau răm và gia vị. Trong món này, rau răm còn khử mùi cá tanh và tiêu thực.
Các chất bổ dương thường kích thích tình dục, gây xuất tinh sớm. Kết hợp với rau răm để chậm xuất tinh, kéo dài thời gian giao hợp, làm chậm không có nghĩa là gây suy giảm.
Không rõ từ đâu dẫn đến định kiến ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải ăn kèm rau răm vì rau răm giảm bớt ham muốn tình dục do trứng vịt lộn gây nên? Vì vậy, cây rau thơm mỏng manh này suốt bao lâu nay phải chịu tiếng là kẻ thù của “chuyện ấy”. Hành trình đi tìm sự thật bắt đầu.
Tất cả vẫn đang chỉ là truyền miệng, chưa được xác minh. Nhưng hậu quả là một số trong giới mày râu ngại rau răm có trong những món ăn truyền thống không thể thiếu rau răm như các món: Thủy, hải sản (nghêu sò, hến luộc, xào, nấu canh…; cá bống thệ kho (đặc sản xứ Huế); chả rươi, thịt rùa xé phay…).
Với miền Bắc, thịt gà nói chung ăn với lá chanh, nhưng trong bún thang phải có rau răm. Còn ở miền Nam, nhiều món gà phải có rau răm, đặc biệt trong món gà hấp răm thì tuyệt vời và răm trong gà hấp đó thì còn “trên tuyệt vời”. Có nhiều đấng mày râu đã sẵn sàng chịu giảm “chuyện ấy” để được khoái khẩu với các món hấp răm này (nếu thực sự rau răm làm giảm “chuyện ấy”).
Rau răm có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cầm tả lỵ. Bản thảo cương mục nói: Rau răm trừ độc trong tôm cá. Nam dược thần hiệu nói: Trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa).
Các sách về sau còn dùng rau răm để trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt. Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai. Người dân Campuchia cũng dùng rau răm làm gia vị, ngoài ra còn dùng để lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn…
Rau răm là một trong số rau thơm chủ yếu ở dạng tươi, có lẽ để phát huy thành phần tinh dầu có trong rau răm. Tinh dầu có lẽ là chất chủ công để rau răm đóng vai trò là một trong các loại rau thơm gia vị, rau răm kích thích ăn ngon miệng, sẽ ăn được nhiều và như thế dễ dẫn đến kết quả “ăn no ấm cật, dâm dật suốt đêm”. Nghĩa là rau răm có tác dụng: Tráng dương chứ không phải giảm sút như định kiến? Còn trong sách mới của tác giả Tây y thì nói, rau răm sáp tinh tức là cố tinh, bền tinh cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm góp phần kéo dài cuộc truy hoan sung mãn.

 Chưa có bằng chứng cho thấy rau răm ảnh hưởng chuyện chăn gối
Chưa có bằng chứng cho thấy rau răm ảnh hưởng chuyện chăn gối
Một số thực đơn có rau răm sáp tinh:
Trứng lộn rau răm: Rau răm làm giảm mùi tanh, tiêu thực và sáp tinh. Có thể uống thêm chút rượu bia để dẫn thuốc thì càng mạnh.
Châu chấu rang thơm ngon nhưng kích dục, hãy thêm rau răm.
Cháo thịt dê, tỏa dương, cần thêm rau răm. Thịt dê và tỏa dương đều bổ dương. Rau răm khử mùi, tiêu thực và sáp tinh.
Lẩu cá kèo: Cá kèo bổ thận. rau răm chống hoạt tinh.
Nhuyễn thể (nghêu, sò, hến) luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm rau răm. Rau răm còn tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.
Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm rau răm. Con rươi có tính hàn. Thêm vỏ quýt và rau răm để giảm tính hàn.
Thịt gà với người miền Nam lại thích ăn với rau răm. Trong món bún thang Hà Nội và gỏi lòng gà đều có rau răm.
Canh thịt bò rau răm: Thịt bò thái nhỏ, rau răm thái vụn, cà chua.
Gỏi bò rau răm (bò khô): thịt bò khô, đu đủ ương thái chỉ, rau răm, dầu giấm, tương ớt.
Các món gỏi hoặc nộm đều có rau răm để tăng khẩu vị và tiêu thực.
Cá bống thệ là đặc sản của người Huế: món này gồm cá bống thệ, thịt ba chỉ, rau răm và gia vị. Trong món này, rau răm còn khử mùi cá tanh và tiêu thực.
Các chất bổ dương thường kích thích tình dục, gây xuất tinh sớm. Kết hợp với rau răm để chậm xuất tinh, kéo dài thời gian giao hợp, làm chậm không có nghĩa là gây suy giảm.

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Người khôn chọn mua thịt bò ở phần nào?

(Ảnh minh họa)
Mỗi phần thịt trên cơ thể bò đều có những đặc điểm, công dụng khác nhau trong bữa ăn...
Cách phân chia các phần thịt
Một con bò gồm 2 bên, phân chia bằng xương sống. Mỗi bên lại có thể chia làm đôi, tính từ chiếc xương sườn thứ 12 và 13, gồm phần tư phía trước và phần tư phía sau.
Những phần mềm, dễ cắt nhất của bò chính là xương sườn và thịt thăn, những bộ phận nằm cách xa sừng và móng nhất. Ngược lại, cơ vai và cơ chân lại là những bộ phận dai nhất do phải vận động thường xuyên.
Dine Out xin giới thiệu về đặc tính riêng biệt cũng như công dụng của từng phần thịt bò khác nhau.
Phần tư thân trước:
1. Nạc vai (chuck/rib eye)
(Ảnh minh họa)
Đây là phần giữa nách, xương vai và chân phía trên. Thịt nạc vai thường dai vì gồm nhiều mô nối. Tuy nhiên, chính điều này đã làm thịt nạc vai phù hợp để làm những món hầm như bò hầm và bò nướng. Do có nhiều mỡ, nên có thể sử dụng để xay nhuyễn, làm thịt bò viên...
2. Sườn (rib)
(Ảnh minh họa)
Những chiếc xương sườn bò nằm ở giữa sẽ được dùng để nấu các món sườn bò nướng truyền thống hoặc món bò hầm kiểu Pháp. Xương sườn giữa khá mềm nên cũng thích hợp để làm cả các món chiên.
3. Ức (beef brisket/nạm bò)
(Ảnh minh họa)
Ức bò hay nạm bò là những phần thịt có lẫn gân, hay được tên gọi dân dã là "bạc nhạc". Khi ninh nhừ thì sẽ gọi là nạm. Ức bò khá dai, thường dùng để hầm hoặc làm thịt bò muối.
Phần nhiều mỡ và gân hơn thường được gọi là gàu, phần luôn xuất hiện trong bát phở truyền thống của Việt Nam.
4. Thịt ba chỉ (nạm bò)
(Ảnh minh họa)
Loại thịt này rất phù hợp để nấu lẩu, còn phần sụn nếu hầm cũng sẽ rất ngon.
5. Thịt chân giò / thịt bắp (shank/shin shark)
(Ảnh minh họa)
Chân giò của bò thường dai và có nhiều mô nối, được dùng làm các món ăn Ý hảo hạng như món osso buco (được chế biến bằng cách ninh những khúc thịt phía trên móng với cà chua, vỏ cam, cần tây, hạt tiêu…).
Người Việt còn chia thịt bắp của chân trước và chân sau.
- Bắp rùa: phần bắp nhỏ, nằm giữa lõi cái bắp đùi to ở chân sau.
- Bắp hoa: bắp nhỏ nằm ở chân trước.
Nhiều người sành ăn cho rằng bắp rùa mềm hơn bắp hoa. Ở Việt Nam, bắp rùa có giá thành cao hơn bắp hoa.

Phần thân sau:
6. Thăn vai (short loin)
(Ảnh minh họa)
Lưng bò là nơi cho những miếng thịt ngon nhất. Phần thịt này ngon nhất là để nướng lò.
7. Thăn ngoại (sirloin)
(Ảnh minh họa)
Cũng là phần thịt mềm, hợp làm các món nướng để ăn trong những bữa tiệc ngoài trời (barbecue).
8. Thăn nội (tenderloin)
(Ảnh minh họa)
Phần ngon nhất của một con bò, được cắt ra từ phần lưng phía trong, đặc biệt là ở phần cuối thắt lưng. Nó thích hợp để chế biến món bít tết dày, và chỉ nên dùng để làm các món khô như hấp hay nướng vỉ.
9. Thịt hông/sườn bò (flank)
Thịt hông thường được ướp trước để bớt dai khi nướng. Tốt nhất, thịt hông nên được sử dụng để làm món ninh hay bò viên.
10. Thăn mông (topside)
(Ảnh minh họa)
Thịt mông là phần nạc nhất của thịt bò, tốt nhất nên dùng để nấu cháo thịt bò cho trẻ nhỏ.