Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Cá đuôi kiếm, cá hồng kim

Cá đuôi kiếm có nhiều tên gọi như cá hồng kim, cá hoàng kiếm... Nét nổi bật nhất chính là thanh kiếm dưới thùy đuôi của chúng, chiếc đuôi này không phải là vũ khí mà chỉ là vật trang trí giúp cá trống nổi bật hơn trong mắt những con cái mái.

1. Giới thiệu thông tin chung cá đuôi kiếm

- Tên khoa học: Xiphophorus hellerii Heckel, 1848

- Bộ: Cyprinodontiformes (bộ cá sóc)

- Họ: Poeciliidae (họ cá khổng tước)

- Tên tiếng Việt khác: Hồng kiếm; Đuôi kiếm.

- Tên tiếng Anh khác: Red swordtail; Green swordtail.

- Nguồn gốc: Cá nhập nội từ thập niên 50, hiện đã sản xuất giống phổ biến trong nước

- Nguồn cá: Sản xuất nội địa

- Số kiểu hình: 2

Hình ảnh cá đuôi kiếm
Cá Cảnh

Video cá hoàng kiếm, cá hồng kim sinh sản

2. Đặc điểm sinh học cá đuôi kiếm

- Phân bố: Một số vùng châu Mỹ và châu Phi …

- Chiều dài cá (cm): 12 – 16

- Nhiệt độ nước (C): 18 – 28

- Độ cứng nước (dH): 9 – 25

- Độ pH: 7,0 – 8,3

- Tính ăn: Ăn tạp

- Phân bố: Châu Mỹ (trung và bắc Mỹ), châu Phi (Natal, Transvaal, và Namibia)

- Tầng nước ở: Mọi tầng nước

- Sinh sản: Cá đẻ con, mắn đẻ và dễ sinh sản

3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá đuôi kiếm

- Thể tích bể nuôi (L): 100 (L)

- Hình thức nuôi: Ghép

- Nuôi trong hồ rong: Có

- Yêu cầu ánh sáng: Vừa

- Yêu cầu lọc nước: Trung bình

- Yêu cầu sục khí: Trung bình

- Chiều dài bể: 80 cm

- Thiết kế bể: Bể trồng nhiều cây thủy sinh và có không gian rộng vì cá hoạt động tích cực. Cá đực thường hay đánh nhau. Cá cũng thích hợp trong bể nuôi chung.

- Chăm sóc: Cá khỏe, dễ nuôi, ưa môi trường nước hơi cứng và kiềm, ở môi trường nước mềm và axít cá dễ bị bệnh thối đuôi và nấm.

- Thức ăn: Cá ăn vụn bã thực vật, trùng chỉ, giáp xác, côn trùng, thức ăn viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét