Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014
Cá hô
Tên Việt Nam: Cá Hô
+Tên khoa học: Catlocarpio Siamensis
+Tên tiếng anh: Siamese Giant Carp,giant barb
+Họ: Cá chép Cyprinidae
+Bộ: Cá chép Cypriniformes
Đặc điểm nhận dạng:
Cá cỡ lớn, thân thon dài hơi dẹp bên.Đầu rộng.Miệng ở đầu mõm. Rạch miệng xiên, rộng hơi chếch lên trên, môi dưới rất dày. Mắt to. Không có râu. Vảy to, đường bên hoàn toàn. Vây lưng cao. Tia đơn các vây không hóa xương. Gốc vây lưng,vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Mặt lưng có màu xám đen, bụng có màu trắng bạc. Các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen.
Sinh học - sinh thái:
Cá hô ăn tạp, trong thức ăn gặp thực vật phiêu sinh, rong và cả hạt, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh: giáp xác, giun,... Cá thành thục sinh dục vào năm thứ 5 của đời sống. Sinh sản vào các tháng 6, 7, 8. ở những cá cái lớn có sức sinh sản cao, có thể đạt 6 - 7 triệu trứng. Chưa phát hiện được nơi sinh sản của cá. Cá thường sống ở các sông lớn, trong mùa lũ có thể đi vào các vùng ngập, kênh rạch, ao, hồ thông với sông lớn. Cá hô là loài có kích thước lớn nhất trong họ Cá chép cyprinidae,dài đến 300 cm,nặng 200 kg..Loài cá này ở một số nước nuôi chúng như 1 loại cá cảnh.
Phân bố:
Trong nước: Khu vực thượng và trung lưu sông Cửu Long. Mùa lũ đi vào các vùng ngập của đồng bằng sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ Tây.
Thế giới: Lào, Thái Lan, Cămpuchia, chủ yếu ở các vực nước thuộc sông Mêkông.
Giá trị:
Giá trị khoa học và kinh tế cao: cá có kích thước lớn nhất trong bộ Cá chép, thịt cá ngon, thuộc loại cá quý và có giá trị thương phẩm cao.
Tình trạng:
Từ năm 1975 đến nay, sản lượng cá đánh bắt được ở sông Cửu Long và các vực nước có liên hệ giảm sút nhiều. Diện tích phân bố tuy rộng nhưng số lượng quần thể rất ít. Mùa mưa lũ diện tích phân bố có thể lên đến 10.000km2, về mùa khô thì chỉ có ở trong các sông lớn. Sự giảm sút số lượng của cá do cường độ đánh bắt quá cao, đánh bắt trong mùa sinh sản và lạm sát nhiều cá con.
Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành Thủy sản từ năm 1996. Không khai thác vào mùa sinh sản, không khai thác cá con có chiều dài dưới 60cm.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét