Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

Cá chạch lửa với vẻ đẹp nóng bỏng


Cá chạch lửa với những sọc vằn đỏ óng ánh tạo nên vẻ đẹp nóng bỏng, lại thêm đặc tính thích ăn về đêm đã khiến nhiều dân chơi cá cảnh phải say đắm về chúng.

1. Giới thiệu thông tin chung Cá Chạch Lửa - Fire eel

- Tên khoa học: Mastacembelus erythrotaenia Bleeker, 1850

- Chi tiết phân loại:
+ Bộ: Synbranchiformes (bộ cá chạch sông)
+ Họ: Mastacembelidae (họ cá chạch sông)
+ Tên đồng danh: Mastacembelus argus Günther, 1861; Macrognathus erythrotaenia (Bleeker, 1850).
+ Tên tiếng Việt khác: Chạch lấu đỏ
+ Tên tiếng Anh khác: Spotted fire eel
+ Nguồn gốc: Nguồn cá chủ yếu khai thác từ tự nhiên để phục vụ xuất khẩu

- Tên Tiếng Anh: Fire eel

- Tên Tiếng Việt: Chạch lửa

- Nguồn cá, xuất xứ :Tự nhiên bản địa


Hình ảnh cá chạch lửa
Cá CảnhCá Cảnh
Cá CảnhCá Cảnh


2. Đặc điểm sinh học Cá Chạch Lửa - Fire eel

- Phân bố: Một số nước Đông Nam Á …

- Chiều dài cá (cm): 90

- Nhiệt độ nước (C): 22 – 28

- Độ cứng nước (dH): 2 – 15

- Độ pH: 6,5 – 7,5

- Thức ăn: Ăn động vật

- Hình thức sinh sản: Đẻ trứng

- Chi tiết đặc điểm sinh học:
+ Phân bố: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam
+ Tầng nước ở: Đáy
+ Sinh sản: Cá đẻ trứng dính, trứng nở sau 3 – 4 ngày, hiện chưa sản xuất giống trong nước.

3. Kỹ thuật nuôi Cá Chạch Lửa - Fire eel

- Chi tiết kỹ thuật nuôi:
+ Chiều dài bể: 150 cm

+ Thiết kế bể: Cá thích hợp trong bể có ánh sáng dịu, bố trí nhiều gỗ, phiến đá làm nơi ẩn nấp, đáy bể trải cát hoặc sỏi. Cá hoạt động về đêm và thường ẩn nấp vào ban ngày. Cá sống đơn lẻ, ưa không gian yên tĩnh.

+ Chăm sóc:  thích nghi ở môi trường nước ngọt đến lợ nhẹ, thêm một ít muối vào bể và lọc nước thường xuyên để phòng bệnh ngoài da cho cá.
Thức ăn: Cá ăn cá con, côn trùng, giáp xác, trùng chỉ ... Cá ăn về đêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét