Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Công dụng của bạch quả

Công dụng của bạch quả

Không "cao lương mỹ vị" như yến xào, bào ngư, hải sâm nhưng bạch quả đã được xem là món ăn vô cùng bổ dưỡng cho cơ thể con người. Tuy xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng bạch quả đã du nhập trở thành bài thuốc quý cho người Việt Nam trong thời gian gần đây.

Bạch quả được trồng ở Trung Quốc cách đây 3.000 năm, có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang. Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sa Pa (Lào Cai), nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Bộ phận dùng làm thuốc là lá (phơi hay sấy khô).

Các nhà khoa học thuộc đại học Johns Hopkins của Mỹ gần đây đã công bố nghiên cứu, cho biết một số chất chiết xuất từ lá bạch quả có tác dụng ngăn ngừa điều trị bệnh tai biến mạch máu não do trúng gió gây nên. Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện lá bạch quả có thể giúp nâng cao hàm lượng HO - 1mRNA trong hồng cầu. Mà HO - 1mRNA lại có tác dụng chống oxy hóa nên có thể giúp cho tế bào tự miễn dịch được. Khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá bạch quả, họ cũng khẳng định rằng các hoạt chất trong bạch quả có tác dụng bổ não, chống lão hóa, kém trí nhớ, trị chứng ngủ gật, hay cáu gắt ở người cao tuổi.

Bạch quả được gọi là ngân hạnh hay công tụ. Nhân bạch quả có vị ngọt, hơi nhẵn đắng được bao bọc bởi lớp vỏ cứng màu trắng bên ngoài. Vì xuất xứ từ Trung Quốc nên bạch quả trở thành món ăn rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Hoa. Trong khi đó, người Việt chỉ biết đến trong thời gian gần đây.

Người Hoa thường dùng nhân bạch quả để nấu các món ăn tiềm, hầm như vịt tiềm, bát bửu, dê tiềm, gà hầm hải sâm... rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, bạch quả còn được dùng nấu chè cùng táo tàu, hạt sen, sâm bổ lượng hay tuyến giáp... như một món ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Những món ăn này dễ nấu, rẻ lại vô cùng bổ dưỡng cho cơ thể, là bài thuốc quý cho làn da của phụ nữ và giúp điều hòa máu huyết, làm sạch phổi...

Hiệu ứng phụ
Bạch quả có thể có tác động phụ không mong muốn, đặc biệt là ở các cá nhân với các rối loạn tuần hoàn máu và ở những người sử dụng các thuốc chống đông máu như aspirin và warfarin, mặc dù các nghiên cứu gần đây cho thấy bạch quả có ít hay không có tác động đối với tính chất chống đông hay dược động lực học của warfarin. Bạch quả cũng không nên dùng cho những người đang dùng các chất ức chế monoamin oxidaza (MAOI) hay cho các phụ nữ đang mang thai mà không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

Các hiệu ứng phụ của bạch quả có thể là: tăng rủi ro chảy máu, khó chịu đường ruột, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đánh trống ngực, bồn chồn. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào cần dừng ngay việc sử dụng bạch quả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét