Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Món Ăn Tết Đặc Sắc

1.Giò thủ là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam trong dịp lễ Tết. Ngày nay, nhiều bà nội trợ có thể đặt sẵn giò thủ từ chợ hay siêu thị, nhưng tự tay làm món ăn truyền thống này cũng có cái thú của riêng nó.



Nguyên liệu:
Da và lỗ tai heo 200gr; đường 600gr; thịt đầu heo 400gr; cà rốt 500gr; nấm mèo 50gr; đu đủ 500gr; giấm 0,5 lít; giò sống 300gr; hành tím 400gr; tỏi 100gr.
Gia vị tiêu sọ, nước mắm, bột nêm, lá chuối 300g.
1 lon nhôm đục lỗ, 1 miếng nylon lơn, dây nylon.
Cách chế biến
- Lỗ tai, da, thịt đầu heo luộc chín thái sợi, ướp gia vị.
- Nấm mèo ngâm nước, gọt bỏ chân và thái sợi.
- Hành tím băm nhỏ.
- Lá chuối phơi héo hoặc trụng nước sôi.
- Trộn giò sống với hỗn hợp lỗ tai, da, thịt đầu heo, nấm mèo, hành tím... vắt bớt nước và cho vào lon nhôm đục lỗ. Chú ý lót lớp nylon trong lon nhôm để tránh dính. Nén thật chặt.
- Trải lá chuối trên thớt, kế tiếp là miếng nylon và lấy phần hỗn hợp giò sống ra khỏi lon nhôm, cuốn tròn trên lá chuối, gói lại và cuộn dây nylon cho chặt, đem hấp 30 phút. Giò thủ chín lấy ra để nguội trước khi cho vào tủ lạnh. Bảo quản được 10 ngày ở nhiệt độ 4 - 6 độ C.

2.Giò lụa là món ăn trong ngày Tết của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết công thức làm giò rất đơn giản mà ngon.

Cách làm giò lụa
Nguyên liệu:
Thịt lợn: 1kg (Chọn thịt nạc mông – nếu thịt nạc hoàn toàn, giò sẽ hơi khô).
Bột năng, bột nở, đường, nước mắm, muối, lá chuối, dây lạt.
Ảnh minh họa.
Cách làm:
Thịt thái nhỏ. Ướp với tất cả nguyên liệu khác (trừ nước). Cho vào ngăn đá khoảng 2h. Dùng máy xay xay thịt một lượt, nhuyễn hơn thịt xay thường một chút. Gói lại cho vào ngăn đá thêm 2h nữa. Lần 2, lấy thịt ra xay, vừa xay vừa thêm chút nước. Hỗn hợp thịt lúc này trở thành "giò sống", rất mịn.
Đặt dây lạt ở dưới, trải 4, 5 lớp lá chuối lên trên. Sau đó, cho "giò sống" lên dàn đều để gói. Cuộn tròn giò hình ống dài, sau đó gấp một đầu, dồn "giò sống" xuống rồi gập nốt đầu kia và lấy dây lạt cột lại như gói bánh.
Tiếp tục cho giò vào nồi và luộc trong khoảng 40-50 phút. Sau đó vớt giò ra, thả xuống đất, nếu giò có độ đàn hồi là đã chín.
Lưu ý để làm món giò lụa ngon nhất
Giò có hương thơm thoang thoảng, khi cắt phải mịn, ướt và có rỗ xốp trên mặt...
Thịt lợn được chọn để làm giò lụa phải là thịt nạc loại ngon, tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn (gọi là giò sống), nhấc chày lên thịt không còn dính.

Cắt miếng giò, thấy thơm lừng mùi giò, thì nên thận trọng: Giò đã được tẩm hương thịt. Mùi giò do chất lượng giò ngon, chỉ thoang thoảng, quyện với hương của lá gói. Giò mà thiếu lá gói sẽ mất đi một nửa hương vị truyền thống của nó.

Mặt giò cắt phải mịn và ướt, đôi chỗ trên mặt có vài rỗ xốp. Đó là do giò được làm từ thịt ngon, nghiền thịt cho độ quánh dẻo, bọc lớp không khí.
Giò ngon, khi cắn, miếng giò không bị bở. Hương vị đặc trưng của giò còn ở cuống họng, sau khi nuốt.
3.Món dưa hành và củ kiệu không thể thiếu trong bữa tiệc ngày tết bởi nó có thể giúp bạn giảm cảm giác ngấy ngán vì những món ăn đầy mỡ.
Dưa hành thường được sử dụng như một món ăn kèm với bánh chưng hoặc với các loại thịt nhiều mỡ cho đỡ ngán trong những ngày Tết. Vị chua dịu, cay nhẹ của dưa hành vừa giúp gia tăng hương vị vừa giúp cơ thể dễ tiêu hóa thức ăn.

Cách muối dưa hành

Nguyên liệu:
- Hành củ: 1kg
- Phèn chua
- Muối: 75 gr
- Đường: 10 gr
- Nước: 1500 ml

Cách muối dưa hành, củ kiệu 1
Bạn có thể chọn hành trắng hoặc hành tím để muối
Cách làm:
Bước 1: Tùy vào sở thích, các bạn có thể chọn mua hành trắng (hành hương) hoặc hành tía. Hành trắng ít hăng nên thời gian chín khá nhanh, còn hành tía vốn hăng hơn khiến cho thời gian chín cũng lâu hơn. Các bạn đem ngâm 1 ngày 1 đêm trong nước vo gạo, thêm chút muối cho củ hành được chắc lại.
Bước 2: Đổ bỏ nước vo gạo đi, rửa qua với nước rồi tiếp tục cho hành vào ngâm thêm 1 ngày với nước đã được pha với phèn chua (tỉ lệ nước và phèn chua là 1 lít nước: 5 gr phèn chua) để hành được trắng và giòn.
Bước 3: Vớt hành ra, các bạn đem bóc vỏ, cắt bỏ rễ rồi rửa lại với nước pha muối loãng thật sạch, để thật ráo trước khi muối.
Bước 4: Cho hành vào lọ thủy tinh. Đun sôi hỗn hợp nước gồm: muối, đường, nước (tỉ lệ 1 lít nước: 50 gr muối: 10 gr đường). Nếu muốn hành chua nhanh thì các bạn có thể thêm vào chút giấm ăn hoặc rượu trắng. Đợi nước thật nguội mới trút vào lọ thủy tinh để muối hành.

Cách muối củ kiệu

Nguyên liệu:
- 1 kg củ kiệu
- 200 g đường
- 1/2 lít dấm
- 1 bát muối trắng,
- 1 thìa vôi trắng, 1 thìa phèn chua, 1 bát tô tro bếp.
- 10 quả ớt đỏ tươi

Cách muối dưa hành, củ kiệu 2
Củ kiệu ăn kèm với giò mỡ hoặc thịt quay thì miễn chê
Cách làm:
Bước 1: Kiệu đem cắt bỏ phần rễ và lá.
Bước 2
- Hoà 1 thìa phèn chua với 1 lít nước ấm.
- Hoà 1 thìa vôi trắng với 1 lít nước để lấy nước vôi trong.
- Hoà 1 tô tro bếp với nước, để tro lắng lấy nước trong.
Bước 3:
- Sau đó, cho kiệu vào ngâm với nước tro 1 đêm để bớt đi vị hăng. Sáng sớm mai, đem kiệu xả sạch với nước lạnh rồi để ráo.
- Ngâm kiệu vào nước phèn chua, phơi ra nắng buổi sáng sớm khoảng 4 tiếng.
- Sau đó, vớt kiệu, xả sạch, đem ngâm vào nước vôi 2 giờ nữa.
- Đổ kiệu ra rổ, đem phơi cho đến khi kiệu hơi héo bề mặt.
Bước 4
- Hòa đường vào với giấm rồi đun sôi, để nguội.
- Ớt tươi, bổ đôi, bỏ hạt, thái lát vừa ăn.
- Xếp kiệu và ớt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước đường và giấm vào sao cho ngập hết kiệu.
- Để sau 10 ngày là dùng được.
- Nếu bạn dùng món này trong thời gian dài, có thể nấu nước đường và giấm mới, sau đó cho vào kiệu để tránh không bị chua và đóng váng trên bề mặt.
- Các công đoạn làm kiệu hơi mất thời gian nhưng món kiệu của bạn sẽ thơm ngon và giòn hơn những cách làm thông thường.

Củ kiệu tôm khô
4.Xôi gấc- món ăn may mắn ngày Tết cổ truyền
[​IMG]Trước tiên phải chọn những quả gấc đỏ tươi vừa đủ độ chín, cuống to (để thịt gấc dày), có gai nhỏ, đều và thưa... Lựa được gấc ngon sẽ nấu được đĩa xôi đỏ thắm và thơm mùi tự nhiên của gấc.Gấc được bổ đôi, nạo lấy phần thịt đỏ và cùi vàng óng ả, bóp đều với rượu, sau đó trộn cùng gạo nếp đã được ngâm qua một đêm. Gạo nếp ngon thường có hạt tròn và không bị lẫn tạp với loại gạo khác. Khi đến độ gần chín, có thể cho ít muối hoặc dầu ăn để xôi đậm đà hơn.Bằng ấy nguyên liệu, trộn đều và đem đồ khoảng 30 phút, thỉnh thoảng lại xới cho xôi chín đều. Khi vừa chín tới, mở nồi xôi đang còn nghi ngút khóita sẽ cảm nhận được mùi thơm nức từ gạo nếp, màu đỏ của gấc, hạt xôi dẻo và mềm...
Tùy theo thói quen hay tập quán từng vùng miền, các bà nội trợ có thểrắc thêm sợi dừa nạo, nước cốt dừa, đỗ xanh hay đường. Nhưng dù ở nơi nào thì món xôi gấc vẫn giữ được vị dẻo thơm và màu đỏ thắm điểm chút màu đen của hạt gấc.
Cuối cùng là đơm xôi ra đĩacũng phải khéo léo đơm sao cho đầy đặn, cân đối và thật tròn. Ngoài cách dùng khuôn đơm xôi chuyên dụng thì cách làm truyền thống của người dân thường dùng bát tô có hình vừa đủ với mặt đĩa, nén xôi vào bát và úp ngược lên mặt đĩa. Xôi gấc có màu đỏ đặc trưng, vị ngọt của gấc, đường, dẻo thơm của nếp, béo của dầu phụng và tinh dầu gấc.
5.Tôm chua Huế
[​IMG]
Tôm chua có ở nhiều nơi, nhưng ngon vào bậc nhất phải kể đến món tôm chua xứ Huế. Khi chế biến, người ta chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như tôm, măng, tỏi xắt lát mỏng, củ riềng, ớt trái xắt lát dài. Đối với tôm, phải chọn loại tôm tươi, cắt râu, rửa sạch để ráo, ngâm với rượu cho đến khi hết mùi rượu, vớt ra, sau đó trộn đều tôm, măng, tỏi, ớt, riềng, nước mắm ngon hoặc muối, cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ men, lấy vài thanh tre mỏng gài lại và đậy nắp, để nơi có nắng ấm độ 3 ngày rồi đưa vào nơi khô ráo và mát. Từ 5 đến 7 ngày, bạn đã có một lọ mắm tôm rực màu đỏ hồng, thơm phức. Gói trọn trong món tôm chua Huế là vị ngọt bùi của tôm, vị béo của thịt, vị cay, thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, vị chát của vả, hương thơm của rau... tất cả sẽ mang đến cho bạn hương vị một ngày Tết rất Huế, rất ngon.
6.Dưa cải chua
[​IMG]
Là món ăn phổ biến trong mọi gia đình, nhất là vào dịp Tết. Món ăn này không cầu kỳ chỉ cần làm sạch cải (cắt rễ), phơi héo, trụng sơ và để ráo, sau đó xếp vào khạp hoặc hủ sành, rồi cho hỗn hợp nước muối, đường, phèn chua là được. Khi ăn, cho dưa cải ra đĩa, ăn kèm với thịt kho trứng và cơm nóng thì tuyệt vời. Cái vị chua chua giòn giòn như còn đọng lại trên đầu môi mỗi khi nhắc đến.
7.Thịt đông
[​IMG]

Công thức như sau:
1. Thịt heo nấu đông:
Nguyên liệu:
– 1 chân giò heo khoảng 1,3 – 1,5kg.
– 300g da heo
– Gia vị: muối, tiêu
Chế biến:
– Chân giò heo cạo rửa sạch, hơ lửa, đập bỏ móng sừng, rửa sạch, chẻ dọc chân giò rồi lóc phần da và thịt ra, cắt thành miếng nhỏ chừng ngón tay, bỏ xương.
– Da heo cắt miếng chừng ngón tay. Trộn đều phần da này với phần thịt da của giò, trộn ướp vào: 2 muỗng cà phê muối + ½ muỗng cà phê tiêu, để qua 40 phút. Cho hỗn hợp thịt da vào một nồi vừa.
– Chuẩn bị trước ấm nước sôi, châm nước sôi vào nồi thịt ngập mặt thịt khoảng 5cm nấu cho sôi, hạ bớt lửa để sôi nhẹ, dùng vá rây vớt bọt liên tục cho đến khi thấy bọt không còn dậy nữa. Nấu cho đến khi da thịt heo mềm rục, canh chừng nước khi nấu, nếu thấy cạn phải châm thêm ít nước sôi vào, khi nấu xong nước và thịt bằng nhau là đạt yêu cầu.
– Tùy ít hay nhiều mà dùng tô hay chén, rắc vào đáy tô chén ít tiêu, múc đều hỗn hợp da thịt châm vào đầy mặt tô chén, để nguội, hỗn hợp sẽ kết đông. Dùng nylon bịt kín miệng tô thịt, cho vào tủ lạnh.
– Khi ăn, lấy ra, dùng tay nhấn nhẹ đều lên mặt thịt, khối thịt sẽ lóc ra, trút ngược ra dĩa, cắt thành miếng nhỏ. Tùy ý làm món ăn cơm nóng chấm nước mắm nguyên chất với chanh ớt, dưa cải muối chua, kim chi… hoặc làm món ăn chơi.
2. Gà nấu đông:
Nguyên liệu:
– Gà mái tơ: 1,2kg
– Da heo: 150g
– Hành khô, gia vị, hạt tiêu
– Dầu ăn, nấm, cà rốt
Chế biến:
– Gà làm sạch, mổ bỏ nội tạng rửa thật sạch để ráo nước, rồi chặt thành miếng vừa ăn, ướp gia vị khoảng 15 phút cho ngấm.
– Ðun dầu ăn nóng già rồi cho thịt gà vào xào qua, sau đó đổ nước sôi vào xăm xắp gà đun nhỏ lửa.
– Bì cạo sạch lông, thái miếng to bằng bao diêm cho vào ninh cùng gà . Khi bì và gà đã chín mềm thì vớt bỏ bì, gà thì rút bỏ xương.
– Nấm chọn 2,3 chiếc đẹp, ngâm nở, rửa sạch, cà rốt gọt vỏ tỉa hoa thái mỏng. Bày nấm và cà rốt xuống đáy bát rồi cho tiếp thịt gà lên phía trên. Nước ninh gà nêm thật vừa mắm muối, thêm chút hạt tiêu vào rồi đổ ngập lên gà. Ðể nước nguội rồi đặt bát thịt vào trong tủ lạnh cho đông.
– Khi ăn, úp bát ra đĩa rồi xắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
thitdong1
thitdong2
8.Dưa Giá-Pickled Bean Sprout


Dưa giá/pickled bean sprout is usually served with stewed dish as pork, fish during hot summer days.  There are two ways to making it.  One is made with vinegar solution and can be used in one hour and crunchier and the other is made with salt solution  like preserved veggie which is needed at least 1 to 2 days to be fermented and the bean sprout will be softer but still has the crunch and  fermented sour taste that I like more. You can save the liquid in pickled mustard inthis recipe here and add bean sprout in instead of salt solution.

1 bag of Bean sprout 1-1.5 lb
1 carrot, peeled and julienned
A handful garlic chives, cut into 2- in. length
A few shallot or a small yellow onion, thinly sliced (optional)
1-2 red chiles (optional)

The pickled solution:  use only one at a time or you may divide the veggie and try both at the same time
Salt solution:  4 cups water , 1 Tbs sea salt, and 2 tsp sugar (optional).  Mix them all together
Vinegar solution:  4 cups water, 1/2 cup vinegar, 2 Tbs to 1/2 cup sugar, and 1 tsp sea salt.  Mix them all together except sugar.  Add sugar slowly a few tablespoon at a time, taste to your liking.

Wash and rinse the bean sprout and veggies.  Discard any tired bean sprouts.  Put the veggies mixture into a glass/plastic jar or a large bowl with cover. Pour water to cover the veggies then pour it out to measure the volume.  Replace water with salt or vinegar solution.  Cover and press the veggie down occasionally.

1.The one make with vinegar solution is ready to eat in about 1 hours.
2.The one made with salt solution need 1-2 days depending on the weather (place the container at the warm spot like window sill or patio help speeding up fermented process) .  It is only need about 1 day in this warm weather.  During the fermented process, the liquid will get cloudy lightly and tiny bubbles will be formed in the jar.  Taste until sour enough to your taste and store them in the fridge.

Transfer the veggie to a platter when ready to serve.  Save the rest in its brine in the fridge for a few days.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng.  Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.  Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho". Các con trai đua nhau kiếm của con vật lạ, hy vọng được làm vua. Người con trai thứ mười tám của Hùng Vương thứ 6 là Lang Liêu (tên chữ gọi là Tiết Liêu), tính tình thuần hậu, chí hiếu, song vì mẹ mất sớm, không có người mẹ chỉ vẽ cho, nên rất lo lắng không biết làm sao, bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: ”Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”.  Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi.  Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị.  Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ 7.  Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.  Bánh chưng độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những vật liệu và cách gói, cách nấu. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn; người Ấn Độ thì ưa chế biến từ kê…  Thịt lợn mềm thơm được ướp gia vị đậm đà, nhân đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Bánh chưng như thế rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc trưng của các món ăn Việt Nam.  Độc đáo hơn nữa, khi nấu bánh chưng, người Việt dành trọn một thời gian khá dài thường trên 10 tiếng, phải để lửa sôi âm ỉ, như thế bánh mới rền, mới ngon. Nấu bằng lò gas, tuy nhanh, nóng quá cũng sẽ không ngon. Vì được gói bằng lá dong, bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chật, chắc; gói lỏng tay, ăn không ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.  Tuy gọi là luộc song vì nước không tiếp xúc với vật liệu được luộc, nên lại là hình thức hấp hay chưng (chưng cách thủy), khiến giữ nguyên được chất ngọt của gạo, thịt, đậu!  Có lẽ vì cách chế biến bằng chưng, nên mới gọi là bánh chưng. Vì thời gian chưng lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta “đồ”, khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng “rền”. Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta.  Cách chế biến như thế rất độc đáo, công phu. Bánh chưng, nhất là bánh dầy có thể để lâu được. Khi ăn bánh chưng, người ta có thể chấm với các lọai mật hay với nước mắm thật ngon, giàu chất đạm; cũng có thể ăn thêm với củ hành muối, củ cải dầm hay dưa món… Dân Bắc Ninh xưa thích nấu bánh chưng, nhân vừa thịt vừa đường. Bánh chưng, bánh dầy quả thật là một món ăn độc đáo có một không hai của dân tộc. Bánh chưng là một trong những bằng chứng cụ thể chứng tỏ văn hóa ẩm thực Việt Nam rất độc đáo, thể hiện sự sáng tạo ẩm thực không ngừng của người Việt Nam, và có nhiều tiềm năng khiến Việt Nam trở thành một cường quốc về văn hóa ẩm thực.
















































































Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét