Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

Khám phá mâm cỗ Tết ba miền đất nước

Tết là dịp để tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên cũng như là cơ hội để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ, vì vậy mà Trong dịp tết cổ truyền của dân tộc không thế nào thiếu được mâm cỗ.

Mỗi vùng có một cách riêng để chế biến mâm cỗ tết, mang đặc trưng riêng. Người miền Bắc vốn tính tinh tế, thanh lịch, nho nhã nên mấm cỗ cũng phải thể hiện sự tinh tế, đơn giản nhưng bắt mắt. Người miền Trung ưa sự cầu kì nên mâm cỗ bao giờ cũng phải thật hoàn hảo. Người miền Nam vốn phóng túng, đa dạng nên mâm cỗ cũng phong phú với thật nhiều món ăn.

Mâm cỗ miền Bắc: Tinh tế và khắt khe

Mâm cỗ ở miền Bắc thường có bốn đĩa, và bốn bát, không kể những đĩa xôi và các bát nước chấm. Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và lợn, một đĩa nem, một đĩa giò lụa. Cũng có thể thêm một đĩa giò mỡ. Bốn bát gốm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát luộc. Thêm bánh chưng, dưa hành là hai món truyền thống trong ngày Tết.

Khám phá mâm cỗ Tết ba miền đất nước 1

Đây là những món cơ bản nhất cần có trong mầm cỗ của người Bắc mà gần như là yêu cầu bất di bất dịch. Còn lại có thể thêm những món khác là tùy vào điều kiện của từng già đình, có thể thêm các món nộm, xào...

Đồ tráng miệng có thể là các loại mứt hoặc chè kho.

Cỗ miền trung : Cầu kì trong từng chi tiết


Mâm cỗ miền Trung thường có các món nguội như chả phụng, nem, tré. Thêm món gỏi gà bóp rau răm; gỏi trái vả, măng, mít trộn. Món nóng có nem lụi, bò nướng sả ớt. Những món nguội để dài ngày được ở mâm cỗ miền Trung thường được cuộn với bánh tráng, ăn kèm với dưa kiệu.


Khám phá mâm cỗ Tết ba miền đất nước 2
Mâm cổ Tết ở miền Trung lại thể hiện sự cầu kỳ trong cách bài trí món ăn.
Món chính trong mâm cỗ miền Trung để ăn kèm với cơm còn có món quay, rán từ heo, gà. Món nấu có bò nấu thưng, củ cải kho thịt nạc heo, thịt nạc rim... Thêm món canh giò heo hầm, gà tiềm, bánh tét, dưa món. Mâm cỗ miền Trung có nhiều món tráng miệng như mứt, bánh in, bánh thuần, bánh  bột sắn...

Mâm cỗ miền Nam: Phong phú, đa dạng


Người miền Nam ăn tết không cầu kì, không nhiều nguyên tắc nhưng người bắc và người Trung, nên mâm cỗ của người miền Nam cũng giản dị và phóng khoáng.
Mâm cỗ tết miền Nam co những món đặc trưng của vùng khí hậu nóng như thịt kho hột vịt, thịt kho dưa giá, tai heo ngâm giấm, canh khổ qua, giò bì làm từ thịt nạc trộn bị heo...

Khám phá mâm cỗ Tết ba miền đất nước 3
Nguồn ảnh: món ngon Sài Gòn

Ở niềm Nam, ngoài banh chưng, còn có thêm bánh tét. Được gói bằng lá chuối. Có loại bánh tét thập cẩm đủ vị như trứng, tôm khô, lạp xưởng, hạt sen, thịt giò, trứng bắc thảo, đậu phộng, nấm đông cô trộn với nhân đậu xanh.

Các món nguội trong mâm cỗ miền Nam cơ bản là chả, gỏi, nem, bì, lòng heo khìa, lòng heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen...

Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng thường có trên mâm cỗ.

Ngoài ra còn có các món chính ăn cơm như bò nấu đun, gà rim nước dùa tươi. Đặc biệt, hầu như các gia đình ở Nam Bộ nhà nào cũng phải có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá và canh khổ qua hầm. Đây là hai món đặc trưng nhất trong mâm cỗ cúng cũng như cỗ mời khách của người Nam Bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét