Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Tại sao ăn nhiều thịt hay mắc bệnh hiểm nghèo?


an thit mac benh hiem ngheo

Có một nghịch lý chua xót đang diễn ra ở Việt Nam là khi đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, bữa ăn nhiều sơn hào hải vị thì bệnh tật ập đến càng nhiều. Đó có phải là hệ quả tất yếu của một chế độ ăn nhiều thịt, cá?

Ăn nhiều thịt d mắc bệnh ung thư
Một công trình nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học -Mỹ đối với 50.000 người ăn chay trong tuần lễ Giáng Sinh vừa rồi đã làm sửng sốt thế giới: Nhóm người này có tỷ lệ mắc bệnh ung thư thấp một cách kỳ lạ. Và họ đặt câu hỏi: Tại sao nhóm người hay ăn thịt lại mắc bệnh ung thư nhiều hơn?
Một trong những lý do căn bản chính là thịt động vật. Sự thực hiển nhiên là thịt thú vật nếu cứ để tự nhiên thì sau một ngày sẽ bị ôi thiu. Vì thế, nền công nghiệp thực phẩm đã cố gắng bảo quản và che giấu sự biến màu của thịt bằng cách thêm vào Natri, Nitrat và các chất bảo quản khác. Những chất bảo quản đó làm thịt tươi lâu. Song nó chính là sát thủ nguy hiểm vì có chứa chất carcinogenic gây ung thư.
Ông William Lijinsky, nhà nghiên cứu ung thư nổi tiếng Mỹ đã nói: “Thậm chí tôi không bao giờ cho con mèo của tôi ăn những thức ăn có Nitrat”.
Các nhà khoa học Anh và Mỹ đã nghiên cứu và tìm thấy sự khác nhau căn bản giữa vi khuẩn trong ruột của nhóm người ăn thịt và ăn rau củ. Qua đó, những vi khuẩn trong ruột của nhóm ăn thịt ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và nó sản xuất ra những hóa chất được coi là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư.
Điều này giải thích được nguyên nhân vì sao bệnh ung thư ruột lại thường thấy ở những người ăn thịt ở Bắc Mỹ và vùng Tây Âu. Còn ở những người ăn chay như ở Ấn Độ thì tỷ lệ người mắc bệnh này lại vô cùng ít ỏi.
Thịt từ lâu được coi là thức ăn đầu bảng trong chuỗi thức ăn. Có điều, trong khi thú vật ăn cây cỏ thì những con thú lớn và con người lại ăn những con thú nhỏ hơn.
Ngày nay, hầu hết các cánh đồng trên thế giới đều được bón phân hóa học và thuốc trừ sâu. Chất độc hại này được giữ lại trong cơ thể con người và những con thú ăn những cây cỏ bón phân hóa học. Chẳng hạn thuốc trừ sâu DDT được phun trên những cánh đồng là một thứ thuốc độc mà các nhà khoa học đã khẳng định, là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư, chứng vô sinh và một loạt các bệnh về gan rất trầm trọng. DDT và một loạt các thuốc trừ sâu khác được tích lũy trong mỡ của các con thú, cá và rất khó bị phân hủy.
Như vậy, khi con bò ăn cỏ ở ngoài cánh đồng, thuốc trừ sâu chúng ăn vào giữ lại phần lớn trong cơ thể và khi ăn thịt chúng, tức là chúng ta hấp thụ toàn bộ chất DDT và những chất hóa học khác đã tích lũy trong cả cuộc đời con thú.
Ăn những thức ăn gọi là đầu bảng thì con người vẫn là loại tiêu thụ cuối cùng và hơn nữa, đã thu nhận lượng độc tố tập trung cao nhất. Điều này đặc biệt gây hại cho trẻ sơ sinh. Cơ thể non nớt đã phải nhận tất cả độc tố từ người mẹ ăn thịt. Các thí nghiệm tại Trường Đại học thuộc bang Iowa (Mỹ) đã cho thấy: Hầu hết chất DDT trong cơ thể con người là do ăn thịt và ở người ăn rau thì lượng DDT ít hơn người ăn thịt một nửa.
Nhưng quá trình đầu độc thịt không phải chỉ có thế. Để thu lợi nhuận cao nhất, con vật bị nhồi nhét, bị tiêm hor­mone để kích thích ăn uống, sinh trưởng, bị uống các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và nhiều hỗn hợp hóa chất dùng làm thức ăn.
Tờ New York Times đã công bố: “Sự nguy hiểm đe dọa trầm trọng sức khỏe người tiêu dùng là các nhân tố gây bệnh bị che đậy, được gọi là các vi khuẩn như salmonella và các phần bã còn lại khi dùng các loại thuốc trừ sâu, nitrate, natri, hormone, kháng sinh và các hóa chất khác”.
Có rất nhiều chất hóa học đã được tìm ra là nguyên nhân của bệnh ung thư và thực tế có nhiều con vật đã chết vì các loại dược phẩm trước khi chúng bị làm thịt. Các công trình nghiên cứu cho thấy nhiều hóa chất trong thịt và cá có thể gây ung thư và nhiều loại bệnh khác, làm thai bị dị dạng, tác hại rất lớn tới phụ nữ có thai và trẻ em.
Tai sao an nhieu thit hay mac benh hiem ngheo-hinh-anh-1
Ăn nhiều thịt dễ bị mắc các bệnh tim mạch, thận, gout... 
Bệnh tim mạch
Lý lẽ thuyết phục nhất khiến người ta tuân thủ một chế độ ăn không có thịt là mối liên quan không thể bác bỏ giữa việc ăn thịt và bệnh tim mạch. Đây là căn bệnh phổ biến nhất của xã hội hiện đại có nhiều người ăn thịt như Mỹ, Canada, Tây Âu và bây giờ là Việt Nam. Điều gì gây tai hại cho sự lưu thông máu ở những người ăn nhiều thịt?
Thịt của những con thú béo có rất nhiều cholesteron. Nó không bị phá hủy ngay trong cơ thể con người mà hình thành những đường mỡ hoặc bức thành bằng mỡ bám trong mạch máu của những người ăn thịt. Quá trình này cứ tiếp tục lớn dần theo năm tháng khiến máu huyết lưu thông kém dần. Đây là tình trạng rất nguy hiểm cho cái gọi là xơ vữa động mạch. Nó làm cho quả tim phải làm việc rất vất vả, phải co bóp hết sức để đẩy máu đi trong các mạch máu đã bị bít lấp bởi mỡ. Và kết quả tất yếu là huyết áp cao, đau tim và đột quy.
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Harvard khẳng định rằng: Huyết áp trung bình ở người ăn chay ổn định hơn nhiều so với những người ăn mặn. Tại Mỹ, bệnh tim mạch là căn bệnh giết người hàng đầu. Một nửa số người chết là do bệnh tim hay có liên quan đến bệnh về mạch máu. Càng ngày càng có nhiều thầy thuốc ở Mỹ đưa ra chế độ ăn hạn chế thịt cho các bệnh nhân tim mạch hoặc thuyết phục người bệnh thôi hẳn việc ăn thịt.
Tạp chí Hiệp hội Hoa Kỳ đã công bố: “Chế độ ăn chay có thể ngăn ngừa 90- 97% bệnh tim mạch (tắc nghẽn mạch máu và tắc động mạch vành)”. Ngày nay, các nhà khoa học đã thừa nhận rằng: Chất xơ do chế độ ăn chay đã làm cho lượng cholesteron ở vào mức thấp. Bác sĩ U.D.Register - Chủ nhiệm khoa dinh dưỡng tại Đại học Loma Linda thuộc bang California đã mô tả thí nghiệm về một chế độ ăn giàu đỗ tương, đậu... thực sự làm giảm lượng cholesteron ở cả những người đang ăn một số lượng lớn bơ sữa.
Bệnh thận, gout và bệnh viêm khớp
Chất thải chủ yếu của người là ure và acid uric. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, thận của những người ăn thịt phải làm việc nhiều hơn gấp 3 lần so với thận của người ăn chay vì nó phải bài tiết những độc tố nitơ phức hợp. Khi thận bị làm việc quá tải và mệt mỏi vì chế độ ăn nhiều thịt gây ra, các acid uric không bài tiết hết sẽ lắng đọng trong khắp cơ thể. Những thứ đó được các cơ bắp hút như miếng bọt biển hút nước.
Sau đó nó có thể đông cứng lại ở dạng tinh thể, khi xuất hiện ở khớp thì gây ra bệnh khớp, bệnh gout, bệnh viêm khớp. Khi các acid uric tập trung tại các dây thần kinh thì bệnh viêm dây thần kinh và đau dây thần kinh hông xuất hiện.
Sự bài tiết kém
Vì hệ thống tiêu hóa của chúng ta được tạo ra không phải cho một chế độ ăn thịt nên sự tiêu hóa kém và sự lo lắng thường xuyên ở những người ăn thịt là một hệ quả hết sức tự nhiên. Thức ăn chứa nhiều thịt sẽ mất rất nhiều thời gian để chuyển động trong ruột trước khi được thải ra.
Lượng thức ăn này sẽ bị lên men, phân hủy và tạo thành chất độc trước khi bị tống ra khỏi cơ thể. Thức ăn chỉ cần 1/2 khoảng thời gian trên để đi qua cơ thể người châu Phi vì họ ăn nhiều chất xơ so với người Mỹ vốn ít ăn rau củ.
Ngày nay, các công trình nghiên cứu đã xác nhận rằng: Chỉ khi thực hiện một chế độ ăn có nhiều xơ từ rau củ thì sự bài tiết mới đem lại lợi ích cho sức khỏe. Rau, củ, hạt, trái cây khác với thịt là chúng có nhiều nước và dễ bài tiết. Các thức ăn xơ sợi là một yếu tố phòng ngừa quan trọng chống các bệnh viêm ruột thừa, bệnh tim mạch và các bệnh béo phì, trì trệ.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

Cuộc chiến giữa Coca-Cola và Pepsi, nguồn gốc của Mountain Dew, Fanta hay 7 Up từng chứa thuốc an thần... là những điều ít biết về đồ uống có ga.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

1. Công thức gốc của 7 Up có chứa thuốc an thần lithium citrate

Ra mắt năm 1929, ngay trước khủng hoảng phố Wall, 7 Up ban đầu là loại soda chanh đắt tiền và có tên là “Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda”. Tuy nhiên, tên gọi này quá dài và không hấp dẫn, vì vậy năm 1936, nó được đổi thành 7 Up cho dễ nhớ. Cho tới năm 1950, thành phần của 7 Up được phát hiện có chứa thuốc an thần lithium citrate. Đây  là loại thuốc dùng để điều trị một số bệnh về tâm thần, giúp xoa dịu và an thần. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi vào những năm 1930 và 1940.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

2. Fanta được phát minh vào thời Đức Quốc xã

Trong thế chiến thứ II, nhà máy của Coca-Cola tại Đức bị ảnh hưởng nặng nề. Do lệnh cấm vận thương mại, Coca-Cola không thể nhập khẩu loại si rô dùng sản xuất soda vào Đức. Vì vậy, nhân viên nhà máy quyết định tạo ra loại đồ uống riêng để bán trong thời chiến. Loại đồ uống này được tạo ra với công thức ngẫu nhiên. Bất ngờ là với sản phẩm này, nhóm nhân viên trên bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Để đặt tên sản phẩm, nhóm trưởng đã yêu cầu nhân viên “dùng trí tưởng tượng của mình” (có nghĩa là “fantasie” trong tiếng Đức), và một nhân viên ngay lập tức thốt ra từ “Fanta”. Từ đó, cái tên Fanta ra đời. Hiện Fanta là thức uống phổ biến tại nhiều nơi bên ngoài Mỹ.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

3. Nguồn gốc Mountain Dew

Vào những năm 1930, nhu cầu đồ uống có ga tăng cao. Nhiều loại soda mới tấn công thị trường Mỹ như vũ bão và có sức ảnh hưởng lớn. Điển hình là trường hợp của hai anh em sống tại Tennessee, Barney và Ally Hartman. Hai anh em nhà Hartman có ý tưởng hòa soda với rượu whiskey. Tuy nhiên, nhãn hiệu cola họ yêu thích rất khó tìm tại Knoxville. Họ thậm chí yêu cầu sự giúp đỡ từ Coca-Cola nhưng hãng này không cho phép họ sử dụng công thức của mình. Vì vậy, Barney và Ally quyết định tự tạo ra loại soda của riêng mình. Và công thức Mountain Dew đầu tiên ra đời vào năm 1940.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

4. Máy bán Coca-Cola với giá tiền thay đổi theo nhiệt độ

Không giống những máy bán soda thông thường, những chiếc máy Coke này có giá tiền thay đổi theo nhiệt độ ngoài trời. Vào những ngày nóng bức, nhu cầu mua soda tăng cao và giá tiền mỗi chai Coca-Cola tại các máy này cũng tăng theo. Áp dụng quy luật cung cầu đơn giản, Coca-Cola cho rằng, mình có thể hốt cả mỏ vàng. Tuy nhiên, loại máy này vẫn chưa được dùng tại Mỹ và hiếm khi được thấy ở các nước khác.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

5. Bí mật công ty Coca-Cola

Vào ngày 6/7/2006, cuộc sống của 3 người tại Mỹ đã thay đổi hoàn toàn. Một số gián điệp đã móc ngoặc với 3 người, trong đó có nhân viên của Coca-Cola. Nhân viên này đã sẵn sàng các thành phần chính của Coca-Cola cho Pepsi Co, với giá 1,5 triệu USD. Chính quyền liên bang đã nhanh chóng vào cuộc và cử một điệp vụ ngầm điều tra vụ việc. Ba người nói trên đã bị bắt và bỏ tù.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

6. Cuộc chiến Cola

Hai hãng sản xuất soda hàng đầu thế giới là Coca-Cola và Pepsi. Hiển nhiên, hai hãng này trở thành đối thủ của nhau. Các nhà tâm lý học từng cố nghiên cứu xem đồ uống của hãng nào được yêu thích hơn.  Một khảo sát được thực hiện vào năm 2007. Theo đó, các nhà tâm lý học thực hiện bài kiểm tra mùi vị, người tham gia che mắt uống thử soda của Pepsi và Coca-Cola, và trả lời xem mùi vị loại soda nào ngon hơn. Khi không biết mình đang uống loại nào, đa số người tham gia khảo sát chọn Pepsi. Tuy nhiên, khi họ biết mình đang uống loại soda nào thì đa số lại chọn Coke. Tới nay, cuộc chiến giữa hai hãng đồ uống này vẫn diễn ra quyết liệt.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

7. Dr. Pepper được phát minh như thế nào?

Dr. Pepper là một trong những loại soda đầu tiên được phát minh tại Mỹ. Loại thức uống này được pha chế bởi dược sĩ Charles Alderton vào năm 1885. Alderton thực sự yêu thích việc giúp đỡ người dân tại quê mình - Waco, bang Texas và đam mê pha chế thuốc. Ông thích phục vụ soda bằng các tháp soda. Alderton luôn thích mùi vị ngọt ngào của các loại thuốc và si rô hoa quả tỏa ra không khí. Vì vậy, ông đã tìm cách tạo ra mùi này cho đồ uống có ga. Và Dr. Pepper ra đời.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

8. Vì sao Soda được gọi là “đồ uống có ga”

Tùy vào từng khu vực, soda có thể được gọi là đồ uống “có ga” hoặc “sủi bọt”. Tuy nhiên, từ “đồ uống có ga” (soft drink) được dùng để gọi chung cho tất cả các loại soda. Vậy cụm từ “đồ uống có ga” có nguồn gốc từ đâu? Bởi vì có nhiều cách gọi tên như trên nên các hãng sản xuất tìm ra một cụm từ dùng để chỉ chung cho tất cả các loại soda. Cụm từ “soft drink” trong tiếng Anh thực chất có nghĩa là loại đồ uống không chứa cồn (loại chứa cồn gọi là “hard drinks”). Từ đó, các công ty bắt đầu dùng cụm từ này trong quảng cáo, và nó vẫn được dùng phổ biến hiện nay.
9 sự thật ít biết về đồ uống có ga

9. Thức uống Coca-Cola Blak thất bại thảm hại

Có nhiều thứ không bao giờ nên kết hợp với nhau. Cà phê và soda là những thứ như vậy. Ý tưởng soda hương cà phê ra mắt năm 2006 với sản phẩm Coca-Cola Blak. Sản phẩm này đơn giản nhằm thu hút lượng lớn những người mê cà phê trên thế giới, đồng thời mang tới cách thưởng thức cà phê theo phong cách soda. Tuy nhiên, kết quả Coca-Cola Blak mang lại không như dự kiến. Sản phẩm này được tung ra thị trường vào ngày 3/4/2006 tại Mỹ, nhưng chỉ 2 năm sau đã phải ngừng bán. Tới năm 2009, trên thị trường hoàn toàn vắng bóng sản phẩm này.

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

đồ ăn sáng





























































31 loại bánh sandwich vòng quanh thế giới giải ngấy cho ngày Tết

Cùng tìm hiểu nguồn gốc của bánh sandwich và những phiên bản của loại bánh này trên khắp thế giới.

Sandwich là một trong những món ăn được nhiều người ưa thích bởi cách chế biến không quá cầu kỳ và tính tiện dụng. Chỉ với 2 lát bánh mì, kẹp giữa là thịt xông khói, xà lách, cà chua, pho mát... bạn đã có ngay một chiếc sandwich ngon lành.
Mặc dù chiếc bánh mỳ kẹp được gọi là sandwich lần đầu tiên vào năm 1726 - theo tên của Bá tước Sandwich đệ tứ - John Montague nhưng bạn có biết, loại bánh này đã tồn tại từ rất lâu - khoảng 100 năm TCN. Trong dịp lễ Phục sinh, một người Do Thái đã ăn bánh mì kẹp những lát táo và hạt đậu, thế là món sandwich ra đời.
Tuy nhiên, cùng là tên gọi sandwich và cơ bản là nhân kẹp giữa các lát bánh mỳ nhưng ở mỗi quốc gia lại có cách chế biến khác nhau. Cùng vòng quanh thế giới và tìm hiểu phiên bản sandwich độc đáo ở mỗi nước đó.

1. Bánh mỳ - Việt Nam

Với người Việt Nam, bánh mỳ là một món ăn quen thuộc nhưng vô cùng đa dạng về thành phần thực phẩm được sử dụng bên trong. Tuy nhiên, hầu hết các loại bánh mỳ này đều mang đặc điểm chung là có thịt heo, rau mùi (ngò), tương ớt...

2. Vada Pav - Ấn Độ

Vada Pav là món ăn đường phố phổ biến ở Ấn Độ. Chỉ với một viên khoai tây nghiền chiên giòn kẹp giữa hai lát Pav - một loại bánh mỳ sandwich của Ấn, thêm chút hỗn hợp sốt lá ớt là bạn đã có thể thưởng thức món Vada Pav đầy ấn tượng.

3. Doner Kebab - Thổ Nhĩ Kỳ

Đến Thổ Nhĩ Kỳ, bạn không thể bỏ qua món ăn đường phố Doner Kebab trứ danh. Thịt nướng được để nguyên miếng và tẩm ướp kĩ với các loại gia vị đặc biệt chỉ có ở Thổ Nhĩ Kỳ, dùng kèm với dưa chuột, cà chua thái lát, hành tây, nước sốt... hẳn sẽ khiến bất cứ thực khách nào cũng phải ăn thêm một chiếc.

4. Cemita - Mexico

Có "ngoại hình" giống chiếc Hamburger nhưng bánh Cemita lại có kết cấu hoàn toàn khác, gồm nguyên liệu chủ yếu là thịt bò xào, phô mai trắng, hành tây, bơ.

5. Arepa - Colombia 

Đây là loại bánh truyền thống của người Colombia. Bánh được làm từ bột ngô trộn với muối, nước vừa đủ để nhồi thành một khối bột đặc, sau đó nướng trên một miếng sắt tròn phết đầy mỡ. Bánh Arepa dùng kèm với thịt xay, xúc xích... sẽ tạo nên hương vị đậm đà, hấp dẫn. 

6. Katsu-sando - Nhật Bản

Katsu-sando là một loại sandwich ưa thích của người Nhật Bản. Bánh sẽ được kẹp với thịt cốt lết lăn bột chiên, dùng kèm bắp cải thái nhỏ, nước sốt. 

7. Vegemite - Úc

Người Úc luôn tự hào với món bánh mì nướng cùng lớp nhân Vegemite. Vegemite là loại thức ăn dạng bơ làm từ tinh chất men thừa từ quá trình làm bia cùng nhiều loại tinh chất rau cải, gia vị. Chính hương vị mới mẻ này khiến cho món bánh sandwich của Úc trở nên vô cùng đặc biệt.

8. Medianoche - Cuba

Medianoche có nghĩa là "đêm muộn" theo tiếng Tây Ban Nha. Loại bánh này gồm thịt heo quay, thịt nguội, mù tạt, pho mát Thụy Sĩ, dưa leo muối chua. Medianoche được làm từ bột bánh ngọt, mềm và thường được làm nóng trước khi ăn.   

9. Chacarero - Chile

Chacarero - chiếc bánh sandwich truyền thống của người Chile gồm thịt bò/thịt heo xắt lát mỏng, kẹp giữa bánh kèm với cà chua, đậu que tương ớt.

10. Donkey Burger - Trung Quốc

Loại bánh này gồm những nguyên liệu độc đáo như thịt lừa, một số loại rau như bắp cải thái nhỏ và vài lát ớt. Đây là món ăn phổ biến và ưa thích của người Trung Quốc.

11. Francesinha - Tây Ban Nha

Món bánh sandwich Francesinha gồm bánh mì, thịt, xúc xích và một lớp phô mai nóng chảy bên trên. Món ăn này được ăn kèm với nước sốt nóng hổi.

12. Smørrebrød - Đan Mạch

Đây là loại bánh sandwich lúa mạch dẹt của người Đan Mạch. Bánh Smørrebrød có cấu tạo gồm bánh mì lúa mạch được phết bơ, tiếp đến là lớp pate gan heo, thịt bò muối, lớp trên cùng là vài lát hành tây.

13. Leberkäse semmel - Đức

Leberkäse semmel là bánh mì kẹp chả Leberkäse dùng kèm mù tạt. Chả Leberkäse được làm từ thịt bò muối, thịt xông khói, thịt heo và hành; tất cả được đem xay mịn và nướng thành miếng tới khi có lớp vỏ nâu phía ngoài.

14. Jambon beurre - Pháp

Đây là một loại bánh phổ biến trong các quán cà phê, đồ ăn nhanh tại Pháp. Nguyên liệu chính để làm ra một chiếc bánh này gồm bơ, thịt hun khói, pho mát và dưa chuột muối. 

15. Gatsby - Nam Phi

Gatsby là một loại bánh mì dài được cắt theo chiều dọc và cho nhiều loại nhân khác nhau tuỳ theo sự lựa chọn của thực khách. Phần nhân tiêu chuẩn thường là khoai tây chiên. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn thịt bò masala, thịt bò nướng than, thịt gà, lạp xưởng hay xúc xích...

16. Broodje kroket - Hà Lan

Broodje kroket gồm thịt chiên được nhồi hay cuộn giữa các lát bánh mì trắng được phết chút sốt và mù tạt. Người Hà Lan thường thưởng thức món ăn này nóng bởi họ cho rằng, khi đó chiếc bánh Broodje kroket này càng ngon hơn.

17. Zapiekanka - Ba Lan

Zapiekanka là loại bánh mì Ba Lan được cắt đôi với nhân nấm và pho mát, thịt nguội hay các loại thịt khác và rau. Loại bánh này thường được cho vào lò nướng cho đến khi pho mát tan chảy và ổ bánh mì được giòn. Bánh Zapiekanka ăn kèm với nước sốt, thường là sốt cà chua và hành tây, ớt paprika.

18. Porilainen - Phần Lan

Porilainen là món ăn ưa thích của người Phần Lan. Với những nguyên liệu gần gũi như hành tây xắt nhỏ, sốt cà chua, xúc xích kẹp hay thịt heo quay, Porilainen sẽ làm vừa lòng cả những thực khách khó tính.

19. Choripan - Argentina

Choripan là một loại bánh sandwich với xúc xích nướng phổ biến ăn kèm bánh mì giòn. Các loại salad, trứng ốp-la hay nước sốt sẽ được dùng kèm tùy theo sở thích của thực khách.

20. Tripleta - Puerto Rico

Bánh Tripleta là thức ăn đường phố ưa thích của nhiều người "yêu thịt". Loại bánh sandwich này được làm từ thịt gà nướng, thịt jambon, thịt bò và ăn kèm chiếc bánh sandwich cuộn ngọt. Một chút sốt cà chua hay mù tạt cho giúp gia tăng hương vị của món ăn.

21. Bocadillo - Tây Ban Nha

Bocadillo là một loại bánh sandwich Tây Ban Nha. Nhân của Bocadillo được làm từ trứng bọc rau củ, chiên đến khi có màu vàng nâu ăn kèm salad cà chua. 

22. Roti john - Malaysia

Roti John bản chất là một bánh sandwich trứng tráng. Đây là một bữa ăn sáng phổ biến của người Malaysia và cũng là món ăn nhẹ ở quốc gia này. Nguyên liệu chính của bánh sandwich Roti John gồm thịt băm (thịt gà hoặc thịt cừu), hành, trứng, cá mòi, ketchup và ổ bánh mì baguette. 

23. Pljeskavica - Serbia

Pljeskavica là một miếng thịt burger được làm từ một hỗn hợp của các loại thịt xay (thịt cừu, thịt heo, thịt bê, hoặc thịt bò) và hành tây. Thịt sẽ được dùng kèm bánh mì, tương ớt và kem sữa Serbian. 

24. Mitraillette - Bỉ

Mitraillette là loại bánh mì kẹp khoai tây chiên phổ biến ở đất nước Bỉ. Cùng với lớp khoai tây chất cao như núi, một miếng thịt chiên và sốt Mayonnaise, Mitraillette sẽ để lại cho thực khách ấn tượng khó phai.

25. Kaya toast - Singapore

Đây là món ăn phổ biến của người Singapore. Mứt dừa Kaya, trứng, đường, nước cốt dừa cùng hương vị lá dứa được phủ lên lớp bánh mì nướng. Nếu muốn ngậy hơn, bạn có thể cho thêm chút bơ thực vật phết lên bánh mì. 

26. Arepa - Venezuela

Arepa là một loại bánh mì dẹt làm từ bột ngô xay và được nướng chín. Phần nhân thường được người Venezuela lựa chọn ăn kèm là thịt, trứng, pho mát, tôm hoặc cá chiên.

27. Pork Chop Bun - Macau

Pork Chop Bun là một trong những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất ở Macau. Bánh mì này cực giòn ở bên ngoài và rất mềm ở bên trong. Các thành phần của bánh chỉ đơn giản là thịt heo mà không có thành phần bổ sung nào khác như xà lách hoặc dưa leo. 

28. Panini - Ý

Món bánh kẹp Panini của Ý sẽ được kẹp và nướng bằng dụng cụ riêng cho ra hình sọc đang chéo trên mặt bánh gọi là Panini. Món bánh kẹp kiểu Ý dùng với cà chua, pho mát tan chảy hòa quyện với thịt heo muối là lựa chọn nhanh cho bữa sáng. 

29. Bosna - Áo

Xúc xích nướng, mù tạt, hành tây, ớt, gia vị cà ri... là những nguyên liệu không thể thiếu của món bánh mì sandwich phiên bản nước Áo. Một cốc bia Áo mát lạnh sẽ giúp tăng hương vị của loại bánh này.

30. Bauru - Brazil

Bauru là một loại bánh sandwich với thịt bò nướng Brazil. Một chút mozzarella, dưa chuột, cà chua và oregano sẽ khiến cho Bauru thêm đậm đà.

31. Chivito - Uruguay

Là món ăn phổ biến ở Uruguay, Chivito là món bánh kẹp thịt bò, thịt ba chỉ xông khói, trứng chiên, thịt nguội, pho mát mozzarella, cà chua, sốt Mayonnaise, chút dầu oliu.


Read more: http://guu.vn/31-loai-banh-sandwich-vong-quanh-the-gioi-giai-ngay-cho-ngay-tet-0i2TweRmqzw40.html#ixzz3SUO9e81e