Chính xác là như vậy. Rượu Gin được điều chế lần đầu tiên bởi một giáo sư y khoa người Hà Lan có tên là Franciscus Sylvius (đại học Leiden) vào thế kỷ XVII. Từ Gin được lấy từ tiếng Hà Lan với “jeneverbes” có nghĩa là “Juniper” (cây bách xù). Ban đầu, rượu Gin được điều chế ra để làm thuốc chữa bệnh liên quan tới thận nhưng sau đó nhanh chóng được các bệnh nhân và cả bác sỹ “nghiện” và coi nó là một thứ rượu để uống.
Khi mà vua William of Orange (người Hà Lan) nắm ngôi vua nước Anh, rượu Gin đã được mang theo mà được dân Anh ưa chuộng. Người ta nói rằng chi phí sản xuất rượu Gin còn rẻ hơn cả beer và uống thì lại an toàn hơn nước lã. Nước Anh lúc đó đã tràn ngập các quán rượu Gin. Tất nhiên không thể kể công lao của William of Orange khi ông này không chỉ mang rượu Gin sang nước Anh mà còn ra lệnh cấm bán rượu Brandy của Pháp. Năm 1690, dân Anh đã tiêu thụ nửa triệu gallon (1 gallon = 3.78 lít) và tới năm 1750 là 11 triệu gallon. Tới giữa thế kỷ XVIII, Gin đã được người châu Âu mang sang Thế giới mới (châu Mỹ) và tiếp tục được ưa chuộng tại đây.
Cho tới ngày nay, Gin đã phổ biến trên khắp thế giới. Nói đến Gin là không thể không nhắc tới các nhãn hiệu nổi tiếng như Bombay Sapphire, Gordon, Seagram và Tanqueray.
Read more: Có phải rượu Gin ban đầu được sử dụng để làm thuốc hay không? — Có thể bạn chưa biết...
Under Creative Commons License: Attribution Non-Commercial
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét