Mỗi thành phần đều có bản chất của nó, tính âm  trong các món ăn như: thịt vịt, cá, tôm cua, bí xanh, bắp cải…tính dương có trong gừng, ớt, hạt tiêu, thịt chó…việc chuẩn bị bữa ăn đòi hỏi việc bù trừ và phối hợp những thành phần này. Sự cân bằng bên trong cơ thể thực sự bị đe dọa nếu ta chỉ ăn thức ăn hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương.
Trong đó gừng là gia vị luôn có mặt trong những món ăn được làm từ các thực phẩm mang yếu tố âm: bắp cải luộc, hải sản hoặc trứng lộn. Ớt cay và những chất “Dương” thường được sử dụng trong những món mang tính lạnh, ôn hòa (hải sản hoặc cá hấp cách thủy). Dưa hấu – tính âm được ăn với muối – tính dương.
Món ăn đặc trưng nhất của người Việt là nước mắm. Trong việc chuẩn bị món “nước sốt” truyền thống này, ta chú ý đến sự hiện diện của 5 yếu tố âm và dương: muối của nước ép từ cá (luôn là cá biển); đắng của vỏ chanh; chua của nước chanh (hoặc của giấm); cay của ớt (tán hoặc xắt nhỏ) và ngọt của đường. Sự kết hợp của 5 vị trong nước mắm của người Việt tương ứng với 5 yếu tố của Ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ).
Để có sự hòa hợp âm – dương bên trong cơ thể, người Việt cũng dùng thực phẩm như những bài thuốc phòng ngừa và chữa trị. Người Việt quan niệm bệnh tật là do mất cân bằng âm – dương mà ra. Bệnh do âm phải dùng thực phẩm chứa nhiều dương, ngược lại ít dương cần bổ sung các chất chứa nhiều yếu tố âm.
Ví dụ, đau bụng kèm sốt (nhiệt = dương), cần yếu tố Âm như cháo đậu đen (màu đen = âm), chè đậu đen hoặc cháo trứng, v.v… Trong trường hợp đau bụng mà không sốt (lạnh = âm), ta dùng chất dương (nóng) như gừng… Trường hợp sốt vì lạnh (âm), nên ăn cháo gừng thêm chút tía tô (dương). Nếu sốt do nắng (dương), ăn cháo hành (âm). Những món ăn để giải bệnh của người Việt thực vô cùng phong phú.
Sự cân bằng âm – dương giúp duy trì tốt cuộc sống và đảm bảo sức khỏe. Để lấy lại sự cân bằng này, người bệnh do yếu tố âm nên ăn những thực phẩm mang tính dương và ngược lại. Với người Việt, ăn là tự chăm sóc bản thân. Ví dụ nếu bị táo bón (bệnh dương) chỉ chữa khỏi bằng món ăn mang tính âm (chè đậu đen hoặc đậu xanh – một món tráng miệng). Ngược lại, tiêu chảy hoặc đau bụng do yếu tố âm có thể tác dụng với món ăn theo mùa (gừng, riềng).