Lâu nay, lục bình là món ăn dân dã trong các mâm cơm thường ngày của bà con ở miệt vườn. Nó còn được dùng làm những món độc đáo, bên cạnh những thứ “hương đồng cỏ nội” như bông súng, ngó sen, tai tượng, năng bộp, bồn bồn… Gần đây, cả bông lục bình và ngó lục bình được chế biến món lục bình xào rất hấp dẫn. Chẳng ai lạ gì cây lục bình, nhưng món ăn từ lục bình vừa ngon lại rất lạ miệng với người dân thành phố.
Lục bình thường được gọi là bèo Tây hay là bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Ngày xửa ngày xưa, lục bình chỉ là một loài thủy sinh lênh đênh trôi theo dòng nước, một loài thảo dã không hữu dụng, nhưng là hình ảnh rất thân thương, gần gũi với nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy mà dân miền sông nước có câu: “Nước chảy liu riu. Lục bình trôi riu ríu. Anh thấy em nhỏ xíu anh thương …”
Thế nhưng, khoảng chục năm gần đây, loài cây nầy đã trở nên đa dụng. Lục bình không những có ích cho nhà nông mà còn là một loại cây nguyên liệu dùng chế biến nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Ngoài ra, lục bình còn là một thứ rau sạch, thuộc nhóm thức ăn xanh rất giàu vitamine, có thể dùng ăn sống, luộc, xào, nấu canh...
Muốn làm món lục bình xào, trước hết chúng ta phải chọn ra những cọng lục bình non tơ mơn mởn (ngó lục bình), cắt ra từng khúc dài độ 10 cm, rửa sạch với nước muối pha loãng, xong bóp cho ráo nước. Dùng thịt ba rọi xắt mỏng (hoặc tôm, tép) ướp với hành, tiêu, tỏi, nước mắm rồi cho vào chão xào. Sau đó, cho tất cả lục bình vào, tiếp tục xào cho thật đều và nêm nếm trước khi bắc xuống bếp.
Đây là món ăn độc đáo của bà con miệt vườn sông nước. Trước kia lục bình là món ăn của người nghèo, nhưng giờ đây nó đã trở thành món ngon hấp dẫn và còn được xếp vào hàng đặc sản, tuy dân dã mà lạ miệng và thơm ngon.
Cọng lục bình vừa mềm, vừa thơm ngon, vị lại ngọt, tính mát và có mùi đặc trưng. Ngoài món xào ra, nhiều người còn dùng ngó lục bình và bông lục bình để bóp gỏi chấm mắm kho, tuyệt nhất là chấm với nước cá kèo kho lạt vừa mặn mà vừa thi vị. Riêng món canh chua cá lóc nấu với ngó lục bình cũng là món ngon độc đáo, ai ăn một lần sẽ nhớ mãi cái hương vị của đồng quê. Ai thích cầu kỳ có thể xào lục bình với thịt bò, vừa "sang trọng" vừa bổ dưỡng.
Hoa lục bình. Ảnh: Huỳnh Văn Nguyệt
Lục bình thường được gọi là bèo Tây hay là bèo Nhật Bản, có rất nhiều ở miền sông nước. Ngày xửa ngày xưa, lục bình chỉ là một loài thủy sinh lênh đênh trôi theo dòng nước, một loài thảo dã không hữu dụng, nhưng là hình ảnh rất thân thương, gần gũi với nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì vậy mà dân miền sông nước có câu: “Nước chảy liu riu. Lục bình trôi riu ríu. Anh thấy em nhỏ xíu anh thương …”
Thế nhưng, khoảng chục năm gần đây, loài cây nầy đã trở nên đa dụng. Lục bình không những có ích cho nhà nông mà còn là một loại cây nguyên liệu dùng chế biến nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Ngoài ra, lục bình còn là một thứ rau sạch, thuộc nhóm thức ăn xanh rất giàu vitamine, có thể dùng ăn sống, luộc, xào, nấu canh...
Ngó lục bình xào thịt. Ảnh: Huỳnh Văn Nguyệt
Muốn làm món lục bình xào, trước hết chúng ta phải chọn ra những cọng lục bình non tơ mơn mởn (ngó lục bình), cắt ra từng khúc dài độ 10 cm, rửa sạch với nước muối pha loãng, xong bóp cho ráo nước. Dùng thịt ba rọi xắt mỏng (hoặc tôm, tép) ướp với hành, tiêu, tỏi, nước mắm rồi cho vào chão xào. Sau đó, cho tất cả lục bình vào, tiếp tục xào cho thật đều và nêm nếm trước khi bắc xuống bếp.
Đây là món ăn độc đáo của bà con miệt vườn sông nước. Trước kia lục bình là món ăn của người nghèo, nhưng giờ đây nó đã trở thành món ngon hấp dẫn và còn được xếp vào hàng đặc sản, tuy dân dã mà lạ miệng và thơm ngon.
Cọng lục bình vừa mềm, vừa thơm ngon, vị lại ngọt, tính mát và có mùi đặc trưng. Ngoài món xào ra, nhiều người còn dùng ngó lục bình và bông lục bình để bóp gỏi chấm mắm kho, tuyệt nhất là chấm với nước cá kèo kho lạt vừa mặn mà vừa thi vị. Riêng món canh chua cá lóc nấu với ngó lục bình cũng là món ngon độc đáo, ai ăn một lần sẽ nhớ mãi cái hương vị của đồng quê. Ai thích cầu kỳ có thể xào lục bình với thịt bò, vừa "sang trọng" vừa bổ dưỡng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét