Ngoài các loại rau củ được trồng thành vườn, ở miền Tây còn có một nguồn cung cấp nhiều loại rau đa dạng và vô cùng phong phú.
Đó là các loài rau củ ngoài đồng ruộng, trên núi, trong rừng hoặc dọc theo các bờ ao, kênh ngòi, sông suối…
Theo các chuyên gia ẩm thực, rau mọc tự nhiên là loại rau sạch vì chúng không bị tác động bởi phân bón, hóa chất và các loại thuốc trừ sâu bệnh. Do đó, nhiều người dân ở thành thị cũng như thôn quê ngày càng có xu hướng chọn rau sạch làm nguyên liệu thực phẩm cho gia đình.
Trong số các loài rau dại có những thứ vừa là món ăn vừa là vị thuốc nên được nhiều người yêu thích, coi như món ngon quý như rau nhút, rau ngỗ, rau cải trời, rau ngành ngạnh, rau dền, rau dừa… mỗi loại đều có tác dụng bổ dưỡng khác nhau, đặc biệt là rau dừa.
Rau dừa còn gọi là rau dừa nước, thường mọc hoang trên các ao hồ, lung bào, đầm lầy. Thân rau mềm, lá nhỏ, hoa màu trắng, đặc biệt trên cọng rau mang nhiều phao xốp giúp cho thân cây nổi lên mặt nước dễ dàng.
Rau dừa có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng (Đại học Y Dược TPHCM), thành phần rau dừa chưa nhiều protid, glucid, chất xơ và các chất khoáng. Rau dừa có thể chữa trị đường tiết niệu như viêm bàng quang, tiểu buốt, tiểu gắt… bằng cách dùng tươi hoặc khô dưới dạng thuốc sắc. Theo kinh nghiệm dân gian, rau dừa tươi có thể giã nhỏ đắp nơi mụn nhọt, sưng lở.
Trong các bữa ăn đạm bạc, bà con nông dân thường dùng rau dừa rửa sạch, bóp gỏi chấm nước cá kho, chấm tương chao, đặc biệt rau dừa nấu với mắm kho sẽ trở thành một món ngon tuyệt diệu, mùi vị đặc trưng, khó có loại rau nào bì kịp.
Mắm kho phải là thứ mắm sặt chính gốc. Sau khi nấu sôi, lược sạch, cho thêm nước dừa tươi vào vừa đủ mặn, ngọt... Thường người ta bắc nồi mắm lên bếp gaz mini hoặc bếp than hồng để giữ độ nóng đều. Tiếp theo, người ta cho thêm thịt, cá, tép, lươn hoặc bất cứ một thứ hải sản nào cũng được, ngon nhất là cá ngác.
Người ăn chỉ cần ngắt từng khúc rau dừa chấm vào mắm là sẽ có một món ăn như ý. Ngoài rau dừa ra, người ăn còn có thể kèm thêm rau ngỗ, rau đắng, dưa leo, chuối chát.
Những ai thích cầu kỳ có thể trộn gỏi gồm rau dừa, bông súng, dừa nạo rồi trộn đều lên dùng chấm mắm kho. Hấp dẫn nhất là chan mắm vào chén bún trộn gỏi, vừa nhai vừa thưởng thức. Lúc đó người ăn mới cảm nhận được hương vị độc đáo của rau dừa, vừa nồng nàn, vừa ngọt, chát, thơm, giòn, lại hòa quyện cùng thứ nước chấm béo, ngọt, mặn, chua, cay… ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Rau dừa. Ảnh: Thiên Phúc
Theo các chuyên gia ẩm thực, rau mọc tự nhiên là loại rau sạch vì chúng không bị tác động bởi phân bón, hóa chất và các loại thuốc trừ sâu bệnh. Do đó, nhiều người dân ở thành thị cũng như thôn quê ngày càng có xu hướng chọn rau sạch làm nguyên liệu thực phẩm cho gia đình.
Trong số các loài rau dại có những thứ vừa là món ăn vừa là vị thuốc nên được nhiều người yêu thích, coi như món ngon quý như rau nhút, rau ngỗ, rau cải trời, rau ngành ngạnh, rau dền, rau dừa… mỗi loại đều có tác dụng bổ dưỡng khác nhau, đặc biệt là rau dừa.
Rau dừa còn gọi là rau dừa nước, thường mọc hoang trên các ao hồ, lung bào, đầm lầy. Thân rau mềm, lá nhỏ, hoa màu trắng, đặc biệt trên cọng rau mang nhiều phao xốp giúp cho thân cây nổi lên mặt nước dễ dàng.
Rau dừa có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Theo dược sĩ Lê Kim Phụng (Đại học Y Dược TPHCM), thành phần rau dừa chưa nhiều protid, glucid, chất xơ và các chất khoáng. Rau dừa có thể chữa trị đường tiết niệu như viêm bàng quang, tiểu buốt, tiểu gắt… bằng cách dùng tươi hoặc khô dưới dạng thuốc sắc. Theo kinh nghiệm dân gian, rau dừa tươi có thể giã nhỏ đắp nơi mụn nhọt, sưng lở.
Lẫu mắm cá ngác. Ảnh: Thiên Phúc
Trong các bữa ăn đạm bạc, bà con nông dân thường dùng rau dừa rửa sạch, bóp gỏi chấm nước cá kho, chấm tương chao, đặc biệt rau dừa nấu với mắm kho sẽ trở thành một món ngon tuyệt diệu, mùi vị đặc trưng, khó có loại rau nào bì kịp.
Mắm kho phải là thứ mắm sặt chính gốc. Sau khi nấu sôi, lược sạch, cho thêm nước dừa tươi vào vừa đủ mặn, ngọt... Thường người ta bắc nồi mắm lên bếp gaz mini hoặc bếp than hồng để giữ độ nóng đều. Tiếp theo, người ta cho thêm thịt, cá, tép, lươn hoặc bất cứ một thứ hải sản nào cũng được, ngon nhất là cá ngác.
Người ăn chỉ cần ngắt từng khúc rau dừa chấm vào mắm là sẽ có một món ăn như ý. Ngoài rau dừa ra, người ăn còn có thể kèm thêm rau ngỗ, rau đắng, dưa leo, chuối chát.
Những ai thích cầu kỳ có thể trộn gỏi gồm rau dừa, bông súng, dừa nạo rồi trộn đều lên dùng chấm mắm kho. Hấp dẫn nhất là chan mắm vào chén bún trộn gỏi, vừa nhai vừa thưởng thức. Lúc đó người ăn mới cảm nhận được hương vị độc đáo của rau dừa, vừa nồng nàn, vừa ngọt, chát, thơm, giòn, lại hòa quyện cùng thứ nước chấm béo, ngọt, mặn, chua, cay… ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét