Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Rau dại miền quê

Rau đắng đất mọc dại trong vườn  . Nghe mọi người bào đắng lắm lắm , nhưng ăn với cháo cá thì ngon tuyệt. 


Bờ đất rau dại mọc như rừng đủ loại xanh mướt 







Rau muối


Rau mảnh bát



Tầm bóp


Rau rệu

Tầm bóp và Tầm phốc ở vùng Phú thọ -Việt trì họ phân thành hai loại khác nhau 



Tầm Bóp - Thàng này thì căn bản là đắng, sau mưa rào đầu mùa có sấm lại càng đắng.





Tầm Phốc- Thằng này có vị bùi, ngọt. lọai mọc ở đất phù xa có vị hơi ngăm ngăm đắng. Lá, ngọn non cây tầm phốc nấu canh,nhúng lẩu, xào tỏi món nào cũng ngon.

Chuyện câu cá -Hái rau dại cũng hay ho lắm. Mới hôm rồi đi câu lão Cò đen buổi trưa mò vào rừng hái một nắm dây leo về nấu nước ,, thử tí nước lá cây lão nấu thấy nó đắng, uống xong lại thấy vị ngọt dư lại trong cuống họng , trưa đầu hè oi nồng khát nước tợn thế là mỗi thằng làm cốc tướng ,cơm nước xong ngủ chỏng khèo đến chiều. Tỉnh dậy thấy lão lẩm bẩm: *** uống nước lá ngón không thấy thằng nào chết nhỉ? hỏi lại lão thủng thẳng: Tao cho chúng mày uống thử nước lá ngón .Không tin chúng mày về giở tài liệu lại mà xem


Về tra lại thì quả đúng như lão nói : Nó chính là "Cây chè vằng, có nơi gọi là lá ngón hoa trắng "

KÈO NÈO


Cuneo
 Nguồn gốc: Thiên nhiên hoang dã
Loài cây được coi như một thứ rau dại ấy đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam bộ.
Kèo nèo còn luôn xuất hiện trong những món lẩu của người Nam bộ. Món lẩu mắm dù đã có nhiều loại trái và rau như: cà tím, hoa súng, rau đắng, rau muống… nhưng sẽ mất ngon nếu thiếu kèo nèo xanh mơn mởn. Ăn với kèo nèo, món lẩu mắm như đậm đà hơn, đặc sắc hơn.
Không chỉ có lẩu mắm, mà trong canh chua của người miền Tây, kèo nèo trở thành thứ rau gia vị không thể thiếu. Người ta thường nấu canh chua cá bông lau chung với lá giang và kèo nèo. Cách thực hiện món ăn cũng dễ: Nấu sôi nước, sau đó cho cá bông lau vào, rồi tiếp tục cho lá giang vào để tạo độ chua cho nồi canh. Khi canh sôi, cho kèo nèo vào rồi tắt bếp. Phi tỏi vàng thơm trút vào nồi canh. Rắc rau om, ngò gai, hành lá, ớt xắt lên. Có thể thay cá bông lau bằng các loại cá khác hoặc thay bằng thịt gà, thịt ếch… Cái vị chua chua ngọt ngọt của nước canh ngấm trong từng cọng kèo nèo khiến ai cũng mê mẩn. Có ăn thử mới biết tại sao người miền Tây “kết” loài rau bình dị này đến vậy.


ĐỌT DƯA LEO ĐẤT


CẢI TRỜI


caitroi
Lá Cải trời có mùi thơm, thường được thu hái làm rau luộc ăn hoặc nấu canh với tép, với cá. Ở Java, người ta cũng dùng chồi non nấu canh ăn. Người ta dùng toàn cây làm thuốc trị tràng nhạc, nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam. Cũng dùng trị tức ngực, yếu phổi, ho có đờm, táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá để trị đau bụng và để lọc sạch nước uống. Ở Malaixia, người ta dùng cây để xua đuổi sâu bọ nhờ tinh dầu thơm. Còn ở Ấn Độ, người ta dùng cây để trục giun. Ở một số nơi, người ta dùng cây giã ra vứt xuống nước để làm thuốc duốc cá.
Vùng thôn quê miền sông nước Tây Nam bộ có không ít loài rau dại mọc hoang, đa dạng về chủng loại; từ thuở đi mở cõi khai phá vùng đất này người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã tận dụng chúng làm thức ăn hằng ngày.
Rau dại có loài thân bò chằng chịt, quấn quanh các cây gỗ lớn như rau choại, nhãn lồng (lạc tiên) hay bò là đà mặt đất như rau trai, rau má...; có giống thân gỗ gốc to cả người ôm như nhàu, cách, lụa, sộp...; có thứ sống nổi trôi lềnh bềnh trong nước như rau dừa, rau ngổ, rau dịu... hoặc mọc ở ven mương, mé đìa gần nhà như rau ráng, rau mui...; có giống mọc giữa đồng hoang như lá hẹ, rau mác, năng, bông súng...
Bồn bồn
Người ta thường ăn sống nhiều loại rau dại. Khi thì chấm nước mắm, mắm kho, cá kho như lá hẹ, bông súng... hoặc ăn kèm với cá lóc nướng trui như lá lụa, đọt sộp, lá cách, lá cát lồi, lá nhàu...
Có loại trụng qua nước sôi trước khi ăn như đọt ráng, choại, đọt nhãn lồng... Có thứ nấu canh như lá huyết bò, mỏ quạ..., để nấu canh chua như bông so đũa, cù kèo, điên điển... Có loại xào với tóp mỡ, với tép, nhái như năng bộp, bồn bồn, rau mui... Rau càng cua thì vừa ăn sống vừa làm gỏi chua chấm cá kho...
Dưa môn muối chua
Bông điên điển, bồn bồn, môn dại thì làm dưa để dành ăn dần. Đáng nói nhất là cây môn nước hay còn gọi là môn ngứa, mọc hoang ở mương vườn, đầm lầy, ven sông rạch, thân có một thứ nhựa gây ngứa khi ta lỡ chạm vào. Tuy nhiên, dân gian có cách độc đáo chế biến chúng thành món dưa ăn với cá kho, mắm kho, cơm nóng tuyệt ngon.
Người ta chọn bẹ non của những bụi môn dầm mình trong nước, cắt từng khúc dài chừng ngón tay, đem muối trong cần xé đến khi chất nhầy tiết ra gần hết thì đổ vô khạp ủ, thêm nước vo gạo và ít đường mía, ít tép tỏi đập dập, ớt sừng trâu xắt miếng... rồi đậy kín, phơi nắng, phơi sương, chừng 4-5 ngày môn ngả màu vàng, chua là ăn được!
Rau choại
Người dân quê miền sông nước Nam bộ còn lấy lá rau dại gói thịt để nướng, hay hấp, um.Thịt cóc, thịt chuột làm sạch, băm nhuyễn rồi gói lá nhàu hay lá mãng cầu nướng trên than hồng, ôi thôi thơm hết chịu nổi. Lươn thì um rau ngổ, lá nhàu, cá lóc hấp với lá bầu, thịt chồn bằm nhuyễn gói lá bầu, lá mướp hấp cách thủy...
Rau má mọc hoang
Không chỉ giúp cho thức ăn thêm ngon miệng, nhiều loại rau còn tạo sự cân bằng, hòa hợp âm dương cho món ăn. Lá gừng, lá nghệ chấm cá trê kho, tép bạc luộc ăn với chuối chát là những ví dụ cụ thể.
Nhiều loại rau dại còn được dùng để chữa bệnh. Thịt cóc gói lá mãng cầu theo dân gian lưu truyền có tác dụng trị bệnh trẻ em còi xương, bụng chướng hơi, nổi gân xanh.
Bông súng
Rau má xay uống với nước dừa tươi vừa giải khát vừa có tác dụng giải nhiệt rất tốt. Bông so đũa nấu cá rô đồng được nhiều người cho là có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới, thể hiện trong câu ca dao:
Canh chua nấu cá rô đồng
Nửa đêm thức dậy nhớ chồng đi xa.

Rau dạ hiến

Ẩm thực Cao Bằng - Rau dạ hiến - iVIVU.comDạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày – Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau dạ hiến là cảm thấy rất quý. Dạ hiến không đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon, hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt và nhiều tác dụng với các bệnh khách. Rau dạ hiến xào với tỏi là món ăn dân dã và ngon miệng.













Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét