Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Cách ăn các loài rau dại vừa sạch vừa nên thuốc



Dân gian ta có câu “ Đói ăn rau, đau uống thuốc”, từ rau ở đây ngụ ý nói đến rau dại mọc quanh vườn.Rau dại bao gồm rất nhiều loài rau khác nhau và tùy vào từng vùng miền có cách chế biến thánh món ăn đặc sản.Cần biết rõ các loài rau dại để khi dùng vừa làm thực phẩm vừa nên thuốc cho cơ thể.
Sau đây xin liệt kê các loài rau dại phổ biến thường được bán hay sử dụng trong dân gian.

1. Rau dại dùng như rau salat, rau trộn gỏi :

- Rau Càng cua: là loại cỏ có thân mọng nước, mọc nhiều ở các chân tường gốc chậu cây ẩm ướt.Rau càng cua được trộn dầu dấm với thịt bò hay cá hộp được các nhà hàng chọn làm món khai vị.
Vị thuốc : Hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn rộng trên các chủng S. Aureus, B. Subtilis, P. Aeriginosa và E. Coli, dịch chiết trong clorofoc có tác dụng kháng nấm T. Mentagrophytes.
- Lá Sầu đâu: Về vùng Long Xuyên có món đặc sản lá Sầu đâu trộn dầu dấm với cá đồng một nắng xé nhỏ.
rau dại
Lá sầu đâu
Vị thuốc: Lá Sầu đâu có tính đắng vị mát, lá làm tan sưng, tiêu độc, sát trùng; nước sắc lá cũng có tác dụng kháng sinh sát trùng, nên sử dụng lá Sầu đâu với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
- Thân cây chuối với đọt non lá ổi: Thịt gà ta trộn gỏi với thân cây chuối và rau gia vị bằng lá ổi non tạo nên hương vị khác biệt cho món ăn vùng Tiền Giang.Thân cây chuối có tính mát nhuận trường, lá ổi có vị chát tạo sự cân bằng cho món gỏi gà.
- Cổ hũ dừa: Cổ hũ là phần lõi non nhất của ngọn dừa, được ví như “tủy sống” của cây dừa.Phải chặt bỏ cây dừa mới lấy được cổ hũ dừa.Gỏi trộn từ cổ hũ dừa là món đặc sản chỉ có ở những nhà hàng sành điệu.
Vị thuốc :Cổ hũ dừa rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa và có nhiều khoáng chất như chất sắt, ma-giê, kẽm… Đây cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe vì không chứa cholesterol, chất béo bão hòa.

2. Rai dại dùng làm nấu canh hay rau ghém trong lẩu :

- Dền cơm: hay còn gọi Dền gai và mọc hoang quang vườn để làm rau luộc, xào hoặc nấu canh.
Vị thuốc :Trong lá rau dền gai có chứa hàm lượng vitamin A rất cao, ngoài ra còn có vitamin B, C, PP, nhiều protid đặc biệt là lysin với hàm lượng cao hơn cả bắp, lúa mì và đậu tương. Rau dền gai có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, sát trùng, giải độc
- Rau đắng đất: Còn gọi là rau đắng lá vòng, mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có thể thu hái quanh năm, nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ghém ăn với món cháo cá lóc ( đặc sản vùng Long An dọc quốc lộ 1A).
Vị thuốc : Rau đắng đất có vị đắng, tính mát, dùng trị kinh phong, nhuận gan, thông tiểu. Được dùng để chữa các bệnh về gan như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt nóng trong người.
REau dại
Trái khổ qua rừng
- Khổ qua rừng: Hay còn gọi là khổ qua thóc, Mướp mường.Mọc dại ven hàng rào vùng Đông Nam bộ.Khổ qua rừng có thể dùng để luộc hay nấu canh, vị đắng hơn khổ qua thường.
Vị thuốc: Khổ qua rừng được bác sĩ khuyến khích ăn để làm giảm mỡ trong máu, mát gan giải độc.Hiện nay giá trái khổ qua rừng đắt gấp 2-3 lần trái khổ qua thường.
- Cải trời: mọc hoang, hoang thường ở vườn, ruộng, bãi trống, gặp nhiều từ Thừa Thiên – Huế trở vào đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Lá Cải trời có mùi thơm, thường được thu hái làm rau luộc ăn hoặc nấu canh với tép, với cá, ở vùng Đồng Tháp dùng cải trời như rau ăn lẫu.
Vị thuốc : Người ta dùng toàn cây cải thời làm thuốc trị nhọt lở, cầm máu vết thương, trị băng huyết, chảy máu cam. Cũng dùng trị tức ngực, yếu phổi, ho có đờm, táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng.
-Lá ớt: Lá ớt có thể nấu canh với tôm và thịt giúp bồi bổ cơ thể, rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường,có nơi trồng ớt thu hái lá để xuất khẩu.Lá ớt có vị đắng cay nhẹ, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu.
Vị thuốc : Những nghiên cứu mới đây cho thấy lá ớt còn làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể, hạn chế sự tăng trưởng của các loại vi khuẩn do ô nhiễm thức ăn và bảo vệ màng dạ dày trong những trường hợp bị nhiễm H.pylori. Lá ớt cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin C, tiền vitamin A nên có thể làm chậm quá trình lão hóa mắt.

3. Rau dại để làm rau ăn sống hay xào tỏi:

rau dại
Đọt choại
- Đọt choại ( rau chại) Loài cây này sống nhiều ở vùng đất bưng trũng, là loại ráng dương xỉ thân bò tới đâu thì bám rễ tới đó, nhờ bộ rễ có sức hút nước mạnh, đặc biệt rất thích nghi với vùng đất nhiễm phèn nhẹ.Đọt non cây Choại dùng làm rau luộc hay xào tỏi.
Lưu ý : Tuy nhiên không nên ăn nhiều đọt Choại vì chưa có nghiên cứu chính thức về vị thuốc cũng như những hạn chế gây bệnh của đọt Choại.
- Đọt Nhãn lồng: là món rau dân dã đặc sản của vùng quê Nam Bộ,dùng để luộc chấm với tương hột, có thể nấu canh, ăn đọt nhãn lồng rất mát thanh nhiệt cơ thể.
Vị thuốc: Cây nhãn lồng không chỉ là món rau ngon miệng mà còn là vị thuốc nam trị bệnh tim mạch và an thần rất tốt, ăn đọt nhãn lồng trị mất ngủ.
rau dại
Lá móp thường mọ ven kinh rạch
- Rau Móp: Cây họ ráy mọc ven bờ kênh rạch vùng miền Đông Nam bộ, rau móp bao gồm đọt bẹ non, phát hoa cây Móp, có thể dùng làm gỏi, xào tỏi, nấu canh hay dùng như rau với lẩu.Ở Bình Dương có món đặc sản là dưa chua rau Móp có vị rất ngon.
Vị thuốc: Thân và lá non cây Móp có nhiều khoáng chất và vitamin, và chứa acid Ascorbic giúp chống oxy hóa.
rau dại
Bông lục bình
- Ngó và bông Lục bình: dùng ăn sống (luộc hoặc làm dưa) chấm nước mắm kho, cá kho, nhúng lẫu; ngó lục bình có thể xào thịt (hoặc tép). Riêng hoa lục bình xào thịt bò thì không thể nào chê được.Ở miền quê Củ Chi, Bình dương ven sông Sài Gòn thì các món ăn từ ngó hoa Lục bình là món đặc sản.
Lưu ý : Tuy nhiên do nguồn nước bị ô nhiễm năng nề nên cây Lục Bình cũng bị tích lũy hàm lượng chất kim loại nặng trong thân.Vì thế cần hạn chế ăn món ăn chế biến từ ngó Lục Bình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét