Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Bổ dưỡng canh rau bình bát


Bình bát là loại dây leo thường mọc hoang, um tùm, lá xanh mướt, thuộc họ bầu bí, có nơi còn gọi là rau bát, dưa dại… Lá bình bát mọc so le, hình trái tim, hoa màu trắng, có năm cánh. Trái bình bát lúc còn non có màu xanh giống như dưa leo, to bằng ngón tay cái, vị đắng, lúc chín có màu đỏ rực, ăn khá ngon, ngọt. Dây bình bát dùng nấu canh ăn rất được nhiều người ưa thích.

Trong Đông y, dây bình bát (rau bát) được cho là vị thuốc khá hiệu quả. Rau bát có vị ngọt, tính mát, có tác dụng: thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, dưỡng âm, tiêu độc.
Trong Đông y, dây bình bát (rau bát) được cho là vị thuốc khá hiệu quả. Rau bát có vị ngọt, tính mát, có tác dụng: thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, dưỡng âm, tiêu độc.
Trong Đông y, dây bình bát (rau bát) được cho là vị thuốc khá hiệu quả. Rau bát có vị ngọt, tính mát, có tác dụng: thanh nhiệt, mát phế, thanh vị, nhuận táo, sinh tân dịch, dưỡng âm, tiêu độc. Người bệnh tiểu đường hái 100g lá non dây bát, thịt cua 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên sẽ giảm lượng đường đáng kể.
Người ta hái những chiếc đọt và lá non của dây bình bát đem rửa sạch, để ráo, có thể nấu với tôm, thịt heo, thịt bò, cá trê, cá lóc… Muốn có một tô canh lá bình bát có mùi vị đặc trưng, vừa ngọt lại thơm ngon, đúng bài, đúng điệu thì không có thứ đồ nấu nào sánh kịp hột vịt lộn, hoặc làm lẩu hột vịt lộn ăn với bún và món rau chính của lẩu là rau bình bát. Người ta phi hành với dầu vừa vàng thơm, đổ ít nước đã đun sôi, nêm các loại gia vị cho vừa ăn, cho trứng vịt lộn vào đậy kín nắp cho trứng chín, cho rau bình bát vào đun lửa lớn vừa sôi là nhắc xuống, không để lâu rau chín quá mất ngon.
Thưởng thức món trứng vịt lộn nấu canh với rau bình bát trong những ngày hè tiết trời oi nồng, vừa ngon ngọt lại thanh nhiệt cho cơ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét