Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng và phong phú hấp dẫn đối với nhiều du khách quốc tế, bên cạnh đó còn có những món ăn dù chỉ mới nghe tên thôi chứ chưa trông thấy đã khiến nhiều thực khách hãi hồn vì độ kinh dị của nó như hột vịt lộn, đuông dừa tắm mắm, rượu ngâm rắn, côn trùng chiên giòn, rắn xào lăng….
Hãy thử thách độ can đảm của bạn qua những món dưới đây nhé:
1. HỘT VỊT LỘN
Hột vịt lộn là món ăn được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình nhưng vfi nguyên nhân nào đó không nở thành con vịt được. Hột vịt lộn được chế biến thành nhiều món như luộc, xào me,...là một trong những món ăn bình dân ở Việt Nam và được coi là món ăn bổ dưỡng không kém phần kinh dị khi bóc ra quả trứng vịt với con vịt nhỏ đầy đủ bộ phận lông lá.
hột vịt lộn được bán ở khắp các đường phố ở Việt Nam từ vùng thôn quê đến các ngõ hẻm chốn thành thị, chỉ vài cái bàn, cái ghế và nồi nước đun sôi để luộc trứng là đã được xem là một quán nhỏ, người Việt Nam có thói quen ăn hột vịt lộn buổi xế chiều khi đi dạo tối.
Đây là món ăn được đánh giá là bình dân, giá rẻ, ngon và bổ tuy nhiên đối với nhiều thực khách thì thật sự là một món ăn kinh dị nhất là đối với khách du lịch nước ngoài khi nhìn thấy người Việt Nam ngồi ăn ngon lành quả trứng vịt lộn.
2. ĐUÔNG DỪA
Đuông dừa một trong những món đặc sản Việt Nam nhưng với nhiều người chỉ trông thấy những con đuông dừa béo ị bò nhung nhúc, còn ngọ nguậy trông không khác gì những con sâu non cũng đủ thấy nổi da gà chứ nói gì đến bỏ vào miệng để xơi.
Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương. Sau mùa sinh sản đuông thường chọn cây dừa sung sức, khoét ngọn rồi đẻ trứng vào. Trứng nở ra ấu trùng và lớn dần nhờ ăn cổ hũ dừa đến khi xuyên thủng ngọn dừa, lúc đọt thối ngã ngang và cây dừa tàn lụi là lúc đuông dừa đông đúc nhất.
Dù đuông đục khoét là hỏng dừa nhưng đuông dừa ăn rất ngon và lại là đặc sản độc đáo có một không hai ở những xứ dừa đồng bằng sông Cửu Long. Đuông dừa là loài có hại nên bị cấm nuôi, đây cũng là món ăn theo dân gian là "tăng cường khả năng phái mạnh”, bổ thận tráng dương nên rất quý hiếm. Mỗi Kg đuông dừa lên đến hơn 500.000 đồng, vào mỗi mùa hiếm giá còn cao hơn.
Đuông dừa có thể được chế biến với nhiều cách khác nhau - Ảnh: sưu tầm
Đuông dừa tắm mắm thơm ngon béo ngậy, trông hình ảnh này mấy ai can đảm ăn thử. - Ảnh: Sieuthicontrung
Đặc biệt vùng Trà Vinh còn có đuông chà là, nét độc đáo là mỗi một cây chà là chỉ có duy nhất một con đuông ở cho đến khi già mọc cánh bay đi. Cứ thấy cây nào héo đọt là cây ấy có đuông. Đuông chà là to béo, mập ú u đem nướng bơ hoặc chiên giòn mỗi người ăn chừng 3 con đã thấy quá đã, tuy nhiên đây cũng là món khiến nhiều thực khách nổi gai óc không dám ăn hoặc ăn nhưng há mồm nhắm tịt mắt lại.
3. RƯỢU THUỐC NGÂM RẮN, RẾT, BÒ CẠP
Rượu thuốc ngâm là tên gọi chỉ các loại rượu ngâm rất phổ biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống, với nhiều người Việt Nam và du khách sành rượu thì có lẽ không xa lạ gì với các loại rượu ngâm từ thảo dược đến các loại động vật như rắn, rết, bò cạp và đây cũng là loại rượu kinh dị ở Việt Nam khiến nhiều người phải sợ bởi độ khủng của nó.
Các loại động vật hầu hết được ngâm sống, chỉ sơ chế qua và không nấu chín. Cá biệt có một số loại được ngâm nguyên con. Rượu ngâm nguyên con thường gặp rượu rắn ngâm theo số lẻ một con thường là rắn hổ mang, rắn hổ mang, bò cạp. Ngoài ra có thể ngâm được tất cả mọi con như : rượu tắc kè; rượu bìm bịp, rượu chim sẻ, rượu cá ngựa, rượu ong đất, rượu ong bò vẽ...
Ưu điểm của rượu thuốc ngâm là chắt lọc được tinh chất, bảo quản thuốc được lâu và khử bớt độ độc của rượu. Thuốc để ngâm thường là thuốc bổ, có tác dụng nâng cao thể trạng, kích thích tiêu hóa an thần, nhuận tràng, chữa các chứng đau mỏi do phong hàn, phong thấp. Tuy nhiên, những người âm hư hỏa vượng và yếu bóng vía không nên dùng các loại rượu thuốc này bởi nhìn chai rượu thôi là đủ kinh dị.
4. CÔN TRÙNG CHIÊN
Ăn côn trùng là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của các quốc gia Đông Á và các loại côn trùng được chế biến thành những món ngon hấp dẫn ở Việt Nam cũng là một trong số đó.. Do điều kiện tự nhiên và thói quen ăn uống khác biệt mà nền “ẩm thực côn trùng” của người Việt cũng có những nét độc đáo riêng với những món ăn đặc thù ở từng vùng miền và có chung một điểm là gây rùng mình khi ăn hoặc thấy.
Côn trùng được chế biến thành những món ăn mang hương vị độc đáo như dế chiên giòn, dế lăn bột chiên, dế tẩm nước mắm, bọ cạp chiên...là món ăn không thể thiếu ở những vùng quê miền Tây, ăn một lần bạn sẽ nhớ mãi nhưng với nhiều người cảm thấy sợ hãi và tránh không dám nhìn hoặc ăn côn trùng.
Liên hợp quốc mới đây kêu gọi nhân loại ăn côn trùng như một cách chống đói, nhưng tại Việt Nam lời kêu gọi trên có phần bị muộn do côn trùng ở Việt Nam đã được sử dụng làm thức ăn từ lâu và chế biến thành nhiều món lạ miệng. Thật tuyệt vời cảm giác giòn rụm trong miệng khi gắp một con dế chiên giòn hay bò cạp chấm nước mắm, hẳn sẽ ăn rồi muốn ăn nữa.
5. THỊT RẮN
Mặc dù là con vật khiến nhiều người sợ hãi nhưng những món ngon được chế biến từ thịt rắn lại khiến nhiều người thích thú.
Từ rắn có thể chế biến thành trên dưới 10 món ăn khác nhau như thịt rắn xúc bánh đa, rắn xé phay, xào lăn, chả rắn, rắn hầm xả, rắn tiềm thuốc bắc, cháo rắn đấu xanh, rắn nhồi thịt… Trong đó, rắn tiềm thuốc bắc là món bổ nhất trong các món rắn, có công dụng chống đau nhức và mát gan tuy nhiên có một số loài rắn có độc cần chế biến kỹ trước khi ăn.
Cũng như những kể trên, món ăn từ rắn cũng khiến nhiều thực khách sợ rắn e dè không dám thưởng thức dù đã được nấu chín thành món ăn. Bên cạnh rắn thì rắn mối cũng rất được ưa chuộng và có trong thực đơn quý hiếm ở các nhà hàng, thịt rắn mối nướng xé phai ăn kèm rau, cà chua chấm muối ớt cay cay thơm ngon béo ngậy ăn một lần là mê.
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang
6. SÂU, BÒ CẠP CHIÊN GIÒN BÉO NGẬY
Đến vùng đất Bảy Núi tỉnh An Giang, du khách không khỏi tò mò, kinh sợ nhìn những con bò cạp đen nhánh, to cỡ con dế cơm, bò lổn nhổn trong thau, giơ cái đuôi nhọn hoắt và hai cái càng to kềnh đầy đe dọa, được bày bán dọc theo lề đường hoặc được chế biến thành món ăn sẵn.
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại An Giang
Cầm con bò cạp đen bóng mập ú đưa lên miệng thưởng thức, nâng chén uống một ngụm rượu ngâm rắn khà một tiếng, bạn sẽ thấy cảnh vật vùng quê sao mà đẹp, sao mà ngon đến ngây dại hoang dã.
Những con sâu dài bằng cây tăm bò lúc nhúc trong rổ, thoáng nhìn cũng làm bất cứ ai thấy sợ chưa chắc dám ăn, nhưng khi được đem chiên giòn vàng ươm thơm nức, hãy thử cầm một con cắn một miếng để tận hưởng cảm giác béo ngậy nơi đầu lưỡi.
Xem thêm: Các tour du lịch An Giang
Qua những món trên có thể nói ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú và người Việt Nam thích ăn những món ăn mà người nước ngoài cho là kinh dị, mạo hiểm.
7. TIẾT CANH
Tiết canh là món ăn tươi sống dân dã của người Việt, tùy theo mỗi người đầu bếp mà có cách chế biến khác nhau. Tiết canh sử dụng nguyên liệu là tiết động vật sau khi được lấy còn tươi pha với chút nước mắm hoặc nước muối nhạt dùng đũa khoắng nhẹ cho cho tiết khỏi đông lại trước khi trộn với những phần thịt, sụn động vật băm nhỏ để làm đông tiết.
Sau khi luộc chín thịt động vật, người nội trợ lấy ra những phần sụn lườn và cổ, lòng mề băm nhỏ cho vào bát hoặc đĩa, dàn đều cho mịn. Dung dịch nổi lên tiết được gạt đi, lấy 1 lượng nước luộc thịt cho vào đánh tan với tiết rồi sau đó rưới nhanh tay, nhẹ nhàng phần dung dịch tiết trên cho thật đều vào đĩa.
Tiết canh cũng rất đa dạng nào là tiết canh ngan, tiết canh cua, tiết canh dê, tiết canh rắn, tiết canh tôm hùm nhưng phổ biến nhất là tiết canh lợn và tiết canh vịt xiêm. Rất hiếm khi thấy tiết canh chó, tiết canh gà, vì những loại gia súc gia cầm này hoặc rất tanh hoặc có hại khi ăn tiết sống.
Tiết canh là món ăn phổ biến được nhiều người ưa chuộng và nhiều hàng quán ăn ở các lề đường ở Việt Nam nhưng chưa thấy ở bất cứ nơi nào nữa trên thế giới và dù có dễ ăn đến mấy nhìn chén tiết canh đỏ tươi có thể khiến bạn nổi da gà, ớn lạnh.
8. THỊT CHUỘT
Chuột đối với nhiều người Việt Nam lẫn nước ngoài có lẽ là con vật gớm ghiếc và đáng sợ nhất, không dám nghĩ đến việc ăn thịt chuột, thế nhưng thịt chuột đặc biệt là chuột đồng được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản đắt tiền danh giá trong thực đơn các nhà hàng.
Thịt chuột ngon nhất là ở các vùng quê vào mùa gặt, chuột ở đồng chỉ ăn lúa thóc chín nên rất ú và sạch sẽ, thường khi đốt đồng người dân hay đi bẫy chuột để bắt những con chuột cống nhum hoặc chuột cơm to béo về làm thịt.
Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, chuột sau khi sơ chế được chế biến thành các món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Hàng trăm món ăn thịt chuột đặc biệt về hương vị như: chuột xắt miếng to khìa nước dừa và sả ớt, chuột xào sả ớt, chuột ram mặn với muối, chuột xào lá cách, chuột nấu canh chua, chuột ướp sả nướng, chuột băm nhỏ xào lá quýt, chuột kẹp lá chanh nướng,...
Chuột bắt về thường được sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch cổ hạch bẹn, vứt ruột chỉ lấy tim gan cật và treo lên cho ráo nước, nếu nhiều chuột ăn không hết có thể bảo quản bằng cách ướp muối trong các lu, khạp để giữ thịt tươi ngon; bên cạnh đó có thể làm mắm thịt chuột hay sấy khô ăn dần.
Thịt chuột sẽ thơm ngon nhất khi chuột được sơ chế với phương thức thui vàng lột da để tránh bị sình vì nước có trong thịt và sạch sẽ nhất. Vào mùa gặt lúa, nông dân thường dùng rạ tại cánh đồng để thui chuột, mùi thơm bay phảng phất theo gió từ cánh đồng này sang cánh đồng khác.
Nhìn những con chuột được sơ chế sạch sẽ và thui vàng bạn có thấy quá kinh dị không? nếu không bạn hãy thử một lần xơi món thịt chuột nướng xem mùi vị thế nào nhé.
9. PHÁ LẤU
Người nước ngoài đến Việt Nam thường ngưỡng mộ người Việt trong cách chế biến thực phẩm ở chỗ người Việt tận dụng tối đa mọi bộ phận của động vật để chế biến thành món ăn mà ở nước họ không ăn như: chân, đầu, đuôi, nội tạng,....và món phá lấu là tổng hợp những cái đó lại.
Phá lấu có thể được tìm thấy ở mọi tỉnh thành và con đường ở Việt Nam, một món ăn quen thuộc ở đất Sài Gòn là món bánh mì ăn kẹp cùng phá lấu được nhiều người dân chọn là món điểm tâm vừa ngon vừa rẻ và tiện lợi.
Ở một chuẩn mực ẩm thực nào đó, sẽ có nhiều thực khách không riêng gì người nước ngoài sẽ không thích món phá lấu bởi sự lộn xộn của nó hoặc trông có vẻ khiếp vía một xíu nếu trông thấy quầy hàng phá lấu có chị chủ cầm dao thật to chặt chan chát cái chân giò hay cái đầu heo xuống thớt.
10. CHẢ RƯƠI
Con rươi là một loại sinh vật biển còn gọi là bách cước (có hàng trăm chân) hoặc hòa trùng, hình dạng trông đáng sợ giống con rết với màu xanh, vàng, tía, thuộc bộ giun đốt, có nhiều lông tơ, được tìm thấy ở nhiều tầng nước, tìm kiếm thức ăn trong các đám rong, cỏ biển, ẩn núp dưới đá hay giấu mình trong cát hay bùn. Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ.
Chả rươi là chả làm từ thịt rươi đôi khi còn gọi là rươi đúc trứng, là một trong những món chả rán đặc biệt của người Việt khiến nhiều thực khách phải ghiền. Trong khi món ăn tương đối ít phổ biến tại một số vùng miền kể cả những nơi có rươi, nó lại khá phổ thông trong ẩm thực của người Hà Nội.
Rươi thường chỉ xuất hiện vào một số ngày trong năm khi con nước dâng cao ngập những chân ruộng khô nẻ. Ở Trà Vinh rươi còn được dùng làm nước mắm rươi có hương vị đậm đạ, thơm ngon.
Rươi là món có hàm lượng đạm quá cao, có thể không thích hợp với những người vừa ốm dậy, hen suyễn, tiền sử dị ứng, bụng dạ khó tiêu, đặc biệt phụ nữ mang thai không nên ăn rươi.
11. MẮM TÔM
Mắm tôm, là loại mắm được làm chủ yếu từ tôm và muối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc đặc trưng. Mắm tôm thường ăn kèm với bún đậu hoặc thịt cầy, với nhiều người mùi hương của mắm tôm thật sự là một nỗi ám ảnh không hề nhẹ.
Mắm tôm thường có 3 dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng. Mắm tôm có mặt trong nhiều món ăn dân dã miền quê, nhất là những món miền Bắc như cà pháo dầm mắm tôm, nộm rau muống và trong tín ngưỡng của người Việt Nam mắm tôm là thức ăn có tác dụng xua đuổi tà ma có thể do mùi của nó khiến ma quỷ cũng phải khiếp đảm không dám lại gần.
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Nha Trang
Khi dùng làm nước chấm lòng lợn, thịt lợn luộc, thịt chó thì có thể ăn kèm theo các loại rau thơm, khế chua, chuối chát, hay riềng tươi, tùy theo loại thịt. Mắm tôm khi được dùng để ăn với bún kèm đậu phụ rán hay chả cá Hà Nội có thể pha thêm một chút mỡ rán nóng.
12. SÁ SÙNG
Sá sùng là một loài hải sản quý hiếm có thân mềm chỉ sống ở những bãi cát ven biển nơi thủy triều lên, xuống tạo ra những doi cát có hình dạng trông dễ sợ xù xì, kệnh cỡm tựa như một con giun khổng lồ đầy màu sắc.
Sá sùng là hải sản thường gặp ở vùng biển Vân Đồn và Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, ở thành phố biển Nha Trang, Côn Đảo, Bến Tre, Cà Mau... Tùy theo mỗi vùng, tên dân gian của loài động vật này mỗi khác như sá sùng, sâu đất, đồn đột, chặt khoai, giun biển, địa sâm, bi bi, con cạp đất...
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Khánh Hòa
Vào thời phong kiến ngư dân vùng biển thường tiến cống sá sùng cho vua quan, chỉ những gia đình giàu có mới có thể thưởng thức thịt của loài sản sản đặc biệt này. Sá sùng được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khó quên như nấu nấu canh, xào, nướng hay phơi khô. Sá sùng còn là linh hồn trong món phở truyền thống của Hà Nội 36 phố phường và Nam Định làm nước dùng thơm hơn ngọt nước hơn.
Xem thêm: Các tour du lịch Khánh Hòa
Ngoài ra sá sùng trong Đông Y còn là một bài thuốc hữu ích cho quý ông tăng cường sinh lực “ông ăn bà khen“ bằng cách nấu với thuốc Bắc hoặc gà ác. Đây cũng là món ăn ngon của vùng biển Việt Nam khiến nhiều du khách e dè, không dám động đũa tới mặc dù ăn rất ngon.
Người nước ngoài khi đến Việt Nam bên cạnh những ngạc nhiên về văn hóa đặc sắc, thiên nhiên nguyên sơ tươi đẹp mà còn sốc nặng trước những món ăn độc đáo trong ẩm thực của người Việt khiến những người can đảm nhất, dễ ăn nhất cũng phải rùng mình kinh hãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét