Nhựa mận là một trong những món khoái khẩu trong các món cẩu. Có một số người, họ vì không ăn được thịt cầy hay kiêng ăn thịt cầy. Nhưng vì thấy món nhựa mận ngon quá, thế là món giả cầy được ra đời.
Khi người ta nói đến miếng giả cầy, có nghĩa là giò lợn nấu theo kiểu nhựa mận và món này thuần túy là của người Bắc. Vì phát âm của một số vùng, người ta nghe thành rựa mận và cũng nhiều người tậm tịt như tôi, lại nghe ra thành rượu mận. Thật ra món ni không có rượu, nhưng là phải uống kèm thêm nhiều rượu.Tôi đã tình cờ tranh cãi với một anh nông dân Nam Bộ, làm tôi mới biết them, định nghĩa món giả cầy trong đấy là, thịt heo xào lăn.
Để thực hiện nấu món giả cầy, trước tiên là giò heo và móng heo được mang thui rơm. Không có rơm thì thui trên bếp than cũng được, miễn sao là có mùi khét khét, đây cũng là một món xông khói theo lối Việt đấy.
Giò heo sau khi thui, mạng cạo cho sạch lông và các phần bị mém cháy, rồi rửa cho sạch.
Cho hết các giò heo vào một cái soong lớn, kế tiếp là ướp vào chung nào là: riềng, mẻ, mắm tôm, hành, và ít đường. Đây là công thức của mẹ tôi, chỉ có mỗi bột thánh là tôi loại bỏ.
Theo công thức của vài môn phái khác, thì họ nêm thêm cả sả và cả huyết heo vào nữa.
Ướp thịt trong nồi vài tiếng, nếu để nơi lạnh qua đêm thì càng tốt. Khi nào ăn chỉ cần đặt soong lên bếp nóng, đảo đều cho đến khi thịt đã săn lại thì giảm lửa riu riu và đậy nắp nồi lại.
Nếu bạn muốn ăn độn, bạn có thể cho thêm củ chuối vào. Một số người thì họ nấu với măng, tôi đã chúng kiến người thì nấu với măng khô, có người thì nấu với măng tươi.
Độ đặc lỏng đó là ý thích của từng cá nhân mà cho thêm nước vào. Khi nào thịt hâm chín mềm coi như là được.
Món này là ăn chung với bún và cây chuối non bào trộn với hung chó, húng quế đấy, rau thơm để ăn phở trong Nam đấy.
Ăn món này tôi uống rịu vang thấy hỏng, cài mùi mắm tôm nó phủ át hết cái hương thơm của rịu. Chỉ uống với nước mắt quê hương là chuẩn nhất. Uông với bia thì lạt lẽo lắm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét