Điểm mặt một số loại rau củ trở nên hấp dẫn hơn vào khoảng thời gian cuối năm khi thời tiết trở nên lạnh giá.
Tháng 11 là thời điểm thời tiết bắt đầu trở lạnh, là thời điểm của sự tàn úa, héo hon cho rất nhiều loại cây cối. Tuy nhiên đây lại là khoảng thời gian ưa thích của một số loại rau củ, khiến chúng trở nên ngon lạ thường.
1. Rau cải
Tháng 11 là tháng tuyệt vời cho các loại rau cải. Theo O’Brady, tiết trời se lạnh của tháng 11 sẽ giúp “chế ngự” vị cay đặc trưng trong loại thực phẩm này.
Cụ thể, thời tiết lạnh sẽ khiến một số phân tử carbohydrate trong rau cải bị phân hủy thành đường đơn, do đó rau cải vào thời điểm này sẽ có vị ngọt.
Một trong những loại rau "hưởng lợi" nhiều nhất trong tiết trời này là cải Brussels. Đây là một loại rau cải trông giống cải bắp, có chứa hàm lượng axit folic và vitamin K rất cao. Những thành phần này sẽ giúp chúng ta bổ sung máu, đồng thời đóng vai trò là chất chống oxy hóa hiệu quả, góp phần ngăn ngừa ung thư.
2. Cà rốt
Tháng 11 cũng là mùa của các loại củ, đặc biệt là cà rốt. Trong điều kiện thời tiết se lạnh, các loại củ thân rễ như cà rốt, củ cải... sẽ có một cơ chế giúp chúng sống sót, đó là chuyển hóa tinh bột thành đường.
Cụ thể, ở những nơi có nhiệt độ cực thấp, khả năng hấp thụ nước sẽ giảm đi đáng kể, do đó cà rốt sẽ thực hiện cơ chế chuyển đổi tinh bột thành đường nhằm tích trữ nước bên trong cơ thể.
Cơ chế này cũng giống như việc trộn muối vào tuyết để tuyết tan, vì hỗn hợp nước muối có nhiệt độ đóng băng thấp hơn. Tương tự như vậy, nhiệt độ đóng băng của nước đường cũng thấp hơn, giúp rau củ sống sót qua mùa đông. Nhưng điều này cũng vô tình khiến vị của cà rốt vào thời điểm này ngọt và ngon hơn hẳn.
Dù ở Việt Nam nhiệt độ vào mùa đông không quá lạnh, nhưng cũng đủ để gây "đột biến" nhẹ trong cà rốt.
3. Tỏi tây
Theo chuyên gia ẩm thực O’Brady, tỏi tây về bản chất cũng là một loài thực vật thân rễ, do đó chúng cũng sẽ có cơ chế giống cà rốt và củ cải, tức là có vị ngon ngọt hơn vào tháng 11.
Tỏi tây là nguồn dồi dào vitamin C, B6 (pyridoxine), vitamin K, và các yếu tố vi lượng như mangan, sắt... Trong đó, Vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và tổng hợp collagen - chất duy trì sự đàn hồi của da. Vitamin B6 lại có chức năng giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả.
Vitamin K trong tỏi tây thì giúp tăng cường quá trình đông máu cũng như quá trình trao đổi chất của xương, đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
4. Hành tây
Giai đoạn này cũng là khoảng thời gian những củ hành tây trở nên “sung mãn” nhất trong năm.
Trong thời gian này, thời tiết lạnh sẽ làm cho đất không cần tích trữ nhiều nước để nuôi cây như mùa nóng. Do đó những củ hành sẽ trở nên cứng cáp, săn chắc, từng thớ hành dày dặn hơn và chứa hàm lượng nước thấp hơn.
Ngoài ra, hành tây cũng có cơ chế khá giống với cà rốt và tỏi tây, đó là khả năng chuyển hóa carbohydrates thành đường, nên thời điểm này chúng cũng có vị khá ngọt.
Hành tây là một trong những loại thực phẩm không chỉ ngon trong chế biến mà còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là cảm cúm. Bên cạnh đó, hành tây có chứa một số chất có tính kháng khuẩn mạnh, có thể tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm nguy hiểm như E. coli và Salmonella - hai loại khuẩn đường ruột.
*Bài viết dựa trên quan điểm của chuyên gia ẩm thực Tara O’Brady, tác giả cuốn sách “Seven Spoons: My Favorite Recipes for Any and Every Day”.
1. Rau cải
Tháng 11 là tháng tuyệt vời cho các loại rau cải. Theo O’Brady, tiết trời se lạnh của tháng 11 sẽ giúp “chế ngự” vị cay đặc trưng trong loại thực phẩm này.
Cụ thể, thời tiết lạnh sẽ khiến một số phân tử carbohydrate trong rau cải bị phân hủy thành đường đơn, do đó rau cải vào thời điểm này sẽ có vị ngọt.
Một trong những loại rau "hưởng lợi" nhiều nhất trong tiết trời này là cải Brussels. Đây là một loại rau cải trông giống cải bắp, có chứa hàm lượng axit folic và vitamin K rất cao. Những thành phần này sẽ giúp chúng ta bổ sung máu, đồng thời đóng vai trò là chất chống oxy hóa hiệu quả, góp phần ngăn ngừa ung thư.
2. Cà rốt
Tháng 11 cũng là mùa của các loại củ, đặc biệt là cà rốt. Trong điều kiện thời tiết se lạnh, các loại củ thân rễ như cà rốt, củ cải... sẽ có một cơ chế giúp chúng sống sót, đó là chuyển hóa tinh bột thành đường.
Cụ thể, ở những nơi có nhiệt độ cực thấp, khả năng hấp thụ nước sẽ giảm đi đáng kể, do đó cà rốt sẽ thực hiện cơ chế chuyển đổi tinh bột thành đường nhằm tích trữ nước bên trong cơ thể.
Củ cải cũng trở nên ngon ngọt hơn trong tiết trời này
Cơ chế này cũng giống như việc trộn muối vào tuyết để tuyết tan, vì hỗn hợp nước muối có nhiệt độ đóng băng thấp hơn. Tương tự như vậy, nhiệt độ đóng băng của nước đường cũng thấp hơn, giúp rau củ sống sót qua mùa đông. Nhưng điều này cũng vô tình khiến vị của cà rốt vào thời điểm này ngọt và ngon hơn hẳn.
Dù ở Việt Nam nhiệt độ vào mùa đông không quá lạnh, nhưng cũng đủ để gây "đột biến" nhẹ trong cà rốt.
3. Tỏi tây
Theo chuyên gia ẩm thực O’Brady, tỏi tây về bản chất cũng là một loài thực vật thân rễ, do đó chúng cũng sẽ có cơ chế giống cà rốt và củ cải, tức là có vị ngon ngọt hơn vào tháng 11.
Tỏi tây là nguồn dồi dào vitamin C, B6 (pyridoxine), vitamin K, và các yếu tố vi lượng như mangan, sắt... Trong đó, Vitamin C rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và tổng hợp collagen - chất duy trì sự đàn hồi của da. Vitamin B6 lại có chức năng giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả.
Vitamin K trong tỏi tây thì giúp tăng cường quá trình đông máu cũng như quá trình trao đổi chất của xương, đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
4. Hành tây
Giai đoạn này cũng là khoảng thời gian những củ hành tây trở nên “sung mãn” nhất trong năm.
Trong thời gian này, thời tiết lạnh sẽ làm cho đất không cần tích trữ nhiều nước để nuôi cây như mùa nóng. Do đó những củ hành sẽ trở nên cứng cáp, săn chắc, từng thớ hành dày dặn hơn và chứa hàm lượng nước thấp hơn.
Ngoài ra, hành tây cũng có cơ chế khá giống với cà rốt và tỏi tây, đó là khả năng chuyển hóa carbohydrates thành đường, nên thời điểm này chúng cũng có vị khá ngọt.
Hành tây là một trong những loại thực phẩm không chỉ ngon trong chế biến mà còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là cảm cúm. Bên cạnh đó, hành tây có chứa một số chất có tính kháng khuẩn mạnh, có thể tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm nguy hiểm như E. coli và Salmonella - hai loại khuẩn đường ruột.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét