Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn để tránh gây tổn hại tới sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ăn trứng vịt lộn cần hết sức lưu ý, dù đây là món ăn ngon và bổ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Trứng vịt lộn là một món ăn nhẹ bình dân và bổ dưỡng của người Việt Nam. Sau khi vịt đẻ trứng, cho ấp 19 – 21 ngày rồi đem luộc sôi khoảng năm phút, đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng với một số gia vị như rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu vắt chanh hay tắc (quất) và ớt...
Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…
Những người bị bệnh gút tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Ăn nhiều trứng vịt lộn làm tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút.
Những người tỳ vị hư tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng.
Những người bệnh cao huyết áp tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Những người có bệnh cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những người bệnh suy gan, thận tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn chứa nhiều chất đạm và nội tiết tố kích thích chuyển hoá trong cơ thể người ăn, không tốt cho người bệnh suy gan, thận.
Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong đó cao, do vậy, là món ăn khó tiêu. Nếu bạn ăn trứng vào buổi tối, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.
Vì là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét