Ai cũng biết mì ăn liền gây hại cho sức khỏe, nhưng cụ thể gây hại như thế nào thì không nhiều người tường tận.
Vì sao mì ăn liền khó tiêu?
Ai cũng biết mì ăn liền gây hại cho sức khỏe, nhưng cụ thể gây hại như thế nào thì không nhiều người tường tận.
Và dù tường tận một vài tác hại của mì ăn liền, có thể bạn vẫn chưa thực sự hình dung ra nó gây hại như thế nào?
Hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây, do bác sĩ Braden Kuo, Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), sau khi thực hiện một công trình nghiên cứu về mì ăn liền, đã công bố ra. Hy vọng là bạn sẽ không quá sốc.
Công trình nghiên cứu của bác sĩ Braden Kuo dựa trên một thí nghiệm nhỏ để tìm hiểu quá trình tiêu hóa của mì ăn liền trong dạ dày. Bác sĩ đã đặt một chiếc máy quay cỡ nhỏ vào trong dạ dày để biết được điều gì diễn ra sau khi 1 người ăn mì ăn liền.
Theo như kết quả thu được, mì ăn liền sau khi được đưa vào dạ dày phải mất rất nhiều thời gian mới tiêu hóa được. Trải qua 2 giờ đồng hồ, dưới sự làm việc rất vất vả của dạ dày, nhưng sợi mì gần như vẫn còn nguyên sợi.
Trong khi đó, với một lượng mì tươi tương tự được đưa vào dạ dày, chỉ sau 2 tiếng là dạ dày hoàn thành công việc của mình là nghiền nát và tiêu hóa hết chúng.
Hình ảnh quá trình phân hủy của mỳ ăn liền (bên trái) và mỳ tươi (bên phải) trong dạ dày sau 20 phút. Ảnh: Huffingtonpost, theo Zing.
Sau 2h, chúng ta vẫn nhìn thấy sợi mỳ còn nguyên vẹn trong dạ dày - Ảnh: Huffingtonpost, theo Zing.
Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mì ăn liền lại khó tiêu như vậy không?
BÀI LIÊN QUAN
Chắc chắn một điều mì ăn liền khó tiêu không đơn giản chỉ do nguyên liệu làm ra chúng. Sở dĩ mì ăn liền "cứng đầu" như vậy, là do chúng được chứa chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone).
Theo Livestrong.com, TBHQ là một chất bảo quản hay được sử dụng cho một số loại thực phẩm chế biến sẵn như phi lê gà rán, bánh bơ đậu phộng, bánh Kellog, bánh pizza đông lạnh...
TBHQ được phân loại như một chất chống oxy hóa tổng hợp, có thể kéo dài tuổi thọ của các thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng một lượng rất nhỏ chỉ 0,02% TBHQ trong tổng các loại dầu. Tiêu thụ 5g TBHQ đã được coi là có thể gây chết người.
Vậy nhưng, khi chúng ta ăn mì ăn liền, và giữ chúng rất lâu trong dạ dày những hơn 2h đồng hồ, cũng đồng thời là chúng ta đã giữ hóa chất TBHQ độc hại trong dạ dày chúng ta và để cho chúng có đủ thời gian ngấm vào cơ thể.
Thật đáng sợ!
Mì ăn liền có thể gây ra những bệnh gì?
Suy dinh dưỡng:
Mặc dù mì ăn liền chứa nhiều chất béo và tinh bột, nhưng cảm giác no bụng mà nó đem lại chủ yếu là do lượng carbohydrate chứa trong mì. Nghĩa là, bạn gần như không hấp thụ được chất dinh dưỡng nào từ mì ăn liền cả, dù ăn no căng bụng.
Hơn nữa, ăn quá nhiều mì ăn liền có thể khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng vì trong mì không có chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất...
Bệnh tim mạch
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường.
Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa vô cùng có hại cho sức khỏe.
Hư thận, hại xương
Mì ăn liền chứa rất nhiều muối, không chỉ trong gói gia vị mà còn trong từng sợi mì. Chính lượng muối này sẽ làm hư hại đến sức khỏe của thận và có thể gây ra sỏi thận.
Ngoài ra, chất phosphate dùng để tạo mùi cho mì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương, mất xương, gây ảnh hưởng đến hệ thống xương, răng của bạn.
Ung thư
Quá nhiều chất phụ gia có trong mì ăn liền như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa... là tác nhân gây nên bệnh ung thư. Vì vậy bạn thực sự nên cân nhắc khi ăn nhiều mì ăn liền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét