Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Những người tuyệt đối không được ăn bánh chưng

Những người tuyệt đối không được ăn bánh chưng

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Hầu như ai cũng có thể ăn bánh chưng, trừ những người mắc một số bệnh dưới đây thì không được ăn bánh chưng.
Những người tuyệt đối không được ăn bánh chưng vì nó không có lợi cho sức khỏe, khiến bệnh trầm trọng hơn.
Những người tuyệt đối không được ăn bánh chưng

Người bị bệnh thận tuyệt đối không được ăn bánh chưng

Bánh chưng là loại bánh rất giàu năng lượng. Loại bánh này có nhiều chất béo, ít có lợi cho sức khỏe, nhất là ở bệnh nhân suy thận mạn đã có tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và ở bệnh nhân có hội chứng thận hư có tăng mỡ máu. Mặt khác, bánh chưng cùng với dưa muối, thịt đông là những món ăn chứa một hàm lượng muối cao, nhiều chất béo, không tốt cho người mắc bệnh thận có kèm thêm tăng huyết áp hoặc bị phù.

Người bị cao huyết áp tuyệt đối không được ăn bánh chưng

Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng để đảm bảo  sức khỏecũng như chất lượng cuộc sống của người bị bệnh cao huyết áp. Bánh chưng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao vì bánh cũng có nhân bằng thịt mỡ, nhiều chất béo có thể gây tăng tiết axit dịch vị, nên không thích hợp cho nhóm người cao huyết áp.
Người bị béo phì tuyệt đối không được ăn bánh chưng
Người bị béo phì không được ăn bánh chưng, đặc biệt là bánh chưng rán để tránh việc tăng cân thêm.
Người bị bệnh tim tuyệt đối không được ăn bánh chưng
Ngày Tết thật khó lòng mà từ chối được những miếng bánh chưng thơm phưng phức. Tuy nhiên, ẩn chứa trong đó là cả một nguồn năng lượng dồi dào (trên 200kcal/100g) cung cấp cả chất đạm động vật (thịt), thực vật (đậu xanh) và nhiều chất béo ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn

Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn để tránh gây tổn hại tới sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ăn trứng vịt lộn cần hết sức lưu ý, dù đây là món ăn ngon và bổ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

 Trứng vịt lộn là một món ăn nhẹ bình dân và bổ dưỡng của người Việt Nam. Sau khi vịt đẻ trứng, cho ấp 19 – 21 ngày rồi đem luộc sôi khoảng năm phút, đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng với một số gia vị như rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu vắt chanh hay tắc (quất) và ớt...

Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…

Những người bị bệnh gút tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn

Ăn nhiều trứng vịt lộn làm tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút.

Những người tỳ vị hư tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng.
Những người bệnh cao huyết áp tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Những người có bệnh cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những người bệnh suy gan, thận tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn
Trứng vịt lộn chứa nhiều chất đạm và nội tiết tố kích thích chuyển hoá trong cơ thể người ăn, không tốt cho người bệnh suy gan, thận.
Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong đó cao, do vậy, là món ăn khó tiêu. Nếu bạn ăn trứng vào buổi tối, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.
Vì là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Lời cảnh báo gây sốc dành cho những "tín đồ" của mì ăn liền

Ai cũng biết mì ăn liền gây hại cho sức khỏe, nhưng cụ thể gây hại như thế nào thì không nhiều người tường tận.

Vì sao mì ăn liền khó tiêu?
Ai cũng biết mì ăn liền gây hại cho sức khỏe, nhưng cụ thể gây hại như thế nào thì không nhiều người tường tận.
Và dù tường tận một vài tác hại của mì ăn liền, có thể bạn vẫn chưa thực sự hình dung ra nó gây hại như thế nào?
Hãy đọc kỹ những thông tin dưới đây, do bác sĩ Braden Kuo, Bệnh viện đa khoa Massachusetts (Mỹ), sau khi thực hiện một công trình nghiên cứu về mì ăn liền, đã công bố ra. Hy vọng là bạn sẽ không quá sốc.
Công trình nghiên cứu của bác sĩ Braden Kuo dựa trên một thí nghiệm nhỏ để tìm hiểu quá trình tiêu hóa của mì ăn liền trong dạ dày. Bác sĩ đã đặt một chiếc máy quay cỡ nhỏ vào trong dạ dày để biết được điều gì diễn ra sau khi 1 người ăn mì ăn liền.
Theo như kết quả thu được, mì ăn liền sau khi được đưa vào dạ dày phải mất rất nhiều thời gian mới tiêu hóa được. Trải qua 2 giờ đồng hồ, dưới sự làm việc rất vất vả của dạ dày, nhưng sợi mì gần như vẫn còn nguyên sợi.
Trong khi đó, với một lượng mì tươi tương tự được đưa vào dạ dày, chỉ sau 2 tiếng là dạ dày hoàn thành công việc của mình là nghiền nát và tiêu hóa hết chúng.
Lời cảnh báo gây sốc dành cho những tín đồ của mì ăn liền 1
Hình ảnh quá trình phân hủy của mỳ ăn liền (bên trái) và mỳ tươi (bên phải) trong dạ dày sau 20 phút. Ảnh: Huffingtonpost, theo Zing.
Lời cảnh báo gây sốc dành cho những tín đồ của mì ăn liền 2
Sau 2h, chúng ta vẫn nhìn thấy sợi mỳ còn nguyên vẹn trong dạ dày -  Ảnh: Huffingtonpost, theo Zing.
Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao mì ăn liền lại khó tiêu như vậy không?
Chắc chắn một điều mì ăn liền khó tiêu không đơn giản chỉ do nguyên liệu làm ra chúng. Sở dĩ mì ăn liền "cứng đầu" như vậy, là do chúng được chứa chất bảo quản độc hại TBHQ (tertiary-butyl hydroquinone).
Theo Livestrong.com, TBHQ là một chất bảo quản hay được sử dụng cho một số loại thực phẩm chế biến sẵn như phi lê gà rán, bánh bơ đậu phộng, bánh Kellog, bánh pizza đông lạnh... 
TBHQ được phân loại như một chất chống oxy hóa tổng hợp, có thể kéo dài tuổi thọ của các thực phẩm chế biến sẵn giàu chất béo.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng một lượng rất nhỏ chỉ 0,02% TBHQ trong tổng các loại dầu. Tiêu thụ 5g TBHQ đã được coi là có thể gây chết người.
Vậy nhưng, khi chúng ta ăn mì ăn liền, và giữ chúng rất lâu trong dạ dày những hơn 2h đồng hồ, cũng đồng thời là chúng ta đã giữ hóa chất TBHQ độc hại trong dạ dày chúng ta và để cho chúng có đủ thời gian ngấm vào cơ thể.
Thật đáng sợ!
Mì ăn liền có thể gây ra những bệnh gì?
Suy dinh dưỡng:
Mặc dù mì ăn liền chứa nhiều chất béo và tinh bột, nhưng cảm giác no bụng mà nó đem lại chủ yếu là do lượng carbohydrate chứa trong mì. Nghĩa là, bạn gần như không hấp thụ được chất dinh dưỡng nào từ mì ăn liền cả, dù ăn no căng bụng.
Hơn nữa, ăn quá nhiều mì ăn liền có thể khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng vì trong mì không có chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất...
Bệnh tim mạch
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường.
Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa vô cùng có hại cho sức khỏe.
Hư thận, hại xương
Mì ăn liền chứa rất nhiều muối, không chỉ trong gói gia vị mà còn trong từng sợi mì. Chính lượng muối này sẽ làm hư hại đến sức khỏe của thận và có thể gây ra sỏi thận.
Ngoài ra, chất phosphate dùng để tạo mùi cho mì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương, mất xương, gây ảnh hưởng đến hệ thống xương, răng của bạn.
Ung thư
Quá nhiều chất phụ gia có trong mì ăn liền như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa... là tác nhân gây nên bệnh ung thư. Vì vậy bạn thực sự nên cân nhắc khi ăn nhiều mì ăn liền.

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Bông hẹ xào thịt bò


Món xào này vừa đơn giản vừa ngon miệng, lại giúp phòng cảm cúm, trị ho. Trong mùa lạnh, bạn hãy làm thường xuyên nhé.

bong-he-xao-thit-bo-1-2682-1421143872.jp
Nguyên liệu:
- 350 g bông hẹ
- 150 g thịt bò mềm
- 1/4 củ hành tây
- 1 thìa canh tỏi băm
- 2 cọng hành lá
- Gia vị: dầu hào, nước tương, dầu mè, dầu ăn, tiêu, hạt nêm, đường và bột bắp
Cách làm:
- Thịt bò rửa sạch, thái lát. Ướp thịt với gia vị trên cùng 1/4 thìa canh tỏi băm khoảng 30 phút hoặc hơn.
- Bông hẹ rửa sạch và cắt khúc vừa ăn.
- Hành tây cắt múi cau nhỏ và hành lá cắt khúc
- Bỏ dầu vào chảo, phi tỏi cho thơm, cho thịt bò vào xào với lửa lớn. Đảo thịt cho đều khoảng 2 phút thì cho hành tây vào. Khi thịt vừa chín tới thì vớt ra dĩa.
- Cũng cái chảo đó, cho thêm chút dầu và phi tỏi cho thơm, cho bông hẹ vào cùng hạt nêm và nước tương. Xào cho bông hẹ gần chín thì bỏ thịt bò trở lại. Trộn cho đều và nêm nếm lại cho vừa ăn rồi cho hành lá cắt khúc vào, đảo một lần nữa, rắc hạt tiêu rồi tắt bếp.
Món này ăn kèm với cơm trắng và 1 chén nước tương ớt là tuyệt vời.
Món này ăn kèm với cơm trắng và 1 chén nước tương ớt là tuyệt vời.

Giòn ngọt các món từ đậu bắp


Nếu đã quen thuộc dùng đậu bắp để luộc chấm mắm thì hãy thử thêm món đậu bắp xào tôm, đậu bắp luộc chấm chao, lạ miệng hơn hẳn đấy.

Món ăn đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, ngon miệng với đậu bắp hấp giòn, quyện với mỡ, hành xanh, thơm thơm mùi tôm khô.
Món ăn đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, ngon miệng với đậu bắp hấp giòn, quyện với mỡ, hành xanh, thơm thơm mùi tôm khô.
Nguyên liệu:
- 300g đậu bắp
- 100g tôm khô
- Hành lá, tỏi, nước mắm ngon, đường, muối.
Một món ăn rẻ tiền, dễ làm lại lành vì không dầu mỡ nhưng vẫn ngon cơm.
Một món ăn rẻ tiền, dễ làm lại lành vì không dầu mỡ nhưng vẫn ngon cơm.
Nguyên liệu:
- 200g đậu bắp
- 3 miếng chao, đường.
Bổ sung tỏi để phòng cảm cúm và đậu bắp để có lợi cho tiêu hóa, giàu kẽm. Món ăn này cũng rất tốt cho đàn ông.
Bổ sung tỏi để phòng cảm cúm và đậu bắp để có lợi cho tiêu hóa, giàu kẽm. Món ăn này cũng rất tốt cho đàn ông.
Nguyên liệu:
- 400g đậu bắp
- Vài tép tỏi, muối, hạt nêm, dầu ăn.
Vị mặn mà, đậm đà của tép khô, quyện lẫn với đậu bắp giòn giòn, bổ sung thêm cho thực đơn nhà bạn một món xào với cách làm đơn giản.
Vị mặn mà, đậm đà của tép khô, quyện lẫn với đậu bắp giòn giòn, bổ sung thêm cho thực đơn nhà bạn một món xào với cách làm đơn giản.
Nguyên liệu:
- 300g đậu bắp
- 150g tép khô (ruốc khô)
- Muối, hạt nêm, hành lá, hành khô, nước mắm, dầu ăn
- Muốn ăn có vị cay, bạn có thể thêm một ít ớt sa tế.
Đậu bắp giòn, ngọt với chả cá dai, ăn kèm với tương ớt.
Đậu bắp giòn, ngọt với chả cá dai, ăn kèm với tương ớt.
Nguyên liệu:
- 200g chả cá thát lát, bạn có thể dùng cá file rô phi, hay cá ba sa xay thật nhuyễn để làm chả
- Đậu bắp
- Muối, tiêu, hành lá và hạt nêm
- Bột nở (bột nổi), dầu ăn
- Tương ớt ăn kèm.
Bát canh có vị chua chua của me và dứa, thêm nhiều rau và đậu phụ non, ăn không ngấy, thích hợp vào những ngày nóng nực.
Bát canh có vị chua chua của me và dứa, thêm nhiều đậu bắp và đậu phụ non, ăn không ngấy, thích hợp vào những ngày nóng nực.
Nguyên liệu:
- 1 hộp đậu phụ non, có thể thêm đậu phụ rán tùy theo sở thích của bạn
- 1 lát dứa vừa ăn
- 1-2 quả cà chua
- 200g đậu bắp
- Vài nhánh dọc mùng (hay còn gọi là bạc hà)
- Một ít me khô loại dùng để nấu canh chua
- Hành barô, đường, muối.

Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

MÓN NGON VIỆT NAM





Củ cải ngọt và nhiều nước, thường được dùng để nấu canh cho ngọt nước. Tuy nhiên khi kho chung với thịt, nó cũng “tỏ ra” rất tuyệt vời.


















Beef-Steak


































CÁC MÓN VỊT












Ức vịt kho chao

Bánh canh vịt



Bún măng vịt











































































Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

Xôi - nét văn hóa đặc sắc trong ẩm thực Việt Nam

Xôi là món ăn quen thuộc của mỗi người Việt chúng ta, hình như xôi là món không thể thiếu trong mỗi dịp lễ, tiệc tùng, hay trên bàn thờ tổ tiên ông bà, thậm chí là món ăn sáng của nhiều người mỗi khi thức dậy.

Có lẽ xôi là một món ăn dân dã, gắn bó với nhiều người, nhắc đến xôi, không ai là không ăn, không ai là không biết. Từ trẻ nhỏ, người lớn, từ học sinh, đến người đi làm, từ thành thị đến miền quê xa xôi, món xôi luôn là một món ăn quen thuộc gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Đó là một nét văn hóa tinh hoa trong ẩm thực của người Việt.

Xôi  gắn bó với nhiều thế hệ. Món xôi cũng được chế biến đơn giản, và biến tấu khác nhau tùy theo mỗi vùng, mỗi miền, và tùy theo khẩu vị của mỗi người. Nhưng nhìn chung, xôi chia ra làm 2 loại: xôi mặn và xôi ngọt.

Từ 2 loại này cũng chia ra hàng trăm loại khác nhau, và ta cùng nhau điểm danh một số món xôi mệnh danh một trong nhữngđặc sản Việt Nam tại Sài Gòn vẫn thường hay bán:

Nếu nói về xôi mặn ta có điển hình là :

- Xôi gà: xôi này thường bán nhiều buổi sáng, các cô bán dạo trên các con đường phố Sài Gòn bán rất nhiều món này, trong siêu thị, trước các trường học, chợ vẫn có bán. Giá xôi gà thường từ  6000 đồng đến 15.000 đồng. Xôi gà vẫn là món ăn sáng quen thuộc của nhiều người lựa chọn, không chỉ vì giá, mà còn tính tiện lợi, tốt cho sức khỏe. Còn cách chế biến, xôi gà là nếp nấu lên, trộn với gà xé, hành phi, dầu ăn, ít jambon, lạp xưởng thì ta đã có một món ăn vô cùng bắt mắt.



- Xôi thập cẩm: cũng như xôi gà, xôi thập cẩm nhiều nguyên liệu hơn, có thêm chả, thịt nạt, đậu phọng, tôm khô, hành phi, gà, lạp xưởng và nhiều nguyên liệu khác tùy khẩu vị hay sở thích của người chế biến. Xôi thập cẩm thường xuất hiện trong các bữa tiệc nhỏ của gia đình. 




Nếu xôi ngọt thì chắc có hàng trăm loại xôi nhưng người ta vẫn thích nhiều nhất là:

- Xôi gấc: đây là loại xôi có màu đỏ rất đẹp, màu của trái gấc. Chỉ đơn giản lấy nếp nấu với nhân trái gấc, đã tạo ra một vị xôi vô cùng quyến rũ và hấp dẫn người thưởng thức. Xôi gấc thường được nấu trong các tiệc gia đình, và được cúng trên bàn thờ ông bà. Xôi gấc ăn vị thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng.




- Xôi đậu thì có đậu xanh, xôi đậu phọng, xôi đậu đen, xôi đậu xanh nước dừa. Ở Sài gòn có cửa hàng Xôi Lá Chuối là bán nhiều loại xôi nhất, giá bao nhiêu cũng có, bạn có thể tìm thấy nhiều loại xôi ưa thích để thưởng thức. Đặc biệt các món xôi này, người miền nam thường thích thưởng thức xôi khi còn nóng, ăn với cơm dừa non bào sợi, trên đó rắc thêm muối đậu phọng, đường, vị và màu sắc thì vô cùng hấp dẫn, chỉ cần nghe thôi đã thấy thích.




- Rồi vòng quanh một số con đường Sài Gòn, ta dễ dàng nhận thấy một loại xôi, mà người ta vẫn gọi là xôi vò. Đó là xôi đậu xanh được đánh tơi ra theo một tỷ lệ đậu xanh thì nhiều, xôi thì ít, ăn có vị hơi mặn nhạt. 




- Xôi khúc: xôi này trên bàn tiệc cưới hỏi thường có, xôi thường có nhiều tầng, nhiều màu, ở giữa nhân đậu xanh ngọt lịm, có cả mè. Một món ngon khó bỏ qua.




Và một số loại xôi khác:


Xôi ngũ sắc


Xôi bắp


Xôi cốm dẹt


Xôi sầu riêng nước cốt dừa


Xôi đậu xanh


Xôi chiên


Xôi bán ngoài phố


Một hàng xôi bán về đêm


Gánh hàng rong


Văn hóa ẩm thực Việt là thế, món xôi luôn là món dễ ăn dễ no, lại vô cùng gần gũi với người Việt. Những gánh hàng rong dọc các con đường Hồ Chí Minh vẫn là một nét văn hóa của dân tộc mình, và xôi đã trở thành một hình ảnh đi sâu vào cuộc sống của mỗi con người Việt Nam.