ướp là loại quả làm thực phẩm thanh nhiệt, giải độc rất tốt trong những ngày hè nóng nực. Quả mướp nấu canh, xào… vừa ngon lại mát; còn vỏ, rễ cây mướp và hạt dùng làm thuốc chữa bệnh với tên ty qua, thiên ty qua, ty lạp...
Thành phần hóa học quả mướp chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do như lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan. Mướp chứa nhiều dưỡng chất như chất xơ ăn kiêng, vitamin C, riboflavin, đồng, thiamin, sắt và ma nhê. Mướp chứa nhiều nước, là loại quả chứa ít calorie nhất chỉ khoảng 60 mg/100 g khi đã nấu chín. Nhờ ít chất béo bão hòa, lại nhiều chất xơ nên ăn mướp có lợi trong việc làm giảm cân nhanh chóng. Ăn mướp cũng tốt cho dạ dày vì chất cellulose ngừa táo bón và trĩ.
Mướp là loại quả làm thực phẩm thanh nhiệt
Đông
y cho rằng mướp có vị ngọt, tính bình, không độc, bổ tỳ lợi thủy, giải
độc sát trùng. Trong dân gian, quả mướp rất tốt cho sản phụ, giúp lợi
sữa, lưu thông khí huyết.
Dưới đây là vài cách trị bệnh từ mướp:
- Giúp khỏe tỳ vị, sáng mắt (dùng thường trong những trường hợp suy giảm thị lực): Dùng 250g mướp xào hoặc nấu với 25 g gan heo để ăn thường xuyên.
- Bệnh tiểu đường: Thường xuyên nấu 250 g mướp để uống, ngày uống 2 lần hoặc dùng làm thực phẩm ăn trong ngày.
- Trị giun sán: Dùng 40-50 hạt mướp, trẻ em cần giảm liều, bỏ vỏ để lấy nhân ăn lúc đói hoặc giã nát rồi uống chung với nước, mỗi ngày 1 lần, dùng trong ba ngày liên tục.
- Chữa chứng vàng da: Dùng nước ép từ hạt mướp để thoa lên da. Hạt và vỏ mướp khô cũng có tác dụng tương tự.
- Trị đau khớp: lấy 50 g xơ mướp, 50 g rễ mướp kết hợp với 10 g mộc thông và 8 g tỳ giải, sắc lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần.
- Chữa bệnh zona: Dùng lá non vò nát, chấm nhẹ vào vùng mẩn nốt, nếu bị bên trong cơ thể thì dùng 10 -15 g xơ mướp sắc uống hằng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét