Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

Pizza chay


Bột mì làm đế bánh: 200g

Men pizza khô: 3g

Sữa tươi không đường: 70ml

Dầu oliu (hoặc dầu thực vật): 30g

Muối, đường

75g phô mai bào (nên dùng Mozzarella)

Cà chua, ớt xanh, bí ngòi, ớt sừng

Sốt cà chua: 130g

Lá thơm oregano

Cách làm:

- Trộn bột mì với 2 thìa muối, men pizza. Đun sữa ấm khoảng 35 độ rồi đổ từ từ vào bột, trộn đều, thêm dầu ô liu vào nhào kỹ.

- Nhào bột đến khi bột mịn, cho vào tô lớn, bọc lại, ủ khoảng 2 tiếng cho bột nở.

- Cà chua, ớt xanh, bí ngòi rửa sạch, bỏ cuống, thái miếng nhỏ.

- Lấy bột ra nhào lại, rồi cán bột thành hình tròn, độ dày tùy ý. Rắc thêm chút bột khô cho đỡ dính. Dùng tay ấn bột thành đường vành để tạo diềm bánh nướng cho giòn.

- Phết 1 lớp xốt cà chua lên trên mặt bánh, rắc phô mai bào lên rồi xếp rau củ, lá thơm lên trên, nên xếp rau củ xen lẫn nhau, khi nướng được thơm đều.

- Bật lò nướng ở 200 độ, nướng khoảng 15′ cho phô mai chảy và vỏ bánh vàng là được.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Sai lầm tai hại khi uống nước ép trái cây gây nguy hiểm cho nội tạng, số 1 rất nhiều người Việt mắc phải

Trái cây có lợi cho sức khỏe vì chúng giàu chất xơ và chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu. Thế nhưng, nếu uống nước ép trái cây theo cách này sẽ gây hại khó lường.

Không được uống nước ép trái cây vào buổi sáng sớm hay khi đói bụng, vì khi đó các chất axit có trong nước ép sẽ gây tổn hại dạ dày. Thời điểm để uống nước ép trái cây tôt nhất là giữa 2 bữa ăn hoặc sau khi vận động hoặc khi mệt mỏi mà cơ thể cần bổ sung thể lực nhanh chóng.
Không pha nước ép trái cây với sữa
Khi pha sữa với nước ép trái cây, protein có trong sữa sẽ phản ứng axit tartaric trong nước ép, gây trở ngại cho quá trình hấp thụ của cơ thể và còn có thể gây đau bụng với những ai có dạ dày yếu.
Không uống thuốc với nước ép trái cây
Nhiều loại nước ép trái cây sẽ gây hại nếu uống chung với thuốc. Nước ép bưởi có chất làm giảm nồng độ một loại enzyme trong thành ruột non, khiến sự hấp thu thuốc vào cơ thể bị thay đổi. Nếu uống thuốc mà ăn thêm bưởi thì có nguy cơ thuốc xâm nhập nhiều vào máu, tạo ra hiện tượng quá liều và những hiệu quả không mong muốn. Nước cam, nước táo có thể làm giảm sự hấp thu của một loại thuốc, làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được.
Không hâm nóng nước ép trái cây
Vitamin C trong trái cây rất dễ bị biến chất hoặc bay hơi khi gặp nhiệt độ cao, do đó việc hâm nóng nước hoa quả sẽ làm triệt tiêu loại vitamin có trong hầu hết các loại trái cây này.
Hạn chế thêm nhiều đường vào nước ép trái cây tươi
Trong các loại trái cây đều có chứa một hàm lượng đường nhất định tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người vẫn có thói quen bỏ thêm đường vào ly nước ép để tăng thêm vị ngọt. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế việc làm này, vì nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chú ý gì khi uống nước ép trái cây?
Nên ép hay vắt?
Có ý kiến nói rằng nước trái cây sẽ không còn “nguyên bản” nếu dùng máy vắt điện vì các vitamin đã bị phá hủy do tiếp xúc với kim loại. Nhưng rất đáng tiếc là điều này hoàn toàn đúng dù cho các nhà sản xuất đã hạn chế sử dụng kim loại tối đa ở các máy vắt.
Tuy nhiên, nếu làm nước trái cây bằng cách vắt tay và lọc bằng thìa chuyên dụng thì việc mất vitamin cũng không thể tránh khỏi.
Kết hợp nước ép trái cây và rau củ
Nước ép trái cây tươi và rau củ là một công thức bổ sung tuyệt vời cho sức khỏe. Nước quả có đường và giàu vitamin, rau lại rất giàu muối khoáng.
Sẽ tốt hơn nếu uống nước quả 30-40 phút trước bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn. Nếu là nước quả ngọt thì không nên uống sau khi ăn trưa vì nó có thể lên men trong ruột và gây đầy bụng.
Uống nước quả tươi ngay sau khi chế biến bởi ngay cả khi để trong tủ lạnh vài phút cũng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước quả.

Phân biệt 15 loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam

Nếu nước sốt làm nên nét đặc trưng của ẩm thực châu Âu thì gia vị được coi là “linh hồn” tạo nên nét riêng của ẩm thực châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Trong các món ăn ở nước ta không thể thiếu rau thơm, làm món ăn đậm đà thêm vị và trang trí thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên, mỗi loại rau thơm sẽ được dùng trong từng món ăn khác nhau, 15 cách phân biệt các loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam sẽ giúp bạn tạo nên các món ăn đúng vị hơn bao giờ hết.

Rau thơm là gì?

Rau thơm là rau gia vị dùng để chỉ các loại rau có mùi thơm đặc trưng do các tinh dầu tạo thành như rau húng, bạc hà, thì là, tía tô,….
Rau thơm thường dùng để ăn sống kèm một số loại thịt, cá đã được chế biến sẵn hoặc làm gia vị cho các món ăn như nộm, phở, bún…
Rau thơm
Rau thơm

15 loại rau thơm phổ biến và tác dụng chữa bệnh bạn chưa biết?

Hầu hết các loại rau thơm đều chứa tinh dầu và không chỉ được dùng phổ biến trong ẩm thực, nó còn được biết đến trong các bài thuốc chữa bệnh theo đông y. Các loại rau thơm nhà trồng hay mọc dại rất đa dạng, không thể kể hết, nhưng có 15 loại rau thơm phổ biến và tác dụng thần kỳ bạn nên biết:
  1. Rau bạc hà

Bạc hà có vị the mát, từ mùi hương đến vị đều mang đến cho vị giác người ăn sự dịu mát ngay đầu lưỡi và được sử dụng phổ biến để trang trí bánh, đồ uống, rau ăn sống. Hiện nay bạc hà còn được điều chế làm tinh dầu.
Rau bạc hà còn là bài thuốc quý trong việc chữa trị cảm cúm, chữa chứng bụng đầy hơi, nấc cục, lợi cho đường tiêu hóa. Tinh dầu bạc hà rất hữu hiệu để bôi lên vết cắn côn trùng, làm dịu cơn hen suyễn…
Rau bạc hà
Rau bạc hà
  1. Rau húng quế

Húng quế thường được dùng làm gia vị cho các món bún, mì tôm, phở, tiết canh, lòng và đặc biệt không thể thiếu khi ăn thịt chó. Mặt khác, hạt húng quế chính là hạt é nổi tiếng trong các loại đồ uống giải khát, chè…
Rau húng quế có tính nóng, vị cay nên theo đông y có công dụng tốt để chữa cảm cúm, nghẹt mũi, sốt hoặc nhức đầu. Những ngày thời tiết giao mùa, cơ thể chúng ta dễ bị cúm, sốt chỉ cần nấu bát cháo húng quế cơ thể sẽ nhanh chóng khỏe mạnh.
rau húng quế
Hình ảnh rau húng quế
  1. Rau răm

Cách dùng phổ biến nhất của rau răm chính là khử mùi tanh trong các món ăn được chế biến từ hải sản và cũng vô cùng nổi tiếng để ăn kèm cháo sườn hoặc trứng vịt lộn.
Rau răm có vị cay, tính ấm, nếu dùng để làm thuốc chữa bệnh thường hái tươi tại vườn hoặc mua ở những phiên chợ sớm không qua chế biến. Đau bụng lạnh, mụn trĩ, tiêu hóa kém, bị rắn cắn,… có thể dùng rau răm làm thuốc chữa khá hiệu quả.
Hình ảnh rau răm
Hình ảnh rau răm
  1. Rau thì là

Thì là không thể thiếu khi nấu các món ăn chế biến từ cá, đặc biệt nếu chả cá mà thiếu thì là chắc chắn không thể là món ăn ngon.
Rau thì là cũng là thần dược bổ thận, chữa trị đau bụng hoặc đau răng.
rau thì là
Hình ảnh rau thì là
  1. Rau ngổ

Một trong những loại rau thơm phổ biến khác chính là rau ngổ, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa, có tính mát nên các món canh chua không thể thiếu rau ngổ. Ngoài ra, nó cũng được ăn kèm với các món lòng, kho cá…
rau ngổ
Hình ảnh rau ngổ
  1. Rau mùi tàu – ngò gai

Miền bắc gọi là rau mùi tàu còn trong nam tên gọi chính là ngò gai, với đặc điểm nhận dạng bởi các viền răng cưa ở rìa lá.
Rau mùi tàu dù là ăn sống hay nấu canh đều có công dụng chữa bệnh, kích thích hệ tiêu hóa, khử thấp nhiệt…
Rau mùi tàu
Rau mùi tàu
  1. Rau mùi tây

Theo dân gian, vào dịp tết rau mùi được nhà nhà dùng để tắm hoặc gội với mong muốn thanh sạch cơ thể để đón nhận những điều tốt lành trong một năm mới sắp đến.
Trong các loại rau thơm, rau mùi gần như được sử dụng rộng rãi hơn cả, có thể làm nước chấm, ăn sống, cắt nhỏ để làm các món xào hay để dài cả cuống ăn sống…
rau mùi
Rau mùi
  1. Hành lá

Hành lá được dùng trong hầu hết mọi món ăn ở mỗi gia đình việt, nên hầu như chúng ta đã quên gọi nó là một loại rau thơm.
Hành lá vừa để trang trí vừa để tăng vị cho các món ăn như bún, phở, các món xào, món kho,… tuy nhiên không phải ai cũng ăn được hành lá bởi mùi hơi hăng và cay nhẹ.
Công dụng chữa bệnh phổ biến nhất của hành lá chính là giải cảm, thế nên mỗi khi bị cảm chỉ cần nấu bát cháo hành giúp cơ thể thải khí độc, lưu thông mạch máu nhanh chóng.
hành lá
Hình ảnh hành lá
  1. Rau tía tô

Nhắc đến các loại rau thơm được dân gian lưu truyền rộng rãi bởi những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, đơn giản dễ áp dụng không thể quên rau tía tô. Với mùi thơm đặc trưng, lá có màu tím, đông y xếp tía tô vào nhóm thuốc phát tán phong hàn, khỏi sốt, làm cho ra mồ hôi.
Rau tía tô
Rau tía tô
  1. Lá lốt

Trong ẩm thực, lá lốt được dùng để om ốc, chuối đậu, om ếch,… nhưng trong đông y, loại rau thơm này được biết đến để chữa bách bệnh.
Các bệnh về phụ khoa như viêm nhiễm, ra khí hư, bệnh về xương khớp,… đều có thể chữa dứt điểm bằng các bài thuốc dân gian từ lá lốt. Ngoài ra, say nắng, đau đầu, đau răng, đau bụng lạnh,… chỉ cần nấu lá lốt ăn cơ thể nhanh chóng được cân bằng, giải bệnh.
Lá Lốt
Lá Lốt
  1. Rau húng lủi

Rất nhiều người không thể phân biệt rau húng lủi và rau bạc hà vì từ thân tới lá đều rất giống nhau. Để nhận biết, hãy nhìn vào lá của chúng, rau bạc hà lá có một lớp lông mịn và có răng cưa còn húng lủi lá trơn láng, ít nhăn.
Cũng như nhiều loại rau thơm khác, húng lủi có công dụng kích thích hệ tiêu hóa tốt, vì vậy trong một tuần chúng ta nên bổ sung rau húng lủi vào thực đơn rau ăn sống 1 lần.
Rau húng lủi
Rau húng lủi
  1. Rau kinh giới

Món ăn không thể thiếu loại rau thơm này chính là bún đậu, ở tất cả các quán bún đậu rau kinh giới luôn là gia vị, rau sống ăn kèm chủ chốt.
Rau kinh giới
Rau kinh giới
  1. Rau diếp cá

Mùi tanh là đặc điểm nhận biết dễ thấy của rau diếp cá, chúng thường dùng để ăn kèm bánh xèo, các món gỏi hoặc dùng làm sinh tố đẹp da.
Thế nhưng rau diếp cá lại có công dụng chữa bệnh tuyệt vời như các bệnh về phát ban, tiêu hóa, kháng khuẩn hoặc tiêu diệt ký sinh trùng,… đã được nền y học hiện đại công nhận.
Rau diếp cá
Rau diếp cá
  1. Sả

Cây sả cũng là một loại rau thơm vừa làm gia vị món ăn vừa có công dụng chữa bệnh cực kỳ tốt. Một số bệnh có thể chữa trị bằng cây sả như người bị cảm, đau đầu, thấp khớp, gặp vấn đề về hệ bài tiết, giúp lợi tiểu…
Sả
Sả
  1. Rau đinh lăng

Các món ăn có thể dùng kèm đinh lăng như nem tai, nem chua,… đinh lăng ít được dùng xào nấu mà chủ yếu để ăn sống, ăn kèm.
Thế nhưng rau đinh lăng lại cực kỳ tốt cho bộ não, hệ thần kinh của con người. Ăn rau đinh lăng kích thích vỏ não hoạt hóa mạnh hơn, các tế bào thần kinh phát triển mạnh mẽ hơn.
đinh lăng
Đinh Lăng
Ngoài các loại rau thơm phổ biến trên bạn có thể xem chi tiết tên từng loại rau thơm sau đây.

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Cách làm bánh trung thu thạch rau câu xoài tươi đơn giản bắt mắt

Bánh trung thu thạch rau câu vị xoài là món tráng miệng vừa ngon vừa đẹp, lại giúp bổ sung vitamin từ xoài tươi.

Bánh trung thu rau câu là loại bánh trung thu hiện đại, sử dụng khuôn bánh nướng truyền thông nhưng làm từ thạch rau câu. Do khâu làm bánh chỉ cần tủ lạnh nên nhà nào không có lò nướng vẫn có thể tự làm. 
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- Xoài chín: 200g
- Đường trắng: 150g
- Thạch rau câu con cá dẻo: 1 gói
- Khuôn bánh trung thu
PHẦN 2: CÁCH LÀM BÁNH TRUNG THU THẠCH RAU CÂU VỊ XOÀI
Bước 1: Thạch rau câu con cá dẻo cho vào nước, khuấy tan, để 30 phút cho nở.
Bước 2: Xoài gọt vỏ, lấy phần thịt xoài cho vào máy xay, xay nhuyễn rồi lọc qua rây cho mịn.
Bước 3: Cho phần thạch rau câu lên bếp đun sôi rồi cho vào 100g đường vào, khuấy đều cho đường tan. Khi thạch sôi, cho phần nước xoài vào tiếp tục khuấy đều. Khi nước thạch sôi lại thì nêm nếm vị ngọt tùy theo khẩu vị rồi tắt bếp.
Bước 4: Cho phần thạch vào khuôn bánh. Đợi thạch nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ đồng hồ, sau đó lấy thạch ra cho vào đĩa, cắt thành từng miếng mời mọi người thưởng thức.
Ngoài bánh nướng, bánh dẻo truyền thống thì bánh trung thu thạch rau câu vị xoài vừa ngon vừa mát, ai cũng thích.
Chúc các bạn và gia đình thành công với cách làm bánh trung thu thạch rau câu vị xoài thơm ngon!

Tự làm bánh trung thu rau câu vị đậu nành

Chỉ với vài bước đơn giản bạn cũng có thể tự tay làm món bánh Trung thu rau câu vị đậu nành thơm mát nhé!

Nguyên liệu:
Làm thạch đen:
- 250ml nước; 55g đường; 5g bột agar; 2 lá dứa; 100g thạch thủy tinh màu đen
Làm thạch đậu nành:
- 500ml sữa đậu nành (loại ít đường); 125ml sữa tươi; 45g đường; 10g bột agar
Cách làm:
Bước 1: Làm thạch đen
- Sử dụng 1 cốc nhựa tròn nhỏ hơn so với khuôn thạch.
tu lam banh trung thu rau cau vi dau nanh - 1
- Đun sôi nước, đường, thạch agar và lá dứa trong một nồi ở nhiệt độ trung bình.
- Khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp hơi lỏng. Vớt bỏ lá dứa và tắt bếp. Thêm thạch đen vào, dùng thìa khuấy trong vài phút cho thạch tan. Sau đó đổ thạch vào 12 cốc nhựa tròn và để trong tủ lạnh khoảng 15 phút.
tu lam banh trung thu rau cau vi dau nanh - 2
tu lam banh trung thu rau cau vi dau nanh - 3
Bước 2: Làm thạch đậu nành phủ bên ngoài
- Trộn tất cả các nguyên liệu vào trong nồi, đun sôi ở nhiệt độ trung bình. Lưu ý phải khuấy đều tay để thạch không bị cháy ở dưới đáy. Tắt bếp, khuấy tiếp 1 phút.
- Sau đó đổ phần thạch sữa đậu nành vào ½ các khuôn thạch.
- Gỡ phần thạch đen ở các cốc tròn ra, dùng dao rạch vài đường trên mặt thạch đen để khi ghép với thạch sữa đậu nành chúng sẽ dễ dính vào nhau. Đặt thạch đen vào giữa khuôn đã đổ một ít thạch đậu nành, sau đó đổ nốt phần thạch sữa đậu nành lên phủ kín phần thạch đen.
tu lam banh trung thu rau cau vi dau nanh - 4
Để khuôn vào ngăn mát tủ lạnh cho đến khi đông lại là được.
tu lam banh trung thu rau cau vi dau nanh - 5
tu lam banh trung thu rau cau vi dau nanh - 6
tu lam banh trung thu rau cau vi dau nanh - 7
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với bánh trung thu vị sữa đậu nành!

Bánh đậu xanh dừa vụn béo thơm hảo hạng

Thưởng thức bánh đậu xanh thơm ngon với ly trà nóng vào ngày mát trời như thế này thì còn gì bằng.

Nguyên liệu:
- 300gr đậu xanh không vỏ
- 150 - 170gr đường
- 400ml nước cốt dừa
- 1/2 chén dừa vụn
- 1 muỗng cà phê vanilla hay 1 gói vanilla sugar
- 1/2 muỗng cà phê muối.
Thực hiện:
Bước 1: Đậu xanh ngâm ít nhất 3 tiếng hay qua đêm. Sau đó vo sạch và hấp chín.
Bước 2: Cho đậu xanh còn nóng cùng nước cốt dừa, đường, muối vào máy xay nhuyễn.
Bước 3: Đổ đậu xanh xay nhuyễn và dừa vụn, vanilla vào chảo hay nồi, sau đó bắc lên bếp sên với lửa nhỏ cho đến khi nào đậu xanh quyện thành 1 khối không dính chảo thì tắt bếp. Thời gian sên khoảng 30 - 40 phút . Để đậu xanh nguội mới đóng bánh nhé.
banh dau xanh dua vun beo thom hao hang - 5
Bước 4: Cứ cân mỗi phần bột khoảng 100g. Sau đó viên tròn lại rồi cho vào khuôn bánh Trung Thu ấn mạnh rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra.
Chỉ vài động tác đơn giản bạn lại có đậu xanh cực ngon lại đẹp đãi cả nhà rồi đấy.
Bánh đậu xanh dừa vụn bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 1 tuần.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với bánh đậu xanh dừa vụn hấp dẫn cả nhà nhé!

Cách làm bánh đậu xanh trái cây vừa đẹp vừa hấp dẫn, cả nhà đều thích



Món bánh đậu xanh trái cây có hương vị ngon bùi, đẹp hút mắt khiến bạn chỉ nhìn thôi cũng thấy hấp dẫn. Bạn có thể cùng các con tự tay trổ tài làm ra những loại trái cây bằng bánh đậu xanh cho các bé...

Chuẩn bị nguyên liệu:
- 250gr đậu xanh cà vỏ
- 300gr đường
- 100gr dầu ăn
- Xíu muối
- 3 thìa nước cốt dừa
- 25gr rau câu giòn
- Màu thực phẩm
- 500ml nước
- Dụng cụ tạo hình
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Đậu xanh vo sạch, ngâm nước 2-4 tiếng cho nở mềm. Sau đó cho đậu xanh vào xửng hấp cho đỗ chín mềm.
cach lam banh dau xanh trai cay vua dep vua hap dan, ca nha deu thich - 1
Bước 2: Đỗ chín, cho vào máy xay đến khi nhuyễn mịn là được.
cach lam banh dau xanh trai cay vua dep vua hap dan, ca nha deu thich - 3
Bước 3: Cho đậu xanh ra chảo cùng với đường, nước cốt dừa, dầu ăn, đảo đều rồi xào cho đến khi khô đặc lại.
cach lam banh dau xanh trai cay vua dep vua hap dan, ca nha deu thich - 4
Bước 4: Đợi cho đậu xanh nguội bớt sau đó chia thành nhiều phần nhỏ và pha màu vào mỗi phần.
cach lam banh dau xanh trai cay vua dep vua hap dan, ca nha deu thich - 5
Bước 5: Bạn lấy từng ít một, nặn thành các hình trái cây to nhỏ và hình dạng khác nhau theo sở thích. Một số hình có thể dùng khuôn để tạo.
cach lam banh dau xanh trai cay vua dep vua hap dan, ca nha deu thich - 6
Bước 6: Cho khoảng 500ml nước vào nồi cùng với bột rau câu vào khuấy đều cho bột tan hết, đun sôi trong vài phút rồi tắt bếp.
cach lam banh dau xanh trai cay vua dep vua hap dan, ca nha deu thich - 7
Bước 7: Nhúng các loại hoa quả đã nặn vào nước rau câu vừa nấu, sau đó để nguội. Như vậy bánh đậu xanh trái cây sẽ có độ bóng và đẹp hơn.
cach lam banh dau xanh trai cay vua dep vua hap dan, ca nha deu thich - 8
Chúc các bạn thành công!