Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Ăn óc động vật có tốt không?

Ăn óc động vật có tốt không?

Óc của động vật có chứa nhiều chất phospholipid và cholesterol. Phospholipid có vai trò tạo những chất có tác dụng giúp sinh tế bào mới, tạo vỏ bọc myelin của tế bào thần kinh, khiến sự truyền tín hiệu của các tế bào thần kinh được thuận lợi, nhanh chóng. Còn chất cholesterol rất cần thiết cho việc tạo ra các hormone sinh dục như estrogen, androgen, corticosteroid (hormone vỏ thượng thận).
Ăn óc động vật có tốt không?

Hiện nay, các nhà khoa học cho rằng tất cả các tế bào được bao bọc bởi màng chứa phospholipid, những hợp chất chứa phospho và các nguyên tố cơ bản khác như carbon và ni-tơ. Những phospholipid này là nền tảng của cấu trúc và chức năng của tế bào, và vì lý do đấy chúng được cho là thành phần không thể thiếu của sự sống.
Khi ăn óc của một số động vật như lợn, bò, trâu…, chúng ta sẽ hấp thụ một lượng phospholipid và cholesterol đáng kể.
Do đó, việc ăn óc động vật rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên muốn đây trở thành món ăn bổ dưỡng thì bạn phải biết cách lựa chọn, chế biến để đảm bảo vệ sinh, tránh được những hiểm họa tiềm ẩn từ món ăn này.

Ăn óc muốn bổ phải biết cách

Hầu hết óc động vật có chứa hàm lượng cholesterol rất cao, ăn thường xuyên sẽ làm xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng acid uric, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Khi trẻ ăn óc lợn thường xuyên, ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ dư thừa chất cholesterol, nguyên nhân gây nên các bệnh về tim mạch, gan nhiễm mỡ. Trẻ em cần nhiều chất đạm để phát triển trí não, còn ăn quá nhiều chất béo thì có thể gây thừa cân – béo phì, ảnh hưởng đến phát triển não bộ.
Không dùng óc làm món ăn cho người đang có bệnh thuộc nhiệt chứng, phát sốt, vì dễ gây phát phong, sinh nhiệt.
Khi chế biến các loại óc, không nên nấu với nhiều nước, và chỉ nấu vừa chín, không nấu quá lâu. Tốt nhất là chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm. Điều này rất hợp với khoa học về chế biến thực phẩm, vì nếu nấu nhiều nước và nấu chín kỹ thì sẽ làm giảm một lượng lớn phospholipid có trong óc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét