Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Món ăn Việt đơn giản mà ngon .



  1. Bánh Mì Ốp La - Xíu Mại

    Mặc dù bánh mì xíu mại & bánh mì ốp la được coi như là 2 món riêng biệt nhưng mỗi khi làm món xíu mại tôi luôn phải dọn ăn chung với 1 quả trứng ốp la đúng theo kiểu ăn sáng của mấy tiệm cafe hồi xưa.

    Đây là món rất dễ làm, tận dụng được mọi loại thịt dư trong tủ, bạn có thể mua thịt xay sẵn trong siêu thị để làm.

    Nguyên liệu: (làm khoảng 8 viên xíu mại)

    - 300gr thịt xay
    - 1 củ sắn (củ đậu) xay nhỏ, vắt bỏ nước
    - 1 muỗng cafe bột nêm
    - 1 muỗng cafe dầu mè thơm
    - 1/4 muỗng cafe muối
    - 1 muỗng cafe bột năng
    - 1 tròng trắng trứng
    - 1 chút baking soda (bí quyết của mấy tiệm nước người Hoa xưa)
    - tiêu xay, 2 củ hành tím băm nhỏ

    Tất cả trộn đều, nhồi dẻo. Thoa chút dầu ăn vào tay vo viên lớn xếp vào khay sâu có lót dầu ăn. Hấp trong xửng, bật lửa lớn cho đến khi dùng tăm xăm vào không thấy nước màu hồng chảy ra. (khoảng 25 phút)

    Nước sốt:
    - 1 muỗng cafe hạt màu điều phi trong 2 muỗng súp dầu ăn để lấy màu, vớt bỏ hạt điều.
    - 2 trái cà chua lớn bỏ hột, băm nhỏ
    - 1 củ hành tây băm nhỏ

    Bắc chảo xào hành tây với 1 chút dầu cho chín trong, cho cà chua vào xào, nêm chút muối, cà chín mềm cho 2 chén nước vào nấu lửa riu riu khoảng 15 phút, cho màu điều vào cho đẹp.

    Sốt nhắc xuống để riêng, khi ăn cho xíu mại vào nước sốt nấu sôi lại, múc ra dĩa trang trí cọng ngò lên trên, dọn ăn cùng trứng ốp la, ớt xắt, nước tương, bánh mì. Nếu có thêm 1 ly cafe sữa nóng bên cạnh nữa là đúng điệu.

  2. Bóng Nấu Thập Cẩm

     Đây là món ăn đặc trưng miền Bắc trong dịp Tết:

    http://farm1.static.flickr.com/46/392058653_a07f708edb.jpg


    Nguyên liệu: (2 tô)


    - Bóng bì: 60 gr
    - Thịt thăn 100 gr 
    - Xương ống 300 gam hầm lấy 1 lít nước ( hoặc nước luộc gà), 
    - Thịt ức gà thái mỏng 100gr
    - Tôm he khô 50 gr
    - Nấm hương khô 6 cái
    - Bông cải 200 gr 
    - Su hào 100 gr 
    - Đậu HàLan 50 gr
    - Cà rốt 50 gam, tỉa bông, xắt mỏng
    - Tiêu, muối, nước mắm, ngò, phèn chua, gừng, rượu trắng, hành.  


    Cách làm: Thường nấu bóng dùng nước luộc gà những cũng có thể nấu bằng xương heo

    Xương heo rửa sạch, chặt khúc, cho vào nồi cùng một lít nước, đun sôi hớt bọt rồi để sôi lăn tăn. Cho gừng nướng, hành khô đập dập, cùng một ít muối vào nồi nước dùng. Khi thấy nhiều váng, nước dùng trong và xương róc thịt thì đem lọc lấy nước trong. Tôm he rửa sạch cho vào nồi nước dùng đun nhỏ lửa, tôm chín mềm vớt ra con to bổ đôi con nhỏ để nguyên.

    Bóng bì chọn loại bóng bì thăn dầy không có lông, nở xốp đều. Ngâm trong nước vo gạo khoảng ba giờ, vớt ra rửa bằng nước phèn chua cho hết nhớt và trắng sạch. Cắt miếng hình quả trám to, cho nước gừng, rượu bóp nhẹ để tẩy hết múi hôi khét, rữa lại, vắt khô. Xào bóng với chút bột nêm & nước mắm ngon.

     Thịt gà và thịt nạc luộc chín xắt mỏng. Bông cải cắt miếng vừa ăn. Su hào xắt miếng, đậu Hà Lan chọn quả non tước vỏ. Nấm hương ngâm rửa sạch bỏ chân.


    Cách  nấu bóng: Nước dùng béo đang sôi, nêm đủ nước mắm, bột nêm, cho các loại rau củ và nấm vào nấu chín tới. Thả bóng vô nấu sôi lại. 


    Lấy bát to (tô nhỏ) xếp thịt và các loại rau củ xuống dưới, trên mặt bát bầy một lượt bóng, dàn quả đậu Hà Lan, vài cánh nấm. Xen kẽ mấy lát cà rốt đỏ.


    Tới giờ ăn đun sôi lại nước dùng, nêm vừa gia vị rồi chan vào bát bóng, rắc rau và tiêu, ăn nóng.



  3. Bún Bò HuếNguyên liệu nấu 10 tô:


    1 kg xương đuôi bò

    800 g chân giò heo (chân trước)

    400 g thịt bò nạm

    2 kg bún sợi to

    2 củ hành tây, 1 bó sả

    2 trái chanh, ớt trái, ớt bột

    2 muỗng mắm ruốc Huế

    1 thìa bột hột điều dầu

    Nước mắm, muối, dầu ăn

    Bắp chuối bào, giá sống, hành lá, ngò gai, rau răm

    alt

    Cách làm

    Xương bò, chân giòò rửa sạch, chặt khúc. sả chia làm hai phần, một cắt khúc bó lại, một băm nhỏ. Thịt bò rửa sạch, để ráo nước.

    Đổ vào nồi 4 lít nước, 1/2 muỗng cafe muối và 1/2 bó xả. Nước vừa sôi cho thịt bò và xương bò vào nấu. Nước sôi được 10 phút cho chân giò vào. Để lửa vừa, dùng muôi hớt bọt để nước dùng được trong. Xem thịt nào chín mềm trước thì vớt ra thả vào thau nước đun sôi để nguội cho thịt không bị đen, không để thịt chín quá. Khi vớt hết thịt ra, lọc mắm ruốc đổ vào nồi, nêm thêm bột ngọt và nước mắm cho vừa ăn.

    Thịt nạm thái mỏng, to bản. Chân giò lọc phần có nhiều thịt ra khỏi xương, thái giống thịt nạm.

    Hành tươi cắt khóc, ngò gai, rau răm băm nhỏ.
    Đun chảo mỡ nóng, cho củ hành lá đập dập vào xào cho thơm, kế đến cho sả đã băm nhuyễn, ớt bột, bột hột điều dầu và 1 trái ớt chín bằm nhỏ vào xào vàng. Cho một nửa hỗn hợp nầy vào nồi nước dùng với một nửa hành ngò gai băm nhỏ.

    Cho bún vô tô, bên trên để thịt bò xắt mỏng, thịt chân giò và 1 nhúm hành, ngò gai, rau răm, có thể thêm 1 miếng chả Huế. Nước dùng nấu thật sôi, chế vào tô bún.

    Dọn ăn với bắp chuối bào, giá sống, rau ngò gai và ớt satế xào. Khi ăn vắt thêm vài giọt chanh.

  4. Bún Riêu Tôm

    Bún Riêu Tôm
     
    Món này nấu thay cho món bún riêu cua đồng truyền thống. Ở bên hông chợ Sài Gòn & trên đường Tạ Thu Thâu có 2 quán bán món này khá nổi tiếng.
     
     
    Vật liệu: 


    - 100 g tôm khô
    - 2 quả trứng
    - 200gr thịt xay
    - đậu hủ non 1 miếng
    - Đậu hủ chiên 10 miếng vuông nhỏ
    - 6 quả cà chua thật chín
    - 4 củ hành tím phi vàng
    - hành lá xắt nhỏ
    - Muối, đường, bột ngọt, me vắt, nước mắm...
    - Màu điều (dầu điều)
    - Bún tươi, rau muống chẻ, salad thái nhỏ, kinh giới, bắp chuối, rau thơm, chanh, ớt, 
    mắm tôm
     
    Cho tôm khô vào máy xay đa năng xay nhỏ như chà bông ( chú ý tôm phải thật khô 
    xay mới bông ra được). Cho thêm thịt, đậu hủ non, trứng + gia vị vào máy , thêm 1 chén
    nước xay nhuyễn mịn.
     
    Bắc nồi khoảng 3 lít nước trên bếp, cho sôi. Cà chua cắt làm 4, đầu hành xắt mỏng, 
    xào cà chua sơ qua với hành, bỏ vào nồi nước, bớt lửa xuống, cho hỗn hợp riêu tôm 
    đã trộn vào. Lúc này lửa không được mạnh vì nếu mạnh thì riêu tôm sẽ bị bể. Riêu nổi 
    lên là được.
     
    Cho me vào, nêm muối, bột ngọt, đường, nước mắm vừa ăn. Riêu tôm chín rồi, cho 
    hành phi, dầu điều cho vào nồi riêu. Nếu ăn với đậu hũ chiên thì cho đậu vào nồi riêu 
    cho thấm. Lúc ăn, cho bún vào tô, hớt riêu cho lên trên, múc vài miếng cà chua và đậu
    hủ để chung quanh, chan nước cho ngập bún, rắc hành lá lên trên. Ăn kèm với rau, mắm
    tôm, chanh, ớt.

  5. Bún Thang

    Đây là một trong những món tủ của tôi, rất nhiều khách từ Hà Nội vào khi được đãi món này đều xuýt xoa " chưa bao giờ ăn được món bún thang ngon như thế"

    Bí quyết thì đơn giản thôi, theo đúng công thức cổ truyền khi nấu nước dùng với xương heo, xương gà, Tôm He, mực nướng (đấy đấy, cái món tôm he nguyên con thật to phơi khô cả vỏ chính là bí quyết của tôi) và tuyệt đối không nêm bột ngọt.

    Nguyên liệu cho 10 bát bún thang (loại bát chiết yêu chứ không phải tô bún to đùng lềnh bềnh nước ngoài tiệm đâu nhé):

    - 1 con gà ta luộc với 2 lít nước, vớt ra để nguội, lấy thịt xé nhỏ, da xắt sợi, xương cho vào nồi nước dùng.
    - 3 quả trứng vịt tráng mỏng, xắt sợi
    - 300gr chả lụa xắt sợi
    - thịt thăn xắt hạt lựu ướp nước măm rang khô trên bếp làm ruốc sỏi
    - 200 gr tôm hấp chín, bóc vỏ, giã nhỏ & chấy trẹn chảo cho bông lên làm ruốc tôm
    - 1kg bún nhỏ (bún thủ đức)
    - 100gr rau răm xắt nhỏ
    -  10 cái nấm hương khô, cắt bỏ chân nấm, rửa sach, ngâm mềm.

    Nước dùng:
    - 1kg xương heo nấu lửa nhỏ với 2 lít nước, vớt bọt cho trong.
    - tôm he 4 con cho vào nồi nấu với xương heo
    - mực khô 1 con cỡ bàn tay, nướng vàng, đập dập cho vào nồi nước dùng
    - nước luộc gà + xương & đầu cỏ cánh gà cho vào nấu chung.

    Tất cả nấu lửa nhỏ với chút muối khoảng 3 giờ cho thật ngọt, bỏ xương. Vớt bỏ váng mỡ, lọc lấy nước trong, cho thêm nước ngâm nấm & nấm hương vào đong cho đủ 5 lít nước, nếu thiếu thì châm thêm nước sôi. Nêm với muối & nước mắm ngon, nấu thật sôi bằng lửa nhỏ. Múc khoảng 1 lít nước dùng ra 1 cái xoong nhỏ đặt trên bếp để làm nước trụng bún.

    Bún cho vào tô, trụng nóng bằng nước dùng, xếp thịt gà, chả lụa, trứng tráng, ruốc tôm, ruốc sỏi, rau răm lên trên mặt, chan nước dùng & 1 cái nấm vào. Ăn nóng với chút mắm tôm. Nếu có được cà cuống tự nhiên thì cho vào 1 tí cho thơm.

  6. Canh Chua Tép & Bông So Đũa                                    Nguyên liệu : 

    - 300 gr bông so đũa
    - 200 gr tép tươi
    - 1 củ hành khô bào mỏng, phi vàng
    - 1 vắt me
    - Rau húng quế, ớt 1 trái
    - Nước mắm, đường
    Cách làm : 
    - Tép cắt bỏ đầu đuôi, rửu sạch , để ráo .
    - Cho nước lạnh vào nồi , đun sôi , cho me , nước mắm, đường cho vừa ăn
    - Nước thật sôi cho tép, hành phi vào đun tiếp
    - Bông so đũa rửa sạch, ngắt bỏ nhị, xếp vào tô, khi ăn chan nước canh chua đang sôi lên, rắc rau quế & ớt xắt.

    Dùng với cơm hoặc bún.

  7. Cá Trắm Đen Kho Riềng

    Món này Tết năm nay tôi mới làm lần đầu tiên (dành cho Mr. Kén Ăn của nhà tôi), nhưng món "bà con" với nó là cá Chép kho riềng thì đã được nấu & ra công thức chuẩn từ mấy năm trước cho Hoa Sữa rồi.

    Điều khác biệt kỳ này là con cá trắm đen, thú thật ở trong miền Nam người ta ít ăn mấy loại cá trắm, cá trôi, cá mè... nên chợ cũng không thường xuyên bán, tôi phải đặt riêng 1 con cỡ 3-4 kg. Bỏ đầu đuôi nấu riêu thì là, phần còn lại cũng cỡ 2,5 kg kho được 2 nồi đất nung cỡ lớn.

    Có 2 cách kho, cách thứ 1 là cho cá vào nồi đất có lót mía kho khoảng 8 - 10 tiếng, cách thứ 2 là ăn gian bằng nồi áp suất ;-), chỉ mất khoảng 2 tiếng thôi. Tất nhiên kho kiểu truyền thống cá sẽ săn & thơm hơn và để được lâu nhưng với thời gian eo hẹp và kết quả là 8/10 thì giải pháp nồi áp suất khá ổn.

    Vật liệu:
    - 2,5 kg cá trắm đen, cá chép....
    - 500gr riềng
    - 50 gr gừng
    - 50 gr khế khô hoặc 100gr khế tươi
    - 1 khúc mía
    - 4 muỗng súp nước mắm
    - 2 muỗng súp đường
    - nước màu, mỡ nước (có thể thay bằng dầu ăn nhưng dùng mỡ nước cá kho sẽ thơm ngon hơn)

    Cá làm sạch, không đánh vẩy, rửa kỹ trong nước muối cho hết tanh, cắt khúc dày khoảng 5-6 cm.
    Riềng già cạo vỏ, 1/2 xắt mỏng, 1/2 xay nhỏ vắt bỏ nước.
    Gừng cạo vỏ xay nhỏ.
    Khế khô rửa sạch, ngâm chút cho bớt mặn, nếu dùng khế tươi thì xắt miếng dày 5ly, ép nhẹ cho ra bớt nước chua.
    Mía rửa sạch chẻ mỏng, lót 1 lớp mía chẻ mỏng xuống đáy nồi áp suất, đến 1 lớp riềng  xắt mỏng, xếp cá & khế lên. Trên cùng cho lớp riềng & gừng xay nhỏ.

    Cho nước mắm, đường, mỡ nước vào, thêm nước cho vừa ngập cá, đậy nắp nồi áp suất và kho trong khoảng 1 giờ - 1 giờ 15 phút, tắt lửa. Lúc này xương cá đã mềm rục nhưng nước kho vẫn còn nhiều & thịt cá chưa ráo.

    Đợi xả hết hơi trong nồi, mở nắp ra, kho lại trên lửa nhỏ khoảng 1 giờ nữa cho đến khi nước cạn, cá dẽ chắc, vẩy cá khô cong là được. (Có thể múc cá ra nồi đất có lót ít thịt ba rọi & kho 1 giờ cho đến khi cạn. Lúc dọn ra ăn sẽ có vẻ "authentic" hơn).

    Món này ăn với cơm hoặc bánh chưng rất ngon. Bảo đảm "người ấy" sẽ vừa ăn vừa gật gù khen ngon cho mà xem.

  8. Dưa Giá Muối XổiNguyên liệu:

    1 củ cà rốt, 1 nắm hẹ, 300g giá, 1 quả ớt, 1 miếng gừng nhỏ, giấm, đường, muối.
    Cách làm:
    Bước 1: Cà-rốt rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi. Có thể thái sợi dài và nhuyễn.
    Bước 2: Gừng gọt sạch vỏ, rửa thật sạch, sau đó đem thái sợi.
    Bước 3: Ớt rửa sạch, xẻ dọc, bỏ hạt, tiếp đến thái sợi dài và nhuyễn.
    Bước 4: Hẹ rửa sạch, bỏ bớt những đầu lá vàng, cắt khúc dài khoảng 3cm.
    Bước 5: Trộn tất cả với 4 thìa súp đường, 7 thìa súp giấm, 1 thìa cà phê muối. xếp vào hộp hay keo đậy kín. sau 1 ngày là ăn được.
     
    Hoàn thành: Để có món dưa giá giòn, khi làm đừng bỏ quá nhiều muối (không hơn 1 thìa cà phê). Nên cất dưa giá trong tủ lạnh.
  9. Giò Heo Kho Măng Lưỡi Lợn

    Tôi rất thích ăn măng, từ món măng Là A luộc cuốn bánh tráng chấm mắm ruốc, măng Mạnh Tông nấu sườn non, măng rừng nấu lẩu ếch, măng tre luộc xé nhỏ trộn muối mè, măng chua ngâm ớt & mắc mật cho đến măng trúc trộn gỏi... tôi đều ủng hộ hết mình...

    Nhưng đó là măng tươi, măng khô thì tôi chỉ thích loại măng lưỡi lợn mà thôi. Các loại măng khô mỏng sớ khác tôi không ưa chút nào, ăn vô như nhai rơm...

    Điều phiền hà duy nhất là công đoạn ngâm măng lâu quá nên gần như tôi chỉ được ăn món măng này vào dịp Tết hàng năm. Từ 23 tháng Chạp, măng đã được đem ra rửa sạch, ngâm với nước vo gạo & thay nước hàng ngày. Đến 29 thì măng đã nở to gấp 2-3 lần và rất mềm. Luộc măng với thật nhiều nước 2-3 lần, mỗi lần chừng 45' để ra hết chất độc. Măng luộc kỹ đem ra thái vát dày chừng 5 ly, bỏ chỗ xơ già. Xào măng với chút dầu, nước mắm ngon, bột ngọt cho thấm. Để nguội cất vào tủ lạnh để dùng nấu măng miến bóng bì hoặc cho vào nồi chân giò kho trong mấy ngày Tết.

    Giò heo kho măng lưỡi lợn:
    - 1 cái giò heo, làm sạch, cắt khoanh, không lấy móng.
    - măng lưỡi lợn đã sơ chế, nhiều ít tùy ý. Tôi thường kho lượng măng bằng lượng thịt.
    - nước mắm, đường, nước màu, muối

    Cho chút dầu vào nồi, đổ chân giò vào xào sơ cho săn, cho đường, nước màu, nước mắm vào kho liu riu cho gia vị thấm vào thịt. Khi nước mắm đã rút cạn bớt, xếp thịt vào 1 nồi khác, cứ 1 lớp thịt xen kẽ 1 lóp măng. Đổ nước kho & thêm nước sôi cho ngập thịt. Đem kho lửa nhỏ, đậy nắp 1 nửa, vớt bọt thường xuyên. Kho đến khi thịt chín mềm nhưng không nát, măng thấm gia vị không quá mặn, nước săm sắp là đạt yêu cầu. Nêm nếm lại cho vừa ăn nhắc xuống chia ra từng phần, để nguội cho vào tủ lạnh. Khi ăn lấy ra hâm lại, món này ăn với cơm nóng, thêm trái ớt hiểm là số một.

  10. Lẩu Cua Lá Quế

     Trong tiết trời mưa lâm râm của những ngày mùa nước nổi, cùng với bạn bè ngồi thưởng thức một nồi lẩu cua nóng hổi sóng sánh với những con cua đỏ au béo ngậy, ngọt ngào lẫn với vị chua thanh của cà chua, vị cay nồng của ớt xem ra cũng là một thú vui không thể nào quên.

    
    Bốn con cua gạch bị... mua sáng nay vì cầm lòng không đậu trước lời năn nỉ của chị bán cua

    NGUYÊN LIỆU:(dành cho 6 người):
    - 1,5 kg cua gạch
    - 5 trái cà chua
    - 100 gr tôm khô
    - 50 gr nấm rơm
    - 2 quả trứng gà
    - 1 trái dừa
    - 3 muỗng dầu ăn
    - 1 kg bún
    - Bột ngọt, nước mắm, ớt, hạt tiêu
    - rau quế thật nhiều dùng nhúng vào lẩu…

    CÁCH LÀM:- Cua bóc yếm, rửa sạch, để nguyên con
    - Trứng gà đánh nhuyễn để tạo gạch
    - Hành, tỏi phi thơm, cho cà chua vào đảo đều để tạo màu, sau đó đổ nước dừa và 3 lít nước rồi đun sôi. Tiếp tục cho cua, trứng, tôm khô, nấm rơm vào đun kĩ. Sau đó nêm gia vị vừa ăn.
    - Lúc ăn, nên để nồi lẩu cua trên bếp lửa liu riu cho nước lẩu luôn nóng. Lẩu cua được ăn kèm với bún và rau quế.
  11. Lẩu Ếch Măng Rừng

    Khi đã chán với lẩu hải sản, lẩu dê, lẩu cá kèo…, người ta lại muốn thưởng thức hương vị chua cay của lẩu ếch nấu măng rừng. Đây là món khá nổi tiếng ở đất Hà Thành khoảng 5 năm gần đây. Ngồi ngắm những chiếc đùi ếch được tẩm ướp cả tiếng trước khi chiên có màu vàng rượm xếp khéo léo với những miếng măng rừng trên đĩa trong khi chờ nồi nước dùng sôi, ai mà không thèm cho được?
     
    Cách nấu tương đối đơn giản. Bí quyết chính là nguyên liệu tươi ngon: ếch đồng béo mập, măng rừng nguyên mụt giòn sừn sựt mới đào những ngày đầu mùa mưa...
     
    Nguyên liệu cho 1 nồi lẩu ếch:

    - 3 con ếch khoảng 600 gram
    - Măng rừng 1 mụt khoảng 1kg
    - Lá lốt 200gr
    - Ngò gai, củ hành tây
    - Ớt sừng trái
    - Tỏi bằm 1 củ
    - Gia vị: Hạt nêm Knorr từ thịt thăn và xương ống.
    - Muối, đường, dầu ăn, nước mắm chấm ngon Knorr.

    - Ếch làm sạch, rửa sạch để ráo, chặt miếng vừa ăn, ướp với 1 muỗng hạt nêm để 10 phút cho thấm. Cho dầu ăn vào chảo, chiên ếch hơi vàng.
     
    - Măng lột vỏ, bỏ phần xơ, xắt miếng cỡ dày, dài cỡ ngón tay, luộc trong nồi nhiều nước khoảng 45 phút cho hết đắng. Măng vớt ra để ráo xào với đầu hàng cắt khúc.
     
    - Nấu xương ống lấy nước lèo, trong khi nấu vớt cho sạch bọt, nêm muối, nước mắm, me, dấm, satế, dầu điều cho vừa ăn, vị chua cay và có màu đỏ đẹp.

    - Múc ra nồi lẩu, dọn kèm dĩa măng xào & ếch,  1 dĩa lá lốt xắt nhỏ + hành tây xắt múi, ngò gai và đầu hành xắt khúc
     
     - Món này có thể thưởng thức với bún, nước mắm ngon và ớt cắt khoanh.

  12. Lẩu Mắm và Rau

    Lẩu mắm là món đặc trưng Nam Bộ. Mấy chục năm về trước (khi lẩu mắm còn ít dọn ăn trong cái lẩu & nồi lẩu cũng mới có 1 kiểu thông dụng gọi là cái cù lao) người ta hay gọi  món này là món Mắm và Rau, ngoài ra còn có món mắm kho cách nấu cũng tương tự như vậy nhưng đặc hơn dùng để ăn với cơm & rau sống. Món ăn này thích hợp cho những ngày tiết trời trở lạnh hoặc đổ mưa.

    Tôi đã đi ăn thử hầu hết các quán lẩu mắm "có tiếng" ở Sài Gòn vậy mà chưa tìm được chỗ nào vừa ý. Quán ở Trần Huy Liệu thì quá ngọt, Cao thắng, HXH... thì nước lẩu không đặc trưng, ít vị mắm, mấy quán ngoài xa lộ Hà Nội thì không thơm, hơi mặn... Nên đành phải "muốn ăn thì lăn vô bếp" thôi!

    Đặc trưng của món này là nước lẩu thật đậm đà, rau ăn kèm phải đa dạng mới ngon nên mọi người rất ít nấu tại nhà. Vừa ngại rau ăn kèm cần nhiều loại, mua nhiều thì dư mà ít quá thì không ai bán, ít loại rau thì lại ăn không "đã"... vừa ngại nồi mắm bay mùi. Ngày xưa nhà ai nấu món này thì cả xóm xuýt xoa: "thơm quá", chứ bây giờ sống trong chung cư cao cấp mà kho mắm thì "chít" với hàng xóm. Nhưng mà " cái khó ló cái khôn", ta vẫn có cách đóng cửa nấu lẩu mắm "tốc hành" vừa ít bay mùi vừa đỡ mắc công làm rau ... lát nữa sẽ chia sẻ với mọi người nha. Lẩu mắm muôn năm, muôn năm, muôn năm...he he...!


    Cách nấu lẩu mắm truyền thống:
    Nguyên liệu cho 4 người ăn:
    - 200gr mắm cá sặc
    - 200gr mắm cá linh
    - 200gr thịt ba rọi thái mỏng. (có thể thay bằng 200gr heo quay chặt nhỏ)
    - 300gr cá hú hoặc cá ba sa, cắt khúc.
    - 200gr tôm, cắt bỏ râu, chân.
    - 200gr mực, rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
    - 50 gr sả băm nhuyễn.
    - Gia vị: ớt, tỏi, hành băm nhuyễn, 3 trái cà tím, đường, nước mắm, bột ngọt, tiêu.
    - Các loại rau: đắng, bông súng, rau muống bào, bắp chuối bào, kèo nèo, giá, rau thơm, ngò gai, hành lá.

    Cho mắm vào nồi hòa với 1 lít nước, nấu sôi lửa nhỏ cho đến khi mắm rã hết (đây là lúc "hương" mắm bay mùi mạnh nhất). Lọc lấy phần nước, bỏ xác mắm.

    Luộc thịt ba chỉ, xắt lát, cho hành tím, tỏi băm nhuyễn vào chảo phi thơm, tiếp tục cho sả băm & ớt băm vào, đảo đều cho vàng rồi cho thịt ba chỉ vào xào cho đến khi thịt săn lại.

    Đổ phần nước mắm vừa lọc sạch và nước thịt luộc vào nồi tiếp tục nấu, canh khoảng 3 lít là vừa, nếu thiếu châm thêm nước sôi. Cho thịt ba rọi vào nồi, đến khi nước sôi trở lại cho cá & cà tím vào nêm nếm cho vừa ăn. Tôm, mực có thể cho vào nồi nấu chung luôn cho thấm hoặc xếp ra đĩa, nhúng trực tiếp vào nước lẩu khi ăn.

    Dọn ăn trong nồi lẩu, trên rắc hành & ngò gai xắt nhuyễn, thêm vài lát ớt cho đẹp. Rau ăn kèm lẩu mắm có thể để nguyên cọng nhúng vào nồi lẩu hoặc xắt nhỏ trộn ghém rồi chan nước lẩu mắm lên.

    (Má tôi có cách trộn rau ghém ăn kèm rất ngon: các loại rau ăn kèm xắt nhỏ, bông súng, kèo nèo cắt khúc, trộn đều với giá, bắp chuối, thơm & khế chua xắt cọng, rắc thêm dừa non bào sợi lên trên. Màu xanh của rau, màu trắng của giá & dừa non, màu vàng của thơm, tím của bông súng làm dĩa rau đẹp như bức tranh, vừa nhìn đã thấy hấp dẫn. Cho ít rau vào chén, thêm 1 gắp bún, chan mắm vào, lua 1 cái rồi cầm trái ớt hiểm xanh lên cắn.... bạn sẽ hiểu câu người miền Tây hay nói: "ngon thần sầu" nghĩa là gì.)


    Cách nấu lẩu mắm tốc hành & ít bay mùi:

    Trong thời buổi mà hầu hết phụ nữ đều bị ép biến đổi gien thành Supperwoman cho xứng với khối lượng công việc trong nhà ngoài phố phải gánh hàng ngày thì 1 nồi lẩu mắm cho gia đình là cả 1 sự kiện "trọng đại & phức tạp". Nhưng không lo vì ta có thể ... ăn gian mà " không nói ra thì không ai biết" :-)

    Chuẩn bị sẵn trong tủ lạnh 2 lạng heo quay chặt nhỏ, mấy khứa cá hú, sả ớt băm nhỏ.
    Buổi chiều đi làm về ghé hàng bún mắm nào bạn thấy ngon ( tôi thường mua của 1 em gái ở chợ Nguyễn Văn Trỗi, chỉ bán buổi chiều, nước mắm ở đây nấu từ mắm sặt & mắm linh chứ không phải đầu mắm lóc hay mắm cá tạp như mấy chỗ khác) mua vài tô theo tiêu chuẩn 1 người/ 1 tô.
    Không lấy bún (vì là cọng lớn), không thịt, chả, cá, chỉ lấy tôm & mực (hơi ít nhưng đủ phong phú rồi, chủ lực là cá & heo quay ở nhà), nhiều nước, nhiều rau, chanh + ớt hiểm xanh. Giá bây giờ là 25 ngàn/ tô đó. Ghé sạp bún mua thêm 1 kg bún nhỏ.

    Về nhà dọn bàn ăn, cho nước mắm & cá, thịt, cà tím, sả ớt.... vào nồi lẩu, đậy nắp nấu. Trong lúc chờ nước sôi thì rửa lại rau, cho bún, rau ra dĩa, thêm chén nước mắm & xếp chanh ớt lên bàn nữa là xong. Từ lúc bước vào nhà đến lúc "Bớ bà con vô ăn lẩu mắm!" chỉ mất khoảng 30 phút. :-). Vì bỏ qua công đoạn nấu mắm & lọc mắm nên "mùi hương" cũng không quá đậm đà, lượng rau tương đối đầy đủ & phong phú. Bảo đảm mọi người sẽ trợn tròn mắt với nồi lẩu mắm tốc hành của bạn cho mà xem!

  13. Thịt Nấu Đông & Gà Nấu Đông

    Đây là món ăn miền bắc, thường được dọn kèm với dưa cải chua & nước mắm mặn có vài lát ớt.
    Món này ăn với cơm nóng rất ngon.

    Nguyên liệu:
    - 1 con gà 1,5 kg (hoặc 1kg thịt chân giò cắt miếng vuông cân cờ)
    - 50 gr nấm mèo khô
    - 10 cái nấm hương
    - 50 gr bột gelatine (hoặc 200gr da heo)
    - cà rốt luộc chín, tỉa hoa để trang trí (nếu thích)
    - nước mắm, bột ngọt, tiêu sọ

    Gà lóc thịt riêng cắt miếng quân cờ, xương, da gà + da heo cho vào nồi với 2 lít nước nấu lửa nhỏ khoảng 2 tiếng, vớt bọt cho trong.

    Nấm hương ngâm nở mềm cho vào nấu chung (không lấy nước ngâm nấm). Nấm mèo ngâm nở, xắt sợi nhỏ.

    Xào thịt gà cho săn, nêm nếm vừa ăn

  14. Xôi Gấc

     
    Ngày Tết, đĩa xôi gấc có màu đỏ rực rỡ, mang lại nhiều may mắn nên xôi gấc thường là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tất Niên. Trong các dịp cưới, hỏi xôi gấc cũng thường được sử dụng trong mâm lễ.


    Nguyên liệu: ( 3 đĩa)


    - Gạo nếp ngon 1kg, 
    - Gấc chín đỏ( một trái to khoảng 500 gam), 
    - Mỡ gà 50 gam (nếu làm xôi chay có thể thay bằng dầu ăn), thắng lấy nước. 
    - Đường 100 gr, 
    - Một muỗng cafe muối, 
    - 120ml rượu trắng.
    - Khuôn để nén xôi, dùng khuôn song hỷ cho cưới hỏi, chữ Phúc, Thọ cho cúng giỗ....

    Cách làm:

    Gạo nếp chọn loại nếp cái, hạt trắng ngà, không lẫn gạo tẻ, thơm đặc trưng của gạo nếp mới. Gạo nếp vo đãi sạch, ngâm từ 6- 8 giờ vớt ra dội lại nước lã, để ráo nước cho muối và mỡ gà vào trộn đều. 

    Gấc chọn trái chín đỏ tươi vỏ mỏng gai thưa ( còn gọi là gấc nếp) bổ đôi lấy ruột, cho 2/3 số rượu vào đánh nhuyễn, rồi trộn với nếp.

    - Đặt xửng lên bếp (đổ nước nửa nồi hấp), khi nước bốc hơi, đổ gạo từ từ nhẹ tay, đậy kín nấu lửa lớn khoảng 40 - 45 phút, hạt xôi nở mọng và trong , gấc chuyển sang màu đỏ cam là xôi chín. Cho đường vào và rưới số rượu còn lại vào đảo đều, đậy nắp hấp tiếp khoảng 5 phút nữa để đường tan ngấm vô xôi.

    - Nhắc ra nhặt hạt gấc bỏ đi, xới ra dĩa hoặc ém vô khuôn tuỳ ý.
  15. 1

http://huongvibepnha.blogspot.com/2013_01_01_archive.html












Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Cách nấu thịt kho tàu đơn giản mà thơm ngon



Cách nấu thịt kho tàu sau sẽ giúp bạn trổ tài chế biến một món ăn mặn khi ăn kèm với cơm rất ngon trong mùa đông này.
Cách nấu thịt kho tàu sau sẽ giúp bạn trổ tài chế biến một món ăn mặn khi ăn kèm với cơm rất ngon trong mùa đông này.
Thịt kho tàu là món ăn được ưa thích trong mọi bữa ăn của người dân Việt. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món như: cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải muối chua. Thịt kho tàu không phải là món ăn mới, nhưng chưa chắc ai cũng biết cách nấu thịt kho tàu ngon nhất.

Sau đây là cách nấu thịt kho tàu đơn giản mà thơm ngon

1. Nguyên liệu nấu món thịt kho tàu
– 500g thịt chân giò hoặc thịt ba chỉ (chọn thịt có da mỏng)
– 10 quả trứng cút (hoặc trứng gà)
– 1 trái dừa tươi
– Nước mắm ngon
– Đường, muối, hạt tiêu
– Hành củ
Cách nấu thịt kho tàu đơn giản mà thơm ngon 1

Cách nấu thịt kho tàu đơn giản mà thơm ngon

2. Cách nấu thịt kho tàu
Thịt sau khi sơ chế, ướp với nước mắm ngon, đường, ít muối và hạt tiêu, hành, tỏi ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng cho thịt thật thấm gia vị. Nên nhớ, hành, tỏi giã nát giúp thịt thơm ngon hơn nhưng kho để dành ăn lâu thì không nên bỏ thêm hai nguyên liệu này.
Tiếp tục đảo thịt cho thật săn lại rồi mới đổ nước dừa vào ngập thịt. Ban đầu vặn lửa lớn cho sôi và vớt bỏ bọt. Sau đó, vặn lửa liu riu để thịt mềm dần và nước dừa chuyển thành màu vàng cánh gián. (Lưu ý, để nước thịt trong và đẹp, không đậy nắp trong khi nấu)
Khi thịt hơi mềm cho trứng cút (trứng gà hoặc trứng vịt) luộc chín, đã bóc vỏ vào kho chung. (Chú ý, không nên bỏ trứng vào sớm vì kho lâu sẽ bị chai cứng và không ngon)
Cuối cùng, nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt bếp
3. Lưu ý khi nấu thịt kho tàu
Nên chọn thịt chân giò, miếng có cả nạc lẫn mỡ và da thì kho xong thịt sẽ mềm, trông đẹp mắt hơn. Tốt nhất là tỷ lệ mỡ và thịt bằng nhau nhưng nếu sợ ăn béo có thể mua miếng nhiều nạc hơn.
Nếu nước dừa cạn thì châm thêm nước sôi vào. Không cho quá nhiều nước dừa, nồi thịt sẽ có màu quá sậm không đẹp.
Để món thịt kho tàu ăn trong nhiều ngày mà vẫn ngon như mới thì nên chia nồi thịt kho thành nhiều phần và cho vào ngăn đá. Hôm nào muốn ăn thì lấy từng hộp ra hâm nóng. Như vậy, thịt và trứng không bị cứng do hâm đi hâm lại quá nhiều lần.















Cách nấu thịt kho tiêu đơn giản mà béo ngon


Cách nấu thịt kho tiêu sau sẽ giúp bạn không cần kho quá lâu mà vẫn có món thịt kho tiêu vừa mềm vừa ngon cho bữa tối của cả nhà

Trong mâm cơm của phần lớn gia đình Việt, các món kho đóng vai trò khá quan trọng giúp bữa cơm đủ đầy và ngon miệng hơn. Thịt kho tiêu vừa béo ngon, thơm mùi hạt tiêu vừa có màu cánh gián hấp dẫn.

Sau đây là cách nấu thịt kho tiêu đơn giản mà béo ngon

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu thịt kho tiêu
300g thịt ba chỉ hoặc thịt mông sấn tùy thích
3 nhánh tỏi lớn
Hạt tiêu xay, dầu hào, dầu ăn, đường, ớt quả
Cách nấu thịt kho tiêu đơn giản mà béo ngon 1

Cách nấu thịt kho tiêu đơn giản mà béo ngon

2. Cách nấu thịt kho tiêu
Thịt rửa sạch, cho vào nồi nước sôi chần trong khoảng 3 phút rồi lấy ra rửa lại. Thái thịt thành từng miếng dày vừa, to bản.
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
Cho 2 thìa canh đường vào nồi, đun với lửa vừa. Đến khi đường chuyển màu vàng nâu sậm đẹp mắt thì thêm chút nước sôi vào hòa tan để đường không bị keo lại.
Sau đó, trút thịt vào, đảo đều. Thêm tỏi băm vào nồi thịt đảo cùng.
Khi thịt săn lại thêm 2 thìa canh dầu hào vào đảo khoảng 5 phút cho thịt thấm dầu hào. Vì dầu hào đã mặn rồi nên không cần dùng tới muối hay hạt nêm nữa.
Cuối cùng rắc 1/2 thìa cafe tiêu hoặc hơn tùy thích rồi thêm nước xâm xấp mặt thịt, đun lửa to đến khi nước sôi thì bớt xuống lửa nhỏ - vừa. Tiếp tục đun tới khi cạn nước thì nêm nếm lại cho vừa ăn, rắc thêm chút hạt tiêu và tắt bếp. Lấy thịt kho tiêu ra đĩa, ăn với cơm nóng.
Bình thường khi làm món kho sẽ rất mất thời gian vì phải kho lâu thì thịt mới đủ độ mềm ngon cần thiết. Với cách làm món thịt kho tiêu này, dùng dầu hào để kho thịt và thái miếng thịt không quá dày nên thời gian kho thịt được giảm bớt mà món thịt kho vẫn đảm bảo được độ mềm mại, đậm đà đặc trưng.




















Cách đồ xôi gấc thơm ngon, màu đẹp tự nhiên

Cách đồ xôi gấc: Cách nấu xôi gấc sau sẽ giúp bạn trổ tài thực hiện món xôi gấc vừa ngon, có hàm lượng vitamin cao lại vừa có màu sắc bắt mắt.

Món xôi gấc thường dùng vào những dịp cưới, hỏi hay lễ, Tết. Xôi gấc chín dẻo, thơm, hột nếp không nở bung và bóng khi ăn kèm với giò lụa rất ngon.

Sau đây là cách đồ xôi gấc thơm ngon, màu đẹp tự nhiên

1. Nguyên liệu đồ xôi gấc
2 kg gạo nếp
1/2 bát con dầu ăn
200 gr đường (nếu thích)
1/2 thìa canh muối
100ml nước cốt dừa (nếu thích)
2 thìa canh rượu trắng nấu ăn
1 quả gấc tươi
Cách đồ xôi gấc thơm ngon, màu đẹp tự nhiên 1

Cách đồ xôi gấc thơm ngon, màu đẹp tự nhiên

2. Cách đồ xôi gấc
Gạo nếp vo sạch, cho nước vào ngập hơn mặt gạo, ngâm khoảng 7 tiếng đồng hồ. Hôm sau đem ra xả lại cho sạch, để cho ráo nước.
Gấc chọn trái chín đỏ, vỏ mềm, gai nở hết. Bổ gấc làm hai, lấy hột gấc có thịt đỏ để riêng ra, phần cùi vàng nạo để riêng. Dùng tay bóp cho tan cùi gấc. Sau đó, cho phần gấc thịt đỏ vào chung, bóp tan thịt đỏ gấc cho đều.
Ướp gấc với rượu trắng, một ít màu đỏ và một ít muối, ướp qua đêm.  Tiếp tục, trộn thịt gấc với nếp và ½ thìa canh muối cho đều.
Cho gạo vào xửng, đặt lên bếp hấp. Xôi khoảng ½ giờ , mở nắp xửng ngửa lên, lau khô hết nước đọng trên nắp. Dùng đũa sới xôi lên cho xôi được xốp.
Rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi. Sau đó, đậy nắp xửng lại hấp thêm khoảng 30 phút nữa, tiếp tục rưới nước cốt dừa hay dầu ăn lên xôi và xới đều. Hấp cho đến khi thấy xôi mềm dẻo là được. Nếu thấy sôi hơi khô, có thể rưới thêm nước cốt dừa hay dầu ăn và hấp thêm một lúc nữa.
Khi xôi đã chín mềm và dẻo, nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi đi bớt, lúc đó mới rắc đường vào và trộn đều (nếu thích). Không nên trộn đường vào khi xôi còn quá nóng. Vì làm như thế, xôi sẽ bị nát.
Cuối cùng, đơm xôi ra đĩa hay cho xôi vào khuôn đóng thành bánh là hoàn thành.















Cách nấu thịt đông thơm ngon, hấp dẫn

Cách nấu thịt đông sau sẽ hướng dẫn bạn vào bếp tự mình chế biến món nấu đông cho gia đình hoặc trong những dịp đãi khách đến nhà trong thời tiết lạnh như hiện nay.
Thịt đông là món ăn khá độc đáo trong thú ẩm thực phong phú của người Việt. Món ăn độc đáo ở chỗ là ăn khi đã để nguội lạnh, mà thường ăn vào những ngày đông giá hay lúc xuân sang.

Sau đây là cách nấu thịt đông thơm ngon, hấp dẫn

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu
Thịt chân giò: 1kg (Thịt chân giò chọn miếng thịt tươi, bì trắng sạch để chứng tỏ là được thịt từ con lợn khỏe mạnh vì thành phần bì quyết định trực tiếp đến độ đông của món ăn)
Mộc nhĩ: 30g
Nấm hương: 20g
Hành khô: 1 củ nhỏ
Hạt tiêu
Gia vị: Nước mắm, hạt nêm, mì chính
Cách nấu thịt đông thơm ngon, hấp dẫn 1

Cách nấu thịt đông thơm ngon, hấp dẫn

2. Cách nấu thịt đông thơm ngon, hấp dẫn
Cạo bì thật sạch cho hết lông, thịt chân giò đem rửa sạch rồi thái thịt và bì thành từng miếng vừa ăn và ướp với 1 chút nước mắm, hạt nêm, mì chính, 1/3 chỗ hành khô đã băm nhỏ trong khoảng 20 – 30 phút cho ngấm gia vị.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân. Mộc nhĩ đem thái sợi, nấm hương nếu cánh nấm to thì thái làm đôi.
Hành khô bóc vỏ, phi thơm rồi trút thịt vào xào cho ngấm và săn lại. Sau đó chế nước xâm xấp mặt thịt, ninh nhỏ lửa cho thịt nhừ (khoảng 30 – 40 phút). Trong quá trình ninh chú ý vớt bỏ bọt và váng để nước thịt được trong.
Lấy chỗ hành khô còn lại tiếp tục phi thơm với 1 chút dầu ăn, rồi cho nấm hương, mộc nhĩ đã thái vào nêm chút gia vị xào săn
Khi thịt đã nhừ thì cho nấm và mộc nhĩ vào, đun sôi thêm khoảng 4-5 phút nữa thì tắt bếp, rắc hạt tiêu vào đảo đều.
Chờ thịt nguội bớt múc vào bát hoặc các dụng cụ đựng và để vào ngăn tủ mát của tủ lạnh hoặc đợi thịt tự đông.
Để thêm phần đẹp mắt thì bày vài miếng cà rốt cắt hình hoa hoặc ít ra mùi xuống đáy bát và rắc 1 chút hạt tiêu lên. Khi sử dụng bạn hãy dùng dao sắc khoét vòng quanh bát rồi úp thịt ra đĩa.

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÁNH DA LỢN (9 TẦNG MÂY)

Bánh da lợn khi ăn rất mềm, ngon và có vị thơm của lá dứa, khi đã ăn rồi thì chỉ muốn ăn thêm một vài miếng bánh nữa…
 1. Công thức bánh da lợn (sưu tầm)
Phần bột
- 200g bột năng (mình dùng 185g bột năng + 15g bột gạo)
- 50g lá dứa
- 150ml nước lã
- 150ml nước cốt dừa
- 100g đường

* Phần bột màu
- 60g bột năng
- 100g đậu xanh hoặc khoai môn hoặc hạt sen tươi
- 200ml nước cốt dừa
- 100g đường

2. Cách làm:

* Sơ chế nguyên liệu:
- Lá dứa chọn lá bánh tẻ, tươi, không dập nát thì sẽ cho màu đẹp nhất mà không cần sử dụng đến phẩm màu. Lá tươi mua về ngâm nước cho nhả bùn đất, rửa thật sạch. Cắt bỏ phần gốc màu trắng và phần ngọn vàng rồi cắt thành đoạn ngắn cho vào trần qua với 150ml nước sôi
Sau khi sơ chế cho vào máy xay nhuyễn cùng 150ml nước sôi trên rồi vắt kiệt sẽ cho 150ml nước cốt lá dứa.
Lược lại qua rây để loại bỏ những cục bột bị vón.

Với những ai không mua được lá dứa tươi có thể sử dụng pandan paste. Cho 1 chút pandan paste vào 150ml nước đến khi màu xanh và thơm như ý là đuợc

- Đậu xanh ngâm nước ít nhất 3h cho nở rồi hấp hoặc nấu chín. 100g đậu xanh khi hấp sẽ được khoảng 150g đậu thành phẩm, nếu nấu ướt thì được khoảng 180-200g. Vậy nếu ai dùng đậu nguyên vỏ, có thể dựa vào trọng lượng đậu sau khi nấu để cân đối
Sau đó giã nhỏ cho mịn, hoặc quay trong máy xay thành hỗn hợp mịn màng
Trộn đều bột năng, bột gạo

Hòa tan nước cốt dừa, sữa và đường của mỗi phần ra một nồi nhỏ
 Lấy một phần bột  trộn đều với phần nước cốt dừa + trộn đậu xanh giã nhuyễn, vani vào( lược đậu xanh qua rây thêm lần nữa cho mịn)---> "hỗn hợp 1".
Cho bột năng, bột gạo vào nước cốt dừa + nước dứa, đường khuấy tan, lược lại qua rây lần nữa, cho vào vài giọt màu xanh lá cây thực phẩm để màu bột đẹp hơn---> "hỗn hợp 2".

* Hấp bánh
- Chuẩn bị nồi hấp, cho nhiều nước, đun sôi. Nắp vung lót 1 lớp khăn hặc vải để khi hấp, hơi nước không rỏ xuống mặt bánh
- Nếu dùng khuôn hấp kim loại thì cần thoa 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính cho khuôn
- B1: đặt khuôn hấp vào nồi
- B2: đổ 1 lớp bột xanh, đậy vung, vặn to lửa.

- B3: khi lớp bột xanh chuyển màu trong (đã chín) thì vặn nhỏ lửa, đổ 1 lớp bột đậu xanh (khoai môn), vặn to lửa trở lại cho bánh nhanh chín

- B4: Khi lớp bột đậu xanh (khoai môn) chuyển trong thì đổ tiếp lớp bột xanh.
Cứ tiếp tục như vậy đến khi được số lớp bánh như ý. Chú ý: bánh bắt đầu bằng lớp bột xanh và kết thúc cũng bằng lớp bột xanh. Lớp bột đậu xanh (khoai môn) xen giữa đổ dày hơn lớp bột lá dứa màu xanh.

Thời gian để mỗi lớp bột chín trong tuỳ thuộc bạn dùng khuôn to hay nhỏ, đổ lớp mỏng hay dày. Khi nào thăm thấy lớp bánh chuyển sang màu trong là được. VD: mình dùng hộp làm sữa chua để hấp, mỗi lớp dùng thìa ăn phở để đổ thì thời gian hấp mỗi lớp khoảng 5-7 phút
Hấp chín mỗi lớp nọ mới đổ lớp tiếp theo để tránh trường hợp các lớp chín không đều, Chỉ cần chú ý để nước không rỏ vào mặt bánh thì các lớp sẽ dính vào nhau.
Dùng khuôn to để hấp sẽ cho bánh hình thức đẹp nhưng thơì gian hấp kép dài sẽ làm cho phần màu xanh bị đổi màu. Hấp bánh khuôn nhỏ sẽ cho màu bánh đẹp, thành phẩm vừa ăn.
Bánh sau khi hấp chín để nguội mới lấy khỏi khuôn.
3. Yêu cầu thành phẩm: Bánh chín trong, các lớp có độ dày cân đối.