Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Người Việt đang tự đầu độc lẫn nhau

 - Người Việt lạm dụng các loại thuốc bảo vệ, kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi rồi đem bán cho chính người tiêu dùng trong nước.
Rau quả phun thuốc sâu hay thuốc kích thích, lợn nuôi bằng thức ăn có tăng trọng… không còn là hiếm gặp. Thực phẩm bẩn đang có mặt ở khắp nơi, “trèo” lên bàn ăn của mọi gia đình. Từ món ăn nhanh đến món ăn chín, món tráng miệng đến món chính, từ bữa sáng đến bữa đêm… nguy cơ ăn phải thực phẩm bẩn lúc nào cũng rình rập từng mạng sống trong các gia đình.
nguoi viet dang tu dau doc lan nhau hinh 0
Rau xanh mơn mởn nhưng ai cũng sợ!
 “Ăn cũng chết, không ăn chết nhanh hơn” vậy phải chọn cách nào? Đằng nào cũng chết. Ăn thì chết từ từ nhưng không ăn thì chết ngay nên cứ phải ăn. Biết là miếng thịt, con cá mỡ màng kia; rau quả xanh non mơn mởn kia chắc chắn là có thuốc kích thích, thuốc bảo quản thực phẩm… nhưng vẫn phải ăn vì không còn lựa chọn nào khác. Ai cũng hiểu, các loại hóa chất từ các loại rau quả, thực phẩm này ngấm dần vào cơ thể con người gây ra các loại bệnh tật, gây đau đớn, tốn kém cho bệnh nhân và gia đình. Đặc biệt là gần đây, tình trạng người bị bệnh ung thư gia tăng cũng được cho một phần nguyên nhân từ việc ăn uống.
Để tránh xa thực phẩm bẩn người Việt đã làm gì? Nhiều người đã bỏ tiền ra mua sự yên tâm bằng cách dùng các loại hàng hóa, thực phẩm đắt tiền có tên gọi “hàng ngoại nhập”. Hoa quả nhập từ Úc, Mỹ, New Zealand, Canada… có giá cao gấp nhiều lần sản phẩm sản xuất trong nước nhưng vẫn phải “nhắm mắt” mua chỉ vì tin rằng, xuất xứ của các sản phẩm này đều ở các nước có tiêu chuẩn về chăn nuôi, trồng trọt rất cao. Nhưng cuối cùng họ còn bất an hơn khi biết rằng, nhiều sản phẩm trong số đó được nhập từ Trung Quốc về, có hàm lượng thuốc bảo quản cao hơn tiêu chuẩn cho phép, thậm chí còn có cả một số hóa chất cấm sử dụng.
Thực phẩm bẩn đã và đang hàng ngày đe dọa sức khỏe, tính mạng của người Việt. Các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trong các bếp ăn công nhân, trường học, gia đình… vẫn xảy ra thường xuyên. Có thể thấy phổ biến hơn cả là tình trạng thực phẩm hết hạn sử dụng nhưng vẫn được đưa vào các nhà hàng, siêu thị để bán cho người tiêu dùng. Chẳng ai thấy lạ hay sốc khi có tin bắt được một ô tô chở toàn lòng lợn thối, mỡ bẩn. Lâu dần thành quen, người Việt đã quá chai sạn với những thông tin như vậy. Dã tâm hơn, khi những thực phẩm này lại được đưa vào các trường học để cấp các bữa ăn cho các em học sinh từ tuổi mẫu giáo đến trung học phổ thông – những thế hệ tương lai của đất nước, sử dụng.
Những người chăn nuôi, làm nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm phải là những người có tâm? Nếu có tâm thì họ đã không đầu độc đồng bào của mình chỉ vì lợi ích trước mắt. Chúng ta có làng nọ, làng kia trồng rau sạch cung cấp cho các thành phố lớn, nhưng nếu có điều kiện đi thực tế thì nhiều làng trong số đó có cách chăn nuôi, trồng cấy khiến người nào nhìn rồi thì chẳng dám ăn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong một hội nghị về an toàn thực phẩm đã nêu lên một thực tế hiện nay người nông dân khi đem ra chợ bán các sản phẩm thực phẩm là thường đẹp, xanh hơn so với sản phẩm họ trồng để tiêu dùng trong gia đình, do các thực phẩm này thường được sử dụng các chất kích thích. Thêm vào đó, nước ta sát với Trung Quốc nên nhiều sản phẩm thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích không đúng quy định được tuồn về trong khi việc kiểm soát nhập lậu rất khó khăn.
Còn nữa, rất nhiều lô hàng rau quả, thủy sản, thực phẩm... của Việt Nam xuất khẩu bị trả về do hàm lượng chất cấm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Không ai biết, sau khi quay về các lô hàng này được xử lý ra sao? Liệu có phải lại được đưa vào các nhà hàng, siêu thị, chợ truyền thống... Vì ở đây, có mấy ai kiểm tra chất lượng sản phẩm đâu.
Tôi còn nhớ một chuyên gia Hàn Quốc khi nói chuyện với bà con nông dân ở Vĩnh Phúc ông đã bảo rằng: “Các vị dùng thuốc sâu, thuốc kích thích vô tội vạ để trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà… rồi bán cho thành phố kiếm lời. Sau này, biết đâu, chính con cái các vị lại lấy con cái của những người ở thành phố. Thế là các vị đã đầu độc chính con cái của mình. Bệnh tật khi ấy phát ra thì con cái các vị phải gánh chịu”. Ngẫm ra, quả đất tròn tưởng rộng nhưng lại rất hẹp vì thế suy luận của ông chuyên gia nọ rất dễ xảy ra.
Ngoài ra, môi trường sống của người Việt cũng đang bị chính người Việt làm ô nhiễm. Các loại chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp được xả vô tội vạ ra môi trường mà lực lượng chức năng xử lý không xuể. Theo các nghiên cứu khoa học thì bệnh tật không phải chỉ riêng do ăn uống mà ra, một phần còn do chúng ta hít thở. Bầu không khí, môi trường sống của chúng ta đã bị ô nhiễm nặng nên đây là các tác nhân chính góp phần làm gia tăng bệnh tật trong xã hội. Và có thể đây là một trong những tác nhân khiến cho người cao tuổi ở Việt Nam có sức khỏe kém hơn so với những người cùng độ tuổi ở các nước phát triển. Nói cách khác, tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước, sống lâu nhưng không sống khỏe. Theo một số số liệu thống kê, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 73 thì đã mất 12 năm ốm đau, bệnh tật.
An toàn vệ sinh thực phẩm lúc nào cũng bức xúc, lúc nào cũng nóng và hiện đang là vấn đề rất nóng nhưng giải pháp để quản lý hiệu quả lĩnh vực này thì gần như chưa có. Sau hàng loạt biện pháp được cơ quan quản lý đưa ra, câu chốt vẫn là “hãy là người tiêu dùng thông thái”./.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

canh



  1. canh atisoUống canh gì trị mụn hiệu quả?
  2. canh bí đao tôm thịt
  3. Canh-bi-xanh
  4. canh-bi-xanh-cuon-thit ...
  5. Món canh cải nấu thịt bằm
  6. Canh Cải Thìa Nấu Cánh Gà
  7. canh chua ca
  8. Canh Chua Chay
  9. Canh chua đầu cá hồi
  10. Canh Chua Tôm Đậu Rồng
  11. Canh Chua Tôm Kèo Nèo
  12. canh cua đồng nấu với hoa thiên lý
  13. canh dưa leoUống canh gì trị mụn hiệu quả?
  14.  canh ghẹ nấu rau muống
  15. Canh Mướp Đắng Nhân Tôm
  16.  canh mướp hương, rau đay với cua đồng.
  17. canh-muop-nau-nam
  18. canh nấm chay
  19. Canh nấm đậu hũ non giá hẹ
  20. canh sườn đu đủ
  21. canh rau máUống canh gì trị mụn hiệu quả?
  22. Canh Sườn Nấm Tuyết
  23. Canh Súp Bạch Quả
  24. 1




































































Vài loại cà phê ngon


Người ta đã tìm ra rất nhiều loại cà phê trên thế giới, mỗi loại mang tới một chất lượng, mùi vị riêng, và tất nhiên, mức giá của chúng cũng khác nhau. Dưới đây là 10 loại cà phê đắt đỏ nhất thế giới.
Cà phê thường được mệnh danh là chất gây nghiện dịu dàng nhất, là loại thức uống yêu thích của nhiều lứa tuổi, nhiều tầng lớp. Cà phê cũng là một trong số sản phẩm xuất khẩu phổ biến nhất thế giới. Người ta đã tìm ra rất nhiều loại cà phê trên thế giới, mỗi loại mang tới một chất lượng, mùi vị riêng, và tất nhiên mức giá của chúng cũng khác nhau.
Nếu bạn là người biết uống cà phê, đam mê hương vị đó, bạn cũng từng được trải nghiệm những loại cà phê được cho rằng đắt đỏ, nhưng chắc chắn bạn sẽ có đôi chút lạ lẫm với 10 cái tên dưới đây? Loại rẻ nhất trong danh sách có giá 24$ (~510 nghìn đồng) cho mỗi Lb (~453 grams)
16. Villasarchi: 
 Villasarchi là một giống lai của cà phê Bourbon. Villasarchi sinh trưởng ở thung lũng Sarchi phía Tây thành phố Costa Rica. Các nhánh của cây cà phê này mọc xiên từ thân một góc 45 độ phân tán một vùng lá bao phủ quanh cây rất cân đối. Villasarchi sinh trưởng tốt ở vùng đất có độ cao lớn, dưới tán cây bóng mát và giống cà phê này thích hợp với phương cách canh tác hữu cơ, vì nó không ưa các loại phân bón hóa học. Trái của Villasarchi có tông màu đỏ sáng trông rất đẹp và hấp dẫn, vị khá chua một cách thanh tao xen lẫn với một độ đắng-ngọt rất huyền bí, tạo một cảm giác lạ khi uống.
 15 Arabica Typica là giống cà phê lâu đời nhất, nó chính là giống cà phê đầu tiên được con người phát hiện ở vùng Kaffa của Ethiopia thế kỷ trước mà người ta hay kể như câu chuyện của một chàng chăn dê nọ. http://hilocoffeemill.com/images/products/detail/CherriesManuel.jpgHạt giống của cà phê Typica được mang đến Mỹ bởi một sĩ quan hải quân người Pháp vào những năm 1700. Typica có năng suất rất thấp, kích thước hạt nhỏ, hình bầu dục. Tuy nhiên, chất lượng của Typica là tuyệt vời thể hiện hương vị xuất sắc, vị đắng ngọt pha lẫn 1 chút chua nhẹ, thể chất mạnh và quân bình.
14.   Geisha:
https://d13yacurqjgara.cloudfront.net/users/46326/screenshots/836300/geisha-coffee.jpg Geisha là một giống cà phê cực kỳ hiếm hoi mà đã hoàn toàn chinh phục tất cả những người sành cà phê có tin xuất sắc nhất trên thế giới. Hương vị của nó phức tạp không diễn tả nỗi. Có người cho rằng , nó rất phức tạp và dữ dội! Giống cà phê nầy được phát hiện từ thị trấn nhỏ Gesha ở tây nam Ethiopia và được đưa đến trồng ở Costa Rica. Những cây cà phê Geisha này phát triển rất cao, tán đẹp, lá thuôn dài. Trái và hạt cà phê Geisha này cũng dài hơn so với các chủng loại cà phê khác. Chất lượng hàng đầu của giống cà phê này được sinh ra từ các đồn điền trên cao nguyên, và được hoan nghênh trên toàn thế giới. Geisha có vị ngọt ngào, hậu vị chua thanh và đắng dịu xen lẫn, hương vị phong phú cực độ, thậm chí có cả mùi trái cây chín như xoài, đu đủ, đào pha với mật ong, mùi cỏ cây, mùi trái dâu rừng chung với mùi đường mạch nha…

13.   Colombia:
 Giống cà phê Colombia, là đứa con lai của hai bố mẹ Robusta và Arabica. Giống cà phê nầy được gây giống và phát triển ở Colombia để chống lại bệnh trong khi tăng năng suất. Trong nhiều thập kỷ Colombia cố gắng cho ra đời hàng chục phiên bản được gọi là F10-F1. F10, còn được gọi là các Castillo. Và cuối cùng, hiện nay, đỉnh cao là giống Colombia chính thức, tự hào mang tên 1 đất nước. Đây là giống trồng phổ biến nhất lở Colambia. Mặc dù Colombia có mùi hương thơm nồng nan, tuyệt vời, độ chua rất cao, xem với vị đắng có hậu, hầu như không thấy có dư vị ngọt, thể chất mạnh, được sử dụng trong các thương hiệu cà phê cao cấp.
http://ineedcoffee.com/wp-content/uploads/2008/03/juanvaldez1.jpg Cà phê Colombia là một sự pha trộn của hạt cà phê từ nhiều khu vực khác nhau để duy trì mức độ cao về chất lượng. Cũng như Kona và Jamaican Blue Mountain, hạt cà phê Colombia được độc quyền từ cà phê Arabica, trong đó có một, hồ sơ hương vị ít tính axit mượt mà hơn so với hạt cà phê Robusta.
12.Ethiopia:
http://www.wipo.int/export/sites/www/ipadvantage/images/article_0082_3.png Ethiopia có thể được ví là cái nôi của cà phê. Trong thế kỷ thứ mười, người du mục đang chăn dê trên một sườn núi Ethiopia đã là người đầu tiên nhận ra tác dụng kích thích của cà phê. Sau đó thứ thức uống này đã được lan rộng trên khắp Trung Đông bởi những người hành hương Sufi huyền bí mang đạo Hồi. Từ Trung Đông, giống café này dần được biết đến rộng rãi  ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ.
 Cà phê vẫn phát triển tự nhiên trong rừng núi của Ethiopia. Nông dân trồng cà phê Ethiopia trong bốn hệ thống khác nhau, trong đó bao gồm cà phê rừng, cà phê bán rừng, vườn cà phê và trồng cà phê. Khoảng 98% lượng cà phê ở Ethiopia là sản phẩm của nông dân trên nông trại nhỏ và nó là xuất khẩu quan trọng nhất của đất nước. Ethiopia là nước sản xuất cà phê lớn thứ ba của châu Phi. Có khoảng 700.000 hộ sản xuất nhỏ cà phê ở Ethiopia, trong đó 54 phần trăm là trong rừng nửa diện tích. Cà phê là một phần của truyền thống văn hóa bản địa của họ trong hơn 10 thế hệ.
 Cà phê Ethiopia là một trong những nguồn gốc cà phê phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, Ethiopia phải cạnh tranh và hợp tác với các công ty cà phê, thường có sức mạnh thị trường nhiều hơn và kiếm được lợi nhuận cao hơn. Hàng năm, người dân trồng cà phê ở Ethiopia trung bình kiếm được khoảng $ 900 mỗi năm. Chứng nhận cà phê Ethiopia bắt đầu sau khi thành lập Hội đồng Cà phê của Ethiopia (NCBE) vào năm 1957. Mục tiêu của NCBE là để kiểm soát và phối hợp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và nâng cao chất lượng cà phê Ethiopia.
 Mùi hương của các giống cà phê bản địa Phi Châu phong phú vô kể, có mùi xen lẫn từ socola đến mùi bánh nướng, từ mùi của đồng cỏ đến mùi của hoa trái; vị từ ngọt ngào cho đến chua thanh, từ đắng đến cay. Nơi đây quả không hổ danh là một vương quốc để suốt đời khám phá.
11. Bourbon Coffee: 
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3b/Bourbon_Coffee.jpgBourbon là giống cà phê được đặt tên bắt nguồn từ vùng đất sinh trưởng đầu tiên của nó đảo Bourbon, bây giờ là Reunion nằm ở phía đông Madagasca.  Café Bourbon được sản xuất lần đầu tiên tại Réunion, được biết đến như Bourbon Ile trước năm 1789. Sau đó Bourbon được ưu thích bởi người Pháp, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, và bây giờ là một trong hai loại cà phê Arabica được trồng phổ biến nhất trên thế giới, là một dạng của café Typica.
Café Bourbon thường được sản xuất ở độ cao từ 1.000 đến 2.000 mét và cho ra năng suất cao hơn 20-30% so với Typica, nhưng có thể tạo ra chất lượng café tương đương
Loại café này có vị chua thanh rất hấp dẫn, với mùi thơm quyến rũ. Nhấp thử một ngụm, bạn sẽ thấy có cảm giác thật thích thú. Bourbon đã di thực và và được trồng ở miền cao nguyên Việt Nam từ rất lâu. Hiện nay, đây là giống cà phê thơm ngon hàng đầu của cà phê Việt Nam.
10. Yauco Selecto AA (Puerto Rico) – 24$/lb (~ 510 nghìn đồng)
83339_20140324112850
Loại cà phê vùng Yauco, Puerto Rico là mọt trong những hương vị cà phê tinh tế nhất thế giới. Nó có hương vị nhẹ nhàng, thơm ngon đặc biệt và được hầu hết người yêu thích cà phê khắp thế giới ưa chuộng. Dĩ nhiên, bạn cũng cần phải “chịu chơi” một chút để sở hữu loại đồ uống này.
9. Starbucks Rwanda Blue Bourbon (Gatare/Karengera, Rwanda) –24$/lb (~ 510 nghìn đồng)
32079_20140324112852
Starbucks Rwanda Blue Bourbon vì cơ bản được biết tới là loại cà phê của vùng Gatare và Karengara, Rwanda. Starbucks đã giới thiệu loại cà phê đắt đỏ này tới đây khi công ty này tới nơi rửa cà phê ở Rwanda năm 2003. Ngày nay, bạn sẽ thấy nông dân trồng cà phê xanh Bourbon như thứ cây trồng chính của mình. Lớp vỏ bao đẹp đẽ này cũng khiến bạn phải chi 24$ cho mỗi pound thành phẩm.
8. Cà phê Hawaii Kona (Hawaii) – 34$ /lb (~723 nghìn đồng)
80819_20140324112855
Hawaiin Kona Cofee là tên thương mại của loại cà phê được trồng và chăm sóc tại Mauna Loa và Hualalai, phía Nam và Bắc Kona, Hawaii. Chỉ có cà phê trồng và thu hoạc từ cách khu vực này mới được gọi là ‘Kona. Cà phê Hawaii Kona có hương vị tinh tế, mang tới sự thư thái đặc biệt khi thưởng thức. Giá của chúng là 34$/pound.
7.Los Planes (Citala, El Salvador) – 40$ /lb (~ 851 nghìn đồng)
51156_20140324112857
Los Planes là một loại cà phê được trồng trong Citala, El Salvador. Đây là loại cà phê đứng thứ 2 trong lễ trao giải Cup of Excellence 206. Giá thành của chúng khá cao 40$/pound nhưng đây chắc chắn là sản phẩm khiến bạn thay đổi nhận thức về các hương vị cà phê đã từng nếm.
6. Blue Mountain (Wallenford Estate, Jamaica) –49$/lb (~1,04 triệu đồng)
1974_20140324112859
Cái tên Blue Mountain được lấy từ chính địa điểm trồng cà phê, núi Blue Mountains, Jamaica. Trong nhiều thập kỉ qua, đây không ngừng là thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất thế giới. Hơn 80 % sản phẩm xuất khẩu của Blue Mountain được xuất sang Nhật Bản. Nếu bạn có thể chi 49$ cho 1 pound cà phê, thì hương vị dịu nhẹ, ít đắng của Blue Mountain là dành cho bạn.
5. Fazenda Santa Ines (Minas Gerais, Brazil) – 50$ /lb (~1,06 triệu đồng)
72309_20140324112900
Với giá khoảng 50 $ cho mỗi pound, cà phê Fazenda Santa Ines chắc chắn là một trong những sản phẩm cà phê đắt đỏ nhất trên toàn cầu. Đó là sản phẩm của vùng Minas Geraiz, Brazil. Sản xuất ở các trang trại Fazenda Santa Ines khá ấn tượng, họ trồng cà phê một cách truyền thống và thủ công không hề dùng tới máy móc. Mùi vị của cà phê Fazenda Santa Ines gợi nhớ vị ngọt của hoa quả và caramel.
4. El Injerto (Huehuetenango, Guatemala) – 50$/lb (~1,06 triệu đồng)
51366_20140324112902
Cà phê El Injerto có nguồn gốc từ lãnh thổ Huehuetenango, Guatemala. Trong năm 2006, El Injerto đã nhận cúp vàng cho giải thưởng danh giá Cup of Excellence . Mặc dù chỉ nhận được vị trí thứ 4 trong danh sách này, cà phê El Injerto vẫn có mức giá rất đắt, vì bạn chỉ có thể mua nó khi đã chi tối thiểu là 50 $/pound.
3. St. Helena Coffee Company’s Island (St. Helena) –79$/lb (~1,68 triệu đồng)
89171_20140324113159
Đảo St Helena nằm cách bờ biển của châu Phi khoảng 1.200 dặm, là nơi mà bạn tìm thấy cà phê St Helena được trồng và nhân giống. Napoleon Bonaparte là người đã phổ biến giống cà phê này. Người đã ca ngợi nó và gieo hạt giống của chúng trên đảo St Helena. Nếu bạn có thể đủ khả năng để chi tiêu khoảng79 $/ pound cho tách cà phê, hãy thử thương hiệu này.
2. Hacienda La Esmeralda (Boquete, Panama) – 104$ /lb (~2,2 triệu đồng)
61392_20140324112906
Cà phê Hacienda La Esmeralda được trồng đặc biệt tại Boquete, Panama. Người yêu cà phê khắp thế giới đều yêu thích loại cà phê vì hương vị độc đáo của nó. Loại cây cà phê này chủ yếu được canh tác dưới bóng của các cây ổi già. Nếu bạn muốn có thể thử cà phê Hacienda La Esmeralda, bãn hãy chuẩn bị để trả tối thiểu 104 $ cho mỗi pound.
 1.Luwak Coffee (Indonesia) –160$/lb (~ 3,4 triệu đồng) 
36962_20140324112908
Cà phê Luwak – thường được biết tới với tên cà phê chồn – xứng đáng với vị trí số 1 trong dánh sách các loại cà phê đắt đỏ nhất thế giới. Loại cà phê này có giá thành cao như vậy bởi quy trình sản xuất vô cùng khó khăn và riêng biệt. Đây là loại hạt cà phê được thu nhặt từ…phân của cầy hương. Mọi người cho rằng nhờ quá trình tiêu hóa của cầy hương mà hạt cà phê có hương vị đặc biệt hơn. Chúng cực kì đắt đỏ và cực kì quý hiếm trên thế giới với giá thành 160 $ cho mỗi pound.

xôi ngũ sắc