Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

15 KHÔNG trong nấu ăn để bảo vệ sức khỏe


15 KHÔNG trong nấu ăn để bảo vệ sức khỏe
Để chế biến món ăn ngon và an toàn bạn cần phải nhớ được “15 không” trong nấu ăn.
1. Không luộc rau củ quả quá nhừ để không làm giảm lượng vitamin có trong rau.
2. Không đun chảo nóng khi xào rau, vì như thế món ăn sẽ gây hại cho dạ dày, khiến dạ dày viêm loét, gây ợ chua.
3. Không cho mì chính vào những món ăn có nhiều vị chua. Vì mì chính sẽ phát sinh ra một loại axít mới có hại cho sức khỏe.
4. Không tẩm ướp gia vị quá sớm khi quay thịt, dễ làm cho protein trong thịt bị đông cứng lại, miếng thịt co nhỏ, không ngon.
5. Không đổ nước lạnh vào nồi nước hầm thịt, nước lạnh sẽ làm cho protein và lipid đông lại, món ăn không còn chất bố dưỡng.
6. Không ngâm thịt, cá vào chậu nước, vì như thế khoáng chất sẽ giảm đi đáng kể.
7. Không bật to lửa khi rán mỡ lợn, nhiệt độ cao mỡ có thể sinh ra một chất rất hôi, ăn vào sẽ có hại cho thực quản, khí quản lẫn hệ tiêu hóa.
8. Không làm muội trứng luộc bằng nước lạnh. Khi trứng gặp nước lạnh sẽ co lại, tạo ra khoảng trống khiến cho vi khuẩn rất dễ xâm nhập không tốt cho sức khỏe.
9. Không dùng nước nóng để rã đông thịt. Vì các chất ngọt trong thịt sẽ nhanh chóng hòa tan vào nước, thịt không còn mềm và thơm nữa.
10. Không cho giấm vào rau xào, vì trong giấm có chứa axit, rau sẽ bị giảm đi chất dinh dưỡng.
11. Không cho gừng vào cá quá sớm khi kho cá. Vì chất protein từ cá tiết ra sẽ làm cho gừng không thể phát huy tác dụng khử mùi tanh.
12. Không để lửa quá to khi luộc mì. Vì sợi mì sẽ bị cứng bên trong, không còn ngon nữa.
13. Không nấu hoặc ninh kỹ nước mắm quá, vì nhiệt độ cao dễ làm mất đi các axit amin trong mắm.
14. Không cho hạt tiêu vào thức ăn khi nấu. Hạt tiêu nấu ở nhiệt độ cao sẽ mất đi mùi đặc trưng và dễ gây ung thư.
15. Không dùng dầu chiên đi chiên lại. Nếu dùng dầu chiên đi chiên lại sẽ tạo ra chất trans fat (chất béo bão hòa) có thể gây ung thư.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

Những đặc sản từ côn trùng "có gan" mới dám thưởng thức

Những món ăn từ côn trùng không chỉ giúp bạn "đổi bữa" mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng vô cùng phong phú.

Ve sầu rang

Mùa hè đến cũng là lúc nơi nơi rộn tiếng ve sầu. Những chú ve báo hè cũng có thể được chế biến thành nhiều món ngon như chiên bột, xào hành, nấu cháo, thú vị nhất là ve chiên lá chanh. Người bắt ve thường lựa bắt những con ve non mới lột xác bởi khi đó thịt chúng mềm và bùi nhất. 

Bọ xít rang

Bọ xít trong trí nhớ của nhiều người là loại động vật có mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, đây cũng được xem là mồi nhậu khoái khẩu của cánh đàn ông trong các vui. Cách chế biến phổ biến nhất cho món bọ xít là bọ xít rang lá chanh. Sau khi rang, bọ xít không hề hồi mà ngược lại giòn tan, béo ngậy và có hương thơm đặc trưng. Bọ xít rang phổ biến hơn cả ở các vùng núi cao phía bắc như Lạng Sơn, Lai châu...

Nhộng tằm

Nhộng tằm là món ăn từ côn trùng phổ biến hơn cả trong bữa cơm gia đình Việt. Nhộng tằm là ấu trùng dâu tằm tơ, vị bùi và béo ngậy. Nhộng tằm ngon hơn cả là rang lá chanh.

Châu chấu

Cuối vào mùa gặt, bữa cơm các gia đình nông thôn lại có thêm món châu chấu rang vui miệng. Bởi Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn đồng quê hấp dẫn. Làm châu chấu rang không khác chế biến nhộng tằm là bao nhưng để chế biến món châu chấu rang ngon, các bà nội trợ không quên nhắc nhau cho chút nước cà muối hoặc dưa muối vào chảo rang. Nước cà muối quyện với châu chấu, vừa thơm vừa đậm đà. Rang đến khi cạn nước thì nhấc ra, thêm chút lá chanh thái chỉ, vậy là đã có món ăn cho bữa cơm gia đình...

Trứng kiến

Xôi trứng kiến

Trứng kiến là món ăn nổi tiếng của nhiều vùng miền trên đất nước. Người Hà Giang có món bánh trứng kiến khác lạ, người Quảng Bình lại thích trứng kiến nấu canh chua...Trứng kiến chua chua lại béo ngậy, vị thơm ngon khó cưỡng.

Trứng kiến đổ lá bầu

Bọ cạp chiên

Bọ cạp chiên lại là món nhậu khoái khẩu của dân nhậu miền Tây.Đến miệt Bảy Núi (An Giang), du khách không khỏi tò mò nhìn những con bò cạp (người địa phương gọi là "bù kẹp") đen nhánh, to cỡ con dế cơm, bò lổn nhổn trong thau, giơ cái đuôi nhọn hoắt và hai cái càng to kềnh đầy đe dọa, được bày bán dọc theo đường. Khác với vẻ ngoài gây nhiều e dè, bọ cạp chiên lại có vị giòn bùi, thơm ngon khó cưỡng.

Đuông dừa

Đuông dừa là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương. Dù đuông đục khoét là hỏng dừa nhưng đuông dừa ăn rất ngon và lại là đặc sản độc đáo có một không hai ở những xứ dừa đồng bằng sông Cửu Long.món ăn phổ biến nhất được chế biến từ đuông là...đuông chấm nước mắm ăn sống.

Đuông dừa chấm mắm sống  

Con đuông còn ngọ nguậy đặt trong bát nước mắm ớt cay, cứ thế gắp bỏ vào miệng sẽ cảm nhận được vị béo bùi mà nhiều người nói giống y như lòng đỏ trứng gà tan dần trong khoang miệng. Người không ăn được đồ sống có thể đem nướng hoặc chiên đuông dừa cũng rất ngon.

Đuông dừa nướng

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Ghé thăm quán chè của cô bé dân ca Phương Mỹ Chi

 - Mặc dù đã khai trương được 5 tháng, nhưng quán chè của “chị Bảy” vẫn nườm nượp khách hàng ghé qua.

Quán chè Hương Quê của , khá thoáng mát, rộng rãi và được thiết kế theo phong cách quê nhà. Trước cửa quán còn dựng tấm hình của cô bé lên làm “” khiến ai đi qua cũng phải tò mò ngoái lại nhìn, thậm chí dừng xe vào... chụp ảnh.
Mô tả ảnh.
Phương Mỹ Chi và quán chè Hương Quê của gia đình
Mô tả ảnh.
Phương Mỹ Chi tinh nghịch chụp hình bên poster trước cửa quán
Vì cô bé hay xuất hiện tại quán với dáng vẻ giản dị, vui tươi thường ngày nên bất cứ ai cũng phải tranh thủ cơ hội để ghé qua một lần. Phần vì muốn gặp cô bé dân ca, phần vì tò mò muốn thưởng thức ly chè mát lạnh của quán.
Mô tả ảnh.
"Cận cảnh" một ly chè đầy ụ ngon lành của quán
Mô tả ảnh.
Bảng menu đa dạng của quán chè Hương Quê
Thực đơn của quán khá đa dạng như chè thập cẩm (hay còn gọi là chè hương quê), chè bánh lọt, chè chuối hấp, chè khoai môn cho đến chuối xào dừa, chè bà ba... Ngoài ra quán còn có trà sữa, đa bào, các  vặt như ốc viên, tôm lăn mè, tôm cuộn khoai tây... Phương Mỹ Chi cũng thường hay tranh thủ thời gian rảnh phụ giúp mẹ bào dừa, nấu nước cốt dừa, cắt khoai môn, cả tính tiền, bưng bê, tiếp chuyện khách...
Mô tả ảnh.
Phương Mỹ Chi giúp mẹ nấu chè
Mô tả ảnh.
Cô bé còn tự tay múc chè cho khách
Phương Mỹ Chi hồn nhiên chia sẻ: "Con năn nỉ mẹ mở quán chè này lâu rồi vì mẹ con nấu chè ngon lắm. Giờ ước mơ mới được trở thành hiện thực. Mai mốt khi nào không đi học hay đi hát, con sẽ ở quán chè suốt để phụ mẹ".
Mô tả ảnh.
Ca sĩ nhí bưng bê phục vụ khách chuyên nghiệp
Mô tả ảnh.
Cô bé còn sẵn sàng ngồi nói chuyện với người hâm mộ
Với giá cả khá “mềm”, chỉ từ 12.000 – 20.000/cốc, cùng với sự phục vụ nhiệt tình, đáng yêu của cô  nhí, quán chè ngày càng “ăn nên làm ra”. Tuy bận rộn ca hát, học tập, nhưng “cô bé dân ca” vẫn đều đặn ghé qua quán của nhà mình để gặp mặt các fans và ủng hộ mẹ trong việc kinh doanh.

8 quán ăn của sao Việt cực hút khách

- Sau khi bén duyên với nghệ thuật, các nghệ sĩ của chúng ta còn kiêm thêm “nghề tay trái” là kinh doanh thêm một vài quán ăn

1. Bún mọc Ròm Mập – 
Nghệ sĩ hài nổi tiếng Hoài Linh cũng “bén duyên” với kinh doanh qua quán bún mọc Ròm Mập. Quán rất đông khách, một phần do người hâm mộ đến ủng hộ, một phần lớn là do bún quá ngon, lại đầy đặn, có đến 5 loại chả ăn kèm và nước dùng thì thơm ngọt đặc biệt.
Mô tả ảnh.
Hoài Linh chụp ảnh kỳ niệm cùng khách đến ăn tại quán
2. Hủ tiếu mỳ sườn Mr. Đàm
Ông hoàng nhạc pop “Đàm Vĩnh Hưng” sở hữu chuỗi 3 nhà hàng hủ tiếu mỳ sườn Tùng Hưng tại khu vực trung tâm thành phố Sài Gòn. Ngoài hủ tiếu, quán còn có nui, hoành thánh, cực kỳ chất lượng nhưng giá thì hơi đắt.
Mô tả ảnh.
Đàm Vinh Hưng tại quán hủ tiếu mì sườn Tùng Hưng
3. The Crab Shack của 
Hà Tăng không chỉ thành công trên màn ảnh nhỏ mà cả trong công việc kinh doanh cô cũng tỏ ra cực kỳ “có duyên”. Nhà hàng hải sản The Crab Shack của cô lúc nào cũng đông khách, các  đa dạng, đặc biệt là món Tôm hùm đất luôn hút khách.
Mô tả ảnh.
Ngọc nữ Hà Tăng cùng bạn bè, gia đình trong ngày khai trương nhà hàng
4. Xôi Nguyễn Biểu – Angela Phương Trinh
Mặc dù chỉ là một xe xôi nho nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách, gia đình Angela Phương Trinh đã bán xôi được hơn 20 năm và trở thành địa chỉ quen thuộc trong những bữa sáng, bữa trưa. Xôi bán khá rẻ, chỉ 15k là có một hộp xôi jambon đầy ụ, kèm chả lụa, chả chiên, rau thơm và hành phi.
Mô tả ảnh.
Xe xôi và người mẹ đã nuôi Angela Phương Trinh khôn lớn
5. Nhà hàng Gạo của Linh Nga
Cô chim công bé nhỏ trong làng múa Việt tỏ ra khá thành công với vai trò bà chủ nhà hàng ăn uống. Cô là chủ của chuỗi nhà hàng mang tên Gạo với những món ăn đậm phong cách Việt với nem, phở cuốn, bún... Món ăn ngon, phục vụ tốt nhưng điểm trừ là giá không hề rẻ.
Mô tả ảnh.
Diễn viên múa Linh Nga giới thiệu nhà hàng của mình
6. Quán Bụi của  Mai Phương Thúy
Quán cơm Bụi không chỉ nổi tiếng bởi chủ nhân mà còn do hương vị của những món ăn đậm đà màu sắc dân gian. Những món ăn ngon nhất tại quán có thể kể đến như: chả cá thác lác, gà giòn, đậu hũ chiên trứng muối, canh sườn chua...
Mô tả ảnh.
Hoa hậu Mai Phương Thúy duyên dáng với vai trò... đầu bếp nhà hàng
7. Hủ tiếu Chú Tư Già của Bình Minh
Nam  Bình Minh là chủ tiệm hủ tiếu bò viên Chú Tư Già ở Sài Gòn cực kỳ ăn khách. Tô hủ tiếu 40k nóng hổi, thơm lừng với nước dùng ngọt tự nhiên, viên bò cay cay giòn sần sật rất ngon miệng.
Mô tả ảnh.
Siêu mẫu Bình Minh đang chế biến hủ tiếu cho khách tại quán
8. Gà ta Bảo Anh
Cô  “Anh muốn em sống sao” thường hay phụ mẹ bán hàng tại quán mỗi khi rảnh rỗi. Gà của quán đảm bảo chất lượng, dai dai, chắc thịt, món gỏi trộn chua ngọt, miến gà hay cháo gà đều ngon, quán sạch sẽ, ngăn nắp.
Mô tả ảnh.
Ca sĩ Bảo Anh phụ giúp mẹ bán hàng tại quán ăn của nhà
Có nhiều người tìm đến quán ăn của những người nổi tiếng không chỉ vì để gặp thần tượng của mình, mà còn để nếm thử các món ăn ở đây. Vì vậy, thực khách chắc chắn sẽ rất hài lòng nếu món ăn ngon và còn được phục vụ chu đáo, tận tình.

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

4 món ăn chay hấp dẫn cho ngày mùng 1

Nem chay

Nguyên liệu:
me
Bạn hãy làm món nem chay tuyệt ngon này cho gia đình mình nhé!  
- 2 củ cà rốt nhỏ 
- 1 cây bắp cải nhỏ 
- 2 nhánh hành lá thái nhỏ, 100g nấm rơm, 1 củ gừng nhỏ, 20 bánh tortilla (bánh cuộn bò bía hoặc bánh đa nem đều được) 
- 50ml xì dầu, nửa muỗng canh bột ngô, 1 muỗng canh dầu ăn, 1 muỗng canh dầu vừng.   
:   
- Mài nhuyễn gừng. Bắp cải, cà rốt thái sợi, nấm thái lát. Phi thơm gừng với hành lá. Sau đó cho lần lượt nấm, cà rốt và bắp cải vào xào với lửa nhỏ. Trong khi đó, bạn pha bột ngô với xì dầu. Đổ hỗn hợp trên vào chảo, đảo đều đến khi rau chín tái thì tắt bếp, trộn rau với dầu vừng. Đây chính là phần nhân của món nem chay. 
- Múc một muỗng canh nhân rau lên trên bánh tortilla, gói lại như gói nem. Cho khay vào lò nướng 15 phút rồi lấy ra lật mặt còn lại lên trên, nướng đến khi vàng đều là được. 
- Dùng nóng với mù tạt vàng hoặc xốt pha tương ớt sẽ rất ngon, bạn nhé!

Đậu phụ sốt rau củ

Nguyên liệu:
me
Đậu phụ sốt rau củ ngọt mát nhìn rất hấp dẫn.
- 2 miếng đậu phụ non
- 100g cà rốt
- 30g đậu cô-ve
- 30g nấm đông cô tươi
- 30g măng tây
- 30g ngô hạt
- 1 nhánh cần tây
- 1 thìa súp xì dầu
- 1 thìa súp tương ngọt
- 1 thìa súp nước dùng
- 1,5 thìa cà-phê hạt nêm chay
- 1 thìa cà-phê đường
- Dầu ăn
Cách làm:
- Đậu phụ để nguyên miếng, rửa nhẹ tay dưới vòi nước sạch,  để món ăn trông hấp dẫn, bạn dùng dao răng cưa thái một lớp mỏng ở bốn cạnh của bìa đậu phụ. sau đó để ráo, rắc 1/2 thìa cà-phê hạt nêm chay lên 2 mặt đậu.
- Măng tây bỏ phần gốc già, tước xơ phần gần gốc, rửa sạch, thái khúc cỡ 1cm. Đậu cô-ve rửa sạch, thái khúc bằng măng tây.
- Cà-rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng vuông 1x1cm.
- Nấm đông cô tươi rửa sạch, thái nhỏ bằng cà-rốt. Ngô hạt rửa sạch.
- Cần tây rửa sạch, để ráo, thái nhỏ.
- Làm sốt: Đun nóng dầu, cho lần lượt cà-rốt, đậu cô-ve, cần tây, măng tây, nấm đông cô, ngô hạt vào đảo chín. Kế tiếp, nêm tương ngọt, xì dầu, nước dùng, hạt nêm chay và đường vào, đun sánh lại.
- Đậu phụ hấp nóng rồi dọn ra đĩa, rưới sốt nóng lên. Trang trí với cần tây. Thưởng thức nóng.
Chỉ mất khoảng 20 phút chế biến bạn đã có ngay món đậu phụ sốt rau củ không những ngon mà còn nhiều chất dinh dưỡng cho cả nhà thưởng thức rồi.

Canh nấm chay

Nguyên liệu:
me
 
- Nấm rơm: ½ gói (100g)
- Nấm đông cô tươi: ½ gói (100g)
- Đậu Hà Lan: 1 ít
- Đậu phụ: 2 cái
- Cà rốt: ½ củ
- Hành, mùi
- Dầu đậu nành, bột canh, bột nêm, mì chính.
Cách làm:
Bước 1: Cà rốt gọt vỏ tỉa hoa, đậu Hà Lan nhặt tước xơ, nấm cắt bỏ chân rửa sạch để ráo, đậu phụ thái miếng vừa ăn.
Bước 2: Hành, mùi cắt bỏ rễ rửa sạch thái khúc.
Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu đậu nành. Thêm cà rốt vào xào sơ. Chế phần nước vừa ăn vào nồi đun sôi.
Bước 4: Khi canh sôi thì tùy theo độ chín tới của các loại rau cho loại nào vào trước nhé. Canh sôi thả đậu phụ cùng nấm đông cô vào trước tiếp đến cho đậu Hà Lan đun sôi lần nữa. Thêm gia vị vừa miệng.
Bước 5: Khi canh sôi cho nấm rơm vào đun tiếp khoảng 1-2 phút. Thêm hành hoa, rau mùi. Nêm chút mì chính và tắt bếp, cho canh nấm chay ra bát bát.
Không có khó để có một bát canh nấm chay phải không nào?
Vị thơm ngọt của nấm cùng các loại rau củ sẽ khiến món canh chay trở nên hấp dẫn và bổ dưỡng.
Rau cải luộc
Nguyên liệu:
me
Rau cải luộc phải xanh, chín mềm, thơm mùi gừng, vị ngọt. Khi tắt bếp, không ngâm lâu vì rau sẽ đỏ. 
- 500g rau cải
- 1 củ gừng
Cách làm:
Rau cải nhặt bỏ phần lá già, cuống, rửa sạch, cắt khúc dài 4 cm. Gừng cạo sạch, đập dập.
Đun sôi nước, nêm ít muối, bỏ rau cải vào, đậy vung, đun nhỏ lửa từ 8 đến 10 phút. Rau chín, cho gừng vào, đảo đều, vớt ra, tãi mỏng. 
Rau cải luộc phải xanh, chín mềm, thơm mùi gừng, vị ngọt. Khi tắt bếp, không ngâm lâu vì rau sẽ đỏ. Để rau vẫn giữ được màu xanh, có thể thêm một ít mỡ hoặc dầu ăn vào nước sôi trước khi cho rau vào luộc. 
Với rau cải ngồng, cũng luộc tương tự, nhưng cần tước bỏ phần xơ và nõn cho khỏi đắng.

9 món "thèm nhỏ dãi" cũng không được ăn trong ngày mùng 1

1. Thịt chó
Thịt chó là thức ăn giàu chất dinh dưỡng và là món “khoái khẩu” của nhiều người. Thậm chí, thịt chó coi được coi là “quốc hồn quốc túy”, là nét ẩm thực riêng có của người Việt Nam.
me
Người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn.
Thế nhưng, người ta quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu năm hay đầu tháng thì cả năm, cả tháng đó sẽ xui xẻo, không may mắn. Tuy vậy, thịt chó lại được coi là món giải xui nếu ăn vào cuối tháng.
2. Mực
Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách “đen” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm “đen như mực”  của ông cha ta từ nhiều năm trước.
Theo quan niệm, nếu ăn mực vào đầu năm thì cả năm sẽ đen đủi, ăn mực đầu tháng sẽ không may mắn. Thậm chí, nhiều bậc cha mẹ còn không cho con ăn mực trước ngày thi. Nhiều người kỵ ăn mực khi đi xa vì có công việc quan trọng.
me
Mực cũng là loại thực phẩm có trong danh sách “đen” của cả ba miền Bắc, Trung, Nam. 
3. Thịt vịt
Thịt vịt là  kiêng kỵ vào dịp đầu tháng và đầu năm của người miền Bắc và miền Trung. Món ăn này bị xem là không tốt, kém may mắn, nhất là vào dịp đầu năm.
Người ta cho rằng, nếu ăn thịt vịt sẽ đen đủi, “tan đàn, xẻ nghé”. Thay vì sử dụng thịt vịt, người ta  dùng thịt gà với ý nghĩa  hơn. Giống như thịt chó, vào những ngày cuối tháng, món thịt vịt lại được xem là món ăn “giải đen”.
4. Trứng vịt lộn
Món trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, quan niệm của người miền Trung và miền Bắc rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu tháng, đầu năm.
me
Nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn.
Họ quan niệm rằng, nếu ăn trứng vịt lộn vào đầu tháng, đầu năm thì cả tháng, cả năm sẽ không được may mắn. Mọi thứ đều xảy ra trái với ý mình.
5. Tôm
Nếu người miền Bắc không kiêng kỵ tôm vào ngày Tết và mùng 1 thì người miền Nam lại rất ít sử dụng món ăn này. Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. Mọi việc trong năm mới, tháng mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.
me
Người miền Nam cho rằng tôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. 
6. Cá mè
Người miền Bắc và miền Trung đều kiêng ăn cá mè đầu năm. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do chữ “mè” đi theo với chữ “mè nheo”. Hơn nữa, cá mè còn tanh và nhiều xương hơn các loại cá khác. Có lẽ vì thế, họ quan niệm loài cá này sẽ mang đến một năm đen đủi.
Nhất là với người miền Trung, họ cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị “hãm tài”.
7. Chuối
Với người miền Bắc, chuối là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả thì với người miền Nam lại tránh ăn chuối những ngày đầu năm do sợ ảnh hưởng đến việc thăng tiến. Nguyên nhân là do chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được.
Cũng có người theo sách nho bảo ” tiền đàng bất khả thụ ba tiêu ” (Trước nhà thì không được trồng chuối). Và trái chuối cũng mang hình tượng không đẹp.
8. Mắm tôm
Những ngày đầu tháng, đa số người Việt Nam đều kiêng ăn mắm tôm vì ai cũng sợ gặp điều xui xẻo.
9. Sầu riêng
Vào ngày mùng 1 đầu tháng, rất nhiều người không dám ăn quả sầu riêng vì sợ sẽ u sầu cả tháng.