Rau rừng là các loại rau mọc tự nhiên, rất phong phú, với hàng chục loại rau như: lá cóc, lá lụa, lá săng máu, lá bứa, lá trâm, lá ổi, lá sung dè, quế vị, đọt bí, đọt chiết, rau sao nhái, lá thuốc dòi, lá mặt trăng… Các loại rau ăn kèm với rau rừng như: khế chua, chuối chát, húng quế, tía tô, dưa leo, rau diếp cá, rau răm… Rau rừng được xem như một vị thuốc nam với 4 mùi vị: chua, đắng, ngọt, bùi.
- Rau dạ hiến :Rau dạ hiến có 2 loại màu xanh non và màu tím đỏ. Rau dạ hiến thường xào với thịt bò, phở tươi hoặc mì tôm.Cách nấu: Ngọn rau ngắt thành từng đoạn non, rửa sạch. Thịt bò thái mỏng, tẩm ướp gia vị (không cho gừng). Xào riêng rau dạ hiến và thịt bò cho chín, sau đó xào trộn hai món lại với nhau.Nếu xào rau dạ hiến với phở tươi và mì tôm thì xào rau dạ hiến trước sau đó cho phở hoặc mì tôm vào sau. Gia vị vừa đủ. Khi rau xào chín tỏa mùi thơm sắc cây rừng. Ăn có vị bùi, thơm nồng.
- Rau ngót rừng :
- Rau ngải cứu và rau âu :Rau ngải mùa xuân mọc ở ven chân núi đá. Rau âu, thân mềm, lá nhỏ mọc bờ suối có 2 loại, màu xanh và màu tím.Cách nấu hai loại rau này như nhau. Ngắt rau lấy ngọn non và rửa sạch. Nước canh đun sôi cho thêm thịt băm, thả rau vào, gia vị vừa đủ, nếm chín bắc ra. Rau nấu chín màu xanh ăn có vị ngọt, thoang thoảng vị đắng.Rau ngải còn giã nhỏ trộn với trứng và rán thành món trứng rau ngải; rau ngải nấu với gà tần, óc lợn hấp…Theo các thầy thuốc đông y, lương y miền núi, mỗi loại rau trên vừa là món ăn ngon, lạ miệng bổ dưỡng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Rau rừng cũng được xem như một vị thuốc. Cây rau dạ hiến có tác dụng tốt cho thận, lọc các chất cặn bã trong thận. Rau âu tốt cho dây thần kinh, bổ máu, thải độc, là món rau tốt cho phụ nữ ăn sau khi sinh. Rau ngải cứu chữa các bệnh đau đầu, xương khớp… Các rau trên có tính hàn, mát có thể dùng cho những người ăn kiêng mà vẫn bổ sung đủ khoáng chất cần thiết.
- Rau đọt cóc.
- Cây rau sắng là loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Trong 300 loài cây có thể làm rau ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn thì cây rau sắng là cây quý nhất. Hiện tại giá 1kg rau sắng bán ở siêu thị Plaza- Tràng Tiền tới 300.000 VNĐ và luôn luôn cung không đủ cầu. Do lợi thế về độ ẩm, độ cao, thổ nhưỡng, vườn quốc gia Xuân Sơn có mật độ rau sắng mọc tự nhiên cao nhất Việt Nam.Rau sắng là một trong những loài thực vật không những chỉ nâng cao tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng, mà nó còn là một loại cây cung cấp nguồn rau ăn rất tốt cho con người. Ngọn non, lá, cụm, hoa và quả non được dùng để nấu canh, quả chín dùng để ăn. Ngoài giá trị về mặt kinh tế, đây là cây đặc sản, dược liệu (chữa bệnh rất tốt), cây rau sắng là cây gỗ sống vài trăm năm có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp cảnh quan môi truờng Vườn quốc gia. Cây rau sắng có thể được nhân bằng hạt, hom rễ, có thể trồng phân tán, trồng xen vào các khu rừng tái sinh, hoặc trồng xen với cây ăn quả. Cây rau sắng hiện phân bố ở Vườn quốc gia Xuân Sơn và các xã vùng đệm. Số lượng cây tái sinh có tới vài chục nghìn cây, nhưng những cây lớn có thể cho thu hái quả không nhiều. Năm 2004 Vườn thu hái được 700kg quả sắng chín gieo ươm được 10.000 cây giống, năm 2005 đã thu hái được 7.000kg quả chín để gieo ươm được 100.000 cây. Tuy vậy việc bảo tồn phát triển cây rau sắng hiện nay ở Xuân Sơn chưa được quan tâm chú ý. Người dân chủ yếu tư tưởng khai thác từ tự nhiên, không quan tâm đến việc gây trồng bảo vệ. Việc thu hái, ngọn rau sắng của người dân chủ yếu bằng cách chặt cành hoặc chặt cả cây. Do vậy số lượng cây lớn ngày càng suy giảm và việc thu hái quả để nhân giống càng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Việc nhân giống phát triển cây rau sắng ở Xuân Sơn mới chỉ là tự phát, bước đầu chưa có điều kiện khai thác tri thức bản địa, kinh nghiệm cổ truyền và huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển.Để phục hồi, bảo tồn và phát triển cây rau sắng cần tiến hành các biện pháp cơ bản sau: Nâng cao nhận thức của người dân, của cộng đồng, của chính quyền về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn, phát triển cây; khoanh nuôi trồng bổ sung những khu rừng có cây sinh trưởng, xây dựng mô hình trồng rừng giống, mô hình vườn hộ bằng cách gieo thẳng và trồng cây bầu hoặc hom rễ; xây dựng các mô hình hỗn giao rau sắng và các loài cây bản địa quí khác. Mục tiêu lâu dài là khôi phục, bảo tồn, phát triển cây rau sắng góp phần khôi phục, bảo tồn đa dạng sinh học ở vườn quốc gia vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn. Đồng thời phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư trong vùng dự án. Là cây xóa đói giảm nghèo, thay thế cây thuốc phiện, cây tạo vùng đặc sản góp phần thu hút khách du lịch sinh thái để phát triển vùng, bảo vệ và phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn. Mục tiêu trước mắt nâng cao nhận thức và hiểu biết của chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan và cộng đồng trong vùng dự án để bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, góp phần bảo tồn và phát triển cây rau sắng. Thông qua đào tạo nâng cao nhận thức, tổ chức các lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng về kỹ thuật bảo tồn và phát triển cây rau sắng; học hỏi kinh nghiệm trong bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Tổ chức đi tham quan các vườn rau sắng của các hộ ở Chùa Hương- Hà Tây. Tổ chức xây dựng qui ước của cộng đồng về bảo vệ rừng nơi có rau sắng mọc. In ấn các tờ rơi phổ biến kiến thức về bảo vệ phát triển cây rau sắng. Xây dựng các biển, bảng tuyên truyền về bảo vệ rừng, bảo vệ phát triển cây rau sắng. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng mô hình cộng đồng tham gia khôi phục, bảo vệ phát triển cây rau sắng góp phần bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng Vườn quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm. Bằng xây dựng mô hình rừng giống; trồng mới rau sắng với các cây bản địa và cây ăn quả khác.Tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân vùng dự án, giảm bớt sức ép vào Vườn quốc gia Xuân Sơn thông qua các hoạt động bảo tồn, phát triển và tiêu thụ loài lâm sản ngoài gỗ. Tạo ra một thương hiệu đặc sản cho người dân trong vùng. Qua trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rau sắng. Cung cấp các thông tin về giá cả, nơi tiêu thụ đối với một số loài lâm sản ngoài gỗ đặc biệt là rau sắng.
KHỔ QUA RỪNG
Khổ qua rừng mọc tự nhiên
Khổ qua rừng mọc bờ đá
Bông khổ qua rừng
Khổ qua rừng chín tách hạt
Khổ qua rừng mọc quanh gốc đu đủ
Quả khổ qua rừng chín
-Tên gọi khác: Ổ qua rừng, mướp đắng rừng
Chi Mướp đắng (Momordica) là một Chi của khoảng 60 loài dây leo thân thảo sống một năm hoặc nhiều năm thuộc Họ Bầu Bí (Cucurbitaceae). Chi này có nguồn gốc bản xứ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc Châu Phi, Châu Á và ở Úc.
Loài Khổ qua hay Mướp đắng (Momordica charantia) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào.
Khổ qua là một loài dây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Cây khổ qua hay mướp đắng mọc hoang được trồng rộng rãi ở Ấn Độ , Pakistan, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Châu Phi và vùng Caribe.
Ở Việt Nam khổ qua mọc hoang hay được trồng ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ở Miền Nam.
Khổ qua rừng và khổ qua trồng được xác định là cùng loài Momordica charantia.
Khổ qua rừng mọc tự nhiên, là nguồn gốc của các giống (varieties) khổ qua trồng. Các bộ phận của dây khổ qua rừng có công dụng làm rau, thực phẩm và được liệu giống như khổ qua trồng, nhưng thân, lá và quả nhỏ hơn, vị đắng hơn.
Về mặt dược liệu thì khổ qua rừng do sống trong tự nhiên, không có phân bón và thuốc hóa học nên là loại rau sạch tinh khiết và có giá trị dược liệu mạnh hơn khổ qua trồng.
Cây khổ qua rừng là loài dây leo thân thảo sống hàng năm, chu kỳ sống 3-4 tháng.
-Thân: Cây khổ qua có dạng dây leo bằng tua cuốn. Thân có cạnh, dây có thể bò 2-3 mét.
-Lá: Lá mọc so le, dài 5-10 cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá mầu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn.
-Hoa: Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Cánh hoa màu trắng.
-Quả: Quả hình thoi, dài 8-10cm, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có mầu vàng xanh, khi chín mầu vàng hồng.
Cây khổ qua (mướp đắng) có tác giả cho rằng nguồn gốc ở Châu Phi, mọc hoang ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Chây Phi và Châu Á.
Khi dùng làm dược liệu, khổ qua rừng có tác dụng tốt hơn các giống khổ qua trồng.Trái khổ qua rừng
Theo Tây y
Trong vài thập kỷ trở lại đây Tây y đã tập trung nghiên cứu tính dược từ cây khổ qua rừng nhằm kiểm tra lại tính hiệu quả của các bài thuốc dân gian được dùng phổ biến ở Châu Á và Châu Phi cũng như tìm cơ sở khoa học cho các thức ăn thực dưỡng và điều chế tân dược.
+Các kết quả nghiên cứu
-Các hoạt chất (Active substances)
Trong các bộ phận của cây khổ qua rừng có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học, chủ yếu là momordicin I(C30H48O4), momordicin II và cucurbitacin B.
Trong cây khổ qua cũng có chứa một số glycosides có hoạt tính sinh học (bao gồm cả momordin, charantin,charantosides, goyaglycosides, momordicosides) và các hợp chất terpenoid khác (bao gồm cả momordicin-28,momordicinin, momordicilin, momordenol và momordol).
Đồng thời trong cây khổ qua rừng cũng chứa protein gây độc tế bào (cytotoxic proteins) có tác dụng bất hoạt ribosome (ribosome-inactivating) như momorcharin và momordin.
-Chống ung thư (Anticancer)
Hai hợp chất chiết xuất từ khổ qua, α-eleostearic acid (từ hạt) và 15,16-dihydroxy-α-eleostearic acid (từ quả) đã được tìm thấy tác dụng ngăn chặn tế sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu (apoptosis of leukemia cells) trong ống nghiệm.
Chế độ ăn có chứa chất dầu từ quả khổ qua 0,01% (cũng như 0,006% chất α-eleostearic acid từ hạt) đã được chứng minh ngăn chặn được tác hại của chất sinh ung thư đại tràng do chất azoxymethane và chất carcinogenesistrong thí nghiệm ở chuột.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Saint Louis khẳng định một chất chiết xuất từ quả khổ qua, thường được ăn và được biết đến như “karela” ở Ấn Độ, gây ra một chuỗi các phản ứng, giúp tiêu diệt các tế bào ung thư vú và ngăn ngừa không cho chúng nhân ra.
-Tác dụng tẩy giun (Antihelmintic)
Khổ qua rừng được sử dụng như một loại thuốc dân gian ở Togo (Tây Phi) để điều trị các bệnh đường tiêu hóa, và các chiết xuất đã cho thấy hoạt động trong ống nghiệm chống được loài giun tròn Caenorhabditis elegans.
-Chống sốt rét (Antimalarial)
Khổ qua rừng ở Châu Á được coi là hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh sốt rét (malaria). Trà từ lá khổ qua rừng cũng được dùng để trị sốt rét ở Panama và Colombia. Ở Guyana, khổ qua rừng luộc và xào với tỏi và hành, món ăn phổ biến này được gọi là “corilla” được ăn để ngăn chặn bệnh sốt rét.
Nghiên cứu phòng thí nghiệm đã xác nhận rằng các loài liên quan đến khổ qua rừng có tác động chống sốt rét, mặc dù các nghiên cứu này vẫn chưa được xuất bản chính thức.
-Kháng virus (Antiviral)
Ở Togo cây khổ qua rừng được sử dụng chống lại các bệnh do virus như thủy đậu (chickenpox) và sởi (measles). Các thử nghiệm in vitro với chiết xuất lá đã thể hiện hoạt tính chống lại virus herpes simplex type 1 do các hợp chất momordicins.
Xét nghiệm cho thấy các hợp chất trong khổ qua rừng có thể có hiệu quả để điều trị nhiễm virus HIV. Nhưng còn nhiều rào cản để đưa chất này vào cơ thể.
Như hầu hết các hợp chất cô lập từ khổ qua tác động đến HIV đều ở dạng protein hoặc lectin, các chất này không thể được hấp thụ nguyên vẹn vào đường ruột, do đó dù có ăn, uống các sản phẩm từ cây khổ qua rừng nhưng chúng không có tác dụng ngăn chặn tiến triển của virus HIV.
Tuy nhiên người nhiểm HIV ăn nhiều khổ qua rừng sẽ bù đắp được những tác động tiêu cực của thuốc điều trị HIV.
-Bảo vệ tim mạch (Cardioprotective)
Các nghiên cứu ở chuột cho thấy hạt khổ qua rừng có tác dụng bảo vệ tim mạch bằng cách điều chỉnh hạ xuống con đường viêm NF-κB (NF-κB inflammatory pathway).
-Bệnh tiểu đường (Diabetes)
Năm 1962, Lolitkar và Rao chiết xuất từ cây khổ qua một chất, mà họ gọi là charantin có tác dụng hạ đường huyết (hypoglycaemic) trên thỏ bình thường và thỏ bệnh tiểu đường.
Vào năm 1981, Visarata và Ungsurungsie thí nghiệm trên thỏ bị tiểu đường, cho thấy dịch chiết từ quả khổ qua làm tăng độ nhạy cảm của cơ chế sản sinh chất insulin.
Trong năm 2007, một nghiên cứu của Bộ Y tế Philippines xác định một liều hàng ngày dùng 100 mg chất charantintrong quả khổ qua cho mỗi kg trọng lượng cơ thể tương đương với 2,5 mg / kg thuốc giảm tiểu đườngglibenclamide uống hai lần mỗi ngày.
Các loại thuốc viên nén chiết xuất từ khổ qua được bán ở Philippines như là một thực phẩm bổ sung và xuất khẩu sang nhiều nước.
Các hợp chất khác trong khổ qua đã được tìm thấy để kích hoạt AMPK, loại protein điều hòa sự hấp thu glucose (một quá trình mà bị suy giảm ở bệnh nhân tiểu đường).
Khổ qua cũng chứa một chất lectin có hoạt động giống như insulin do cấu trúc phi protein của nó gắn kết thụ thể insulin. Lectin này làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách tác động lên các mô ngoại vi, tương tự như tác dụng của insulin trong não, ức chế sự thèm ăn. Lectin này có thể là một đóng góp lớn cho tác dụng hạ đường huyết phát triển sau khi ăn nhiều khổ qua. Khi khổ qua sống rất đắng, nó phải được nấu chín để làm cho nó ngon miệng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết và các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) và Viện Y Dược Thượng Hải (Trung Quốc) cho thấy các chất charantin, polypeptid-P và vicine trong khổ qua có tác dụng tương đương insulin và có vai trò giảm đường huyết, cải thiện và ức chế dung nạp đường của tế bào, từ đó ổn định đường huyết và ngăn chặn sự phát triển, biến chứng của tiểu đường. Nghiên cứu đã được các nhà khoa học áp dụng thành công trên chuột thực nghiệm và thu được kết quả cao trong nhóm người tiểu đường tuýp 2.
Ăn nhiều khổ qua là một bài thuốc đơn giản giúp bệnh nhân tiểu đường.
-Giảm Cân (Weight Loss)
Món ăn Trung Quốc bằng sự kết hợp giữa khoai từ-khổ qua có tác động tạo kết quả giảm cân rõ rệt cho người béo phì.
Trong khoảng thời gian 23 tuần, những người ăn chế độ ăn uống có khổ qua đã giảm cân trung bình 7 kg.
-Các ứng dụng khác (Other uses)
Khổ qua đã được sử dụng trong y học cổ truyền cho các bệnh khác, bao gồm cả bệnh lỵ (dysentery), đau bụng (colic), sốt (fevers), bỏng (burns), đau kinh nguyệt (painful menstruation) , ghẻ (scabies) và các vấn đề về da khác. Nó cũng đã được sử dụng như một chất ngừa thai (abortificant), để tránh thai (birth control), và để giúp sinh con (childbirth).
-Lưu ý (Cautions)
Các hạt khổ qua có chứa chất vicine, một loại alkaloid glycoside, vì vậy có thể gây ra các triệu chứng của bệnh thiếu máu huyết tán (favism) ở những người nhạy cảm. Ngoài ra, các lớp vỏ hạt (arils) màu đỏ của hạt khổ qua được báo cáo là độc hại cho trẻ em, và khổ qua được chống chỉ định trong thời kỳ mang thai (pregnancy).
+Tác dụng thực dưỡng theo Tây y
-Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
-Giảm thấp đường huyết: Nước cốt quả khổ qua tươi tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Các món ăn, bài thuốc từ cây khổ qua rừng ở Việt Nam
1-Món khổ qua rừng xào trứng vịt: Dùng quả khổ qua rừng bỏ hạt, bào mỏng rồi cho vào chảo xào, khi gần chín thì đập trứng cho vào, đảo sơ qua, nêm nếm gia vị. Những người thích ăn khổ qua, nhưng không thích vị đắng, thì nên dùng món này, vì khi khổ qua xào chung với trứng vịt, thì sẽ giảm đến 80% vị đắng của khổ qua. Dùng món này vừa có tính chất mát, vừa bổ dưỡng. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
2-Món khổ qua rừng xào cà rốt: Khổ qua rừng 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
3-Món khổ qua rừng với cá, thịt chà bông: Dùng quả khổ qua rừng bỏ hạt, thái mỏng, ướp đá lạnh khoảng 15 phút, rồi dùng chung với cá hay thịt chà bông. Món này có tác dụng nhuận trường, đặc biệt còn có tác dụng giải độc rượu. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
4-Món canh rau tập tàng nấu với đọt và lá khổ qua rừng non: Dùng đọt và lá khổ qua non nấu canh với rau tập tàng (hổn hợp nhiều loại rau rừng), ăn có tác dụng giải cảm, nhuận tràng. (theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam).
5-Món thịt nạc hầm khổ qua rừng, củ cải: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
6-Nước khổ qua rừng tươi đun sôi: Khổ qua rừng tươi 300g để cả ruột. Trước tiên rửa sạch khổ qua, cắt lát, cho vào nồi, thêm 200ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu khổ qua có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau. (theo Y học cổ truyền Việt nam).
7-Nước sắc khổ qua rừng: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
8-Nước chiết khổ qua rừng ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rừng rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ. (theo lương y Trần Duy Linh-TP HCM).
9-Trà khổ qua rừng: Khổ qua rừng 2-3 quả, trà xanh với lượng vừa. Khổ qua rừng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo quả khổ qua ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
Cách chế biến khác: Dùng thân, lá và quả dây khổ qua rừng, xắt nhỏ, phơi khô, sao vừa vàng để bảo quản lâu. Khi uống pha với nước sôi chung với trà xanh.
Các bài thuốc chửa bệnh từ cây khổ qua rừng
1-Giảm viêm tấy: Khổ qua rừng tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. (Theo BS. LÊ THÚY TƯƠI).
2-Chữa sốt, say nắng: Nấu khổ qua rừng bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng. (Theo BS. LÊ THÚY TƯƠI).
3-Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Khổ qua rừng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong quả khổ rừng qua có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
4-Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Khổ qua rừng 4-5 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần. (theo bài thuốc dân gian Việt Nam).
6-Chữa ho: Khổ qua rừng 1-2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.(theo bài thuốc dân gian Việt Nam).
7-Chữa thấp khớp: Lá khổ qua rừng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang. (theo Lương y Chu Văn Tiến).- 1
Cây rau ngót rừng (thân cây, thân leo), rau dạ hiến (thân leo) thường mọc ở trên núi đá và đâm chồi vào mùa xuân. Rau ngót rừng có 2 - 3 loại (lá to, nhỏ và bông dài có hoa nhỏ li ti) thường để nấu canh.Cách nấu, rau ngót rừng nhặt lá và rửa sạch (nếu rau ngót lá to vò qua lá). Nước nấu canh thêm chút thịt lợn băm, đun sôi thả rau ngót vào để sôi lại cho chín thêm vừa đủ gia vị là được. Khi nấu chín rau bắc ra vẫn có màu xanh, tỏa mùi thơm lá rau rất đặc trưng, ăn có vị ngọt, bùi và mát.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét