Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Chảy nước miếng với đặc sản Cần Thơ

“Cần Thơ gạo trắng nước trong – Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Nếu có lỡ thưởng thức đặc sản chốn này thì khó dứt áo về mà lòng không quyến luyến, nhớ thương.
Vùng sông nước có sự hấp dẫn riêng khó nói, cứ mênh mênh mang mang và đập vào lòng người từng con sóng tình thương, khiến kẻ đến bịn rịn mãi lúc ra về. Để rồi sau đó, lâu lâu nghe câu hò xa xăm, giật mình nhớ những ngày quấn quýt trên ghe, bên mâm rượu tràn trề những món ngon không phải đâu cũng có, cũng đúng vị tuyệt vời như thế.
1. Nem nướng Cái Răng
Nem nướng Cái Răng dù làm từ nguyên liệu là thịt heo tươi như bao nơi nhưng mang trong nó nét riêng hồn sông nước (Ảnh: Internet)
Từ thế kỉ trước, nem nướng bên bờ kinh Cái Răng với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ tảo tần đã nổi tiếng khắp phương. Cũng làm từ thịt heo tươi, quết dẻo, thêm gia vị như bao nơi, nhưng nem của Cái Răng lạ lắm, hình như do trong ấy là mênh mông sông nước và thơm thảo lòng người miền Tây.
Được nướng trên than hồng, từng cái nem mướt mát, vàng, thơm, ngậy mùi ăn cùng với bánh tráng, rau sống, và thêm bánh hỏi Phong Điền, chấm thật đậm trong chén nước tương xay, thì thật chẳng lỡ bỏ bữa mà đi đâu.
Nếu không quen vị tương xay ngọt với đậu phộng thì hoàn toàn có thể yêu cầu nước mắm chanh tỏi ớt để tận hưởng cái ngon béo khó tả của món ăn lạ mà quen, quen mà lạ này.
2. Hủ tiếu khô Sa Đéc
Hủ tiếu khô ăn không giống mì xào, không giống bún khô, mang vị khác biệt và đặc trưng của miền Tây (Ảnh: Internet)
Hủ tiếu mà được bày trong… đĩa, thật làm người ta hiếu kỳ. Đây là một loại hủ tiếu đặc biệt của vùng Sa Đéc, một trong những đặc sản Cần Thơ. Những cọng hủ tiếu tươi to, trắng ngà bày lên đĩa, bên trên là tim, gan, thịt heo thái. Thêm chút hẹ, xà lách tươi xắt nhuyễn và hành phi càng tăng sự hấp dẫn cho món ăn. Điểm nhấn đáng chú ý nhất là nước sốt màu vàng đậm rưới trên cùng đĩa hủ tiếu. Đó là bí quyết làm nên vị khác lạ, ngon lành khi ăn. Để người ăn không cảm thấy khô, đĩa hủ tiếu được phục vụ kèm chén nước dùng nếu khách thích.

Từng sợi hủ tiếu mềm dai dai, quyện với nước sốt sền sệt nhưng đậm đà, beo béo ngầy ngậy với mùi hành phi thơm nức, vị thịt ngọt và rau xanh hợp nhau cho cảm giác rất thú vị. Ngoài hủ tiếu khô, bạn còn có cơ hội được ăn hủ tiếu hấp lạ lạ, dành cho người thích khám phá hương vị. Tuy nhiên, nếu là khách du lịch khu vực phía ngoài vào, bạn hãy nhớ nhắc người nấu cho ít ngọt để vừa miệng hơn.
3. Bánh tét lá cẩm
Bánh tét lá cẩm nhìn đã thấy ngon, ăn vào càng thích (Ảnh: Internet)
Bánh tét lá cẩm cực kì đẹp với màu tím tươi. Người Cần Thơ đã sáng tạo, biến bánh tét thành nét riêng của xứ họ. Lá cẩm được nấu lấy nước xào nếp dẻo với nước cốt dừa, còn nhân làm từ thịt, trứng vịt muối thay vì đỗ và thịt heo như bình thường.
Vì tất cả nhân, vỏ bánh đều đã được sơ chế bằng cách xào nấu nên bánh chỉ cần nấu khoảng 4 đến 5 tiếng là chín. Khi ăn, cắt miếng bánh tét ra, nhìn đã thấy ngon mắt. Thử cắn một miếng, nếp dẻo quánh, cùng với vị ngọt thịt, hương thơm đặc biệt từ trứng muối càng tăng thêm hương vị cho bánh. Đây là món quà nên có nếu bạn đi Cần Thơ bởi chẳng đâu làm ra loại bánh tét lá cẩm ngon như ở đây dù cho cũng cùng nguyên liệu.
4. Bánh tầm bì/tằm bì
Bánh tầm bì là món ăn dáng ngon, nhẹ bụng của người Cần Thơ (Ảnh: Internet)
Món bánh này là sự kết hợp giữa hai nguyên liệu chính là bánh tầm và bì. Trong đó, bánh tầm là từ bột được pha chế có liều lượng, ép bằng khuôn rồi đem hấp. Bì là thịt, da heo thì luộc mềm, lạng mỏng; sau đó, xắt sợi, trộn vào nhau cùng với thính gạo, tỏi tươi băm nhuyễn, tỏi phi vàng, đường muối... Bì gần giống với món nem thính ở ngoài Bắc.
Bánh tầm bì - đặc sản Cần Thơ được bày ra đĩa với chút dưa leo, rau thơm, nước cốt dừa và dảo dừa béo ngậy, bên trên thêm muỗng mỡ hành. Ăn với nước mắm ớt cay cay ngọt ngọt. Vị mềm của bánh hòa chung nước dừa, bì giòn giòn, thịt ngọt ngọt và vị thính thơm nhẹ cùng các loại rau tạo thành món ăn tuyệt vời. Bánh tầm bì ít ngán bởi các nguyên liệu đều không quá gắt, không quá nhiều chất.
5. Bánh cống
Bánh cống - đặc sản Cần Thơ rẻ, ngon mà lại sẵn có, dễ tìm. Nó có cái tên đặc biệt này là do dụng cụ làm bánh có tên là “cống”. Đây là vật mang hình dáng tựa như cái phin cà phê, lại có tay cầm dài như cái muôi múc canh.
Bột làm bánh là sự kết hợp giữa gạo tẻ, nếp được ngâm, xay mịn rồi lọc. Sau đó, thêm bột mì, cho hành lá cắt nhỏ và gia vị. Nhân bánh là thịt heo băm nhuyễn, xào chín, trộn chung với đậu xanh. Tôm tươi rửa sạch, để ráo, cắt bớt chân và râu. Cách chiên bánh cũng thật là thú vị, lạ lẫm.
Chảo đổ nhiều dầu, đủ ngập cống. Khi dầu sôi, cho bột, đậu xanh, thịt vào cống, đổ một lớp bột lên rồi mới cho vài con tôm vào. Nhúng cống ngập trong dầu, bánh chín vàng thì nhấc cống ra, đổ bánh ra đĩa.
Khi đó, khó ai có thể cưỡng lại mùi thơm lừng và những chiếc bánh ngon giòn vàng ruộm đang mời gọi. Bánh cống ăn chung với nước mắm chua ngọt, các loại rau sống, rau thơm và đu đủ chua, ngon hết sảy.
6. Lẩu bần Phù Sa
Lẩu bần vị chua thanh thanh dịu dịu (Ảnh: Internet)
Từ nguyên liệu cực kỳ dân giã là bần, người dân Cần Thơ đã sáng tạo ra món lẩu bần thanh dịu, dễ ăn. Lẩu bần ngon là lẩu nấu tứ bần chín, vị lẩu phải chua chua thanh thanh và còn thơm thơm riêng của loại cây bần.
Lẩu bần được nấu chung với các loại cá theo mùa, khi thí cá tra, basa, lúc lại cá điêu hồng. Thậm chí, giờ đây, nhiều khách giàu có còn thích lẩu bần nấu với ba ba. Nếu về Cần Thơ mùa nước nổi, sau những con lũ, khách phương xa may mắn còn được ăn lẩu bần với bông điên điển bên cạnh các loại rau bông so đũa, bắp chuối hột, cọng bông súng… bình thường khác.
7. Ốc nướng tiêu
Ốc nướng tiêu ngon ngọt và nguyên chất rất tuyệt (Ảnh: Internet)
Trong các nhà hàng hiện nay ở thành phố, chẳng khó kiếm ốc nướng tiêu. Tuy nhiên, về Cần Thơ ăn món này lại thấy ngon hơn. Không biết phải do ốc tươi hay do tay người nướng hay bởi tại cảnh, tại tình?
Từng con ốc bươu mà người miền Tây hay gọi là ốc bưu, được luộc sơ. Khi có yêu cầu, ốc bỏ lên bếp than, vừa nướng vừa thêm mắm pha tiêu, tỏi, bột ngọt vào, chỉ chốc lát là nước trong ốc sôi lên, một chút là được. Để lâu quá, ốc sẽ khô, không còn ngon ngọt nữa.
Từng con ốc nguyên vò bày ra đĩa cùng rau răm thơm lừng khiến ai cũng phải suýt xoa. Ốc vừa ăn, rất giòn, rất ngọt, lại thêm gia vị đậm đà, đến nước ốc cũng hấp dẫn không tả. Cứ thế mà ăn thì mỗi người phải “tiêu thụ” hết số ốc tính bằng cân mà còn chưa thỏa mãn.
Bảo đảm, đến Cần Thơ, ăn hết những món này, đến khi về mang ảnh chụp ra ngó lại không chảy nước miếng thì chỉ có là người… ăn chay.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

6 món từ bí ngồi giá rẻ ngon cơm


Bí ngồi chứa nhiều chất xơ, vitamin B giúp mắt luôn sáng và khỏe, phòng chống một số bệnh ung thư, cách chế biến đơn giản, ăn lại ngon ngọt.

* Mời bạn click vào tiêu đề và hình ảnh món ăn để xem cách làm:
Món bí xào nấm đơn giản, với vị ngọt dịu tự nhiên, khiến bữa cơm của bạn ngon miệng hơn, không bị ngấy vì nhiều thịt cá nữa. Có thể dùng làm món mặn hoặc món chay đều ngon.
Món bí xào nấm đơn giản, với vị ngọt dịu tự nhiên, khiến bữa cơm của bạn ngon miệng hơn, không bị ngấy vì nhiều thịt cá nữa. Có thể dùng làm món mặn hoặc món chay đều ngon.
Nguyên liệu:
- 2 quả bí ngồi
- 1 gói nấm, có thể dùng nấm rơm, hay nấm bào ngư
- Hành lá, nước mắm, muối, đường hoặc hạt nêm, tiêu
- Tỏi.
Với những nguyên liệu đơn giản, bạn đã có món trứng rán dễ ăn, có nhiều rau xanh cho cả gia đình.
Với những nguyên liệu đơn giản, bạn đã có món trứng rán dễ ăn, có nhiều rau xanh cho cả gia đình.
Nguyên liệu:
- 1 quả bí ngồi
- 3 quả trứng gà
- Hành lá, muối, nước mắm, hạt tiêu và hạt nêm
- Dầu ăn và hành khô.
Bí ngồi khi kho cùng với cá có vị đậm đà, phần cá chắc thịt, nước kho cá bạn có thể ăn với cơm rất ngon.
Bí ngồi khi kho cùng với cá có vị đậm đà, phần cá chắc thịt, nước kho cá bạn có thể ăn với cơm rất ngon.
Nguyên liệu:
- 1 con cá nục dài hoặc có thể dùng cá lóc
- 1-2 quả bí ngồi vừa ăn
- Muối, đường, nước mắm, hành khô, dầu ăn, ớt quả, ớt bột (nếu không ăn cay bạn có thể dùng ớt màu)
- Hành lá.
Vị ngọt tự nhiên của bí ngòi được xào cùng với tôm khô làm món mặn ăn với cơm đơn giản và rất dễ thực hiện.
Vị ngọt tự nhiên của bí ngòi được xào cùng với tôm khô làm món mặn ăn với cơm đơn giản và rất dễ thực hiện.
Nguyên liệu:
- 1 quả bí ngồi
- 200g tôm khô
- Hành lá, hành khô, muối, hạt nêm, nước mắm, rau mùi.
Món canh với vị ngọt tự nhiên từ bí ngồi và đậm đà từ thịt tôm, giúp bạn có món canh ăn kèm với cơm thật ngon trong thời tiết se lạnh của mùa thu.
Món canh với vị ngọt tự nhiên từ bí ngồi và đậm đà từ thịt tôm, giúp bạn có món canh ăn kèm với cơm thật ngon trong thời tiết se lạnh của mùa thu.
Nguyên liệu:
- 1 quả bí ngồi
- 200g tôm đất
- Muối, hạt nêm (hoặc đường cát trắng), nước mắm
- Vài nhánh hành lá, hạt tiêu.
Với những nguyên liệu gần gũi, bạn đã có món ăn đủ chất với thịt bò và bí ngồi mềm, điểm thêm mùi thơm của rau ngổ và hành lá. Món ăn chế biến đơn giản, dùng với cơm.
Với những nguyên liệu gần gũi, bạn đã có món ăn đủ chất với thịt bò và bí ngồi mềm, điểm thêm mùi thơm của rau ngổ và hành lá. Món ăn chế biến đơn giản, dùng với cơm.
Nguyên liệu:
- 200g thịt bò
- 1 quả bí ngồi
- 1/4 củ hành tây
- Hành lá, muối, hạt nêm, hạt tiêu, nước mắm, dầu hào, tỏi
- Rau ngổ.

Bí ngồi chống lão hóa cực hiệu quả

Bí ngồi chống lão hóa cực hiệu quả
Bí ngồi có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Bí ngồi được xem như một “nhà máy” tổng hợp vitamin. Đây cũng là loại thực phẩm chống lão hóa thượng thừa.
Hồi còn ở Việt Nam, tôi chưa được nghe loại bí có tên ngồ ngộ như thế này, có thể là thời ấy nước ta chưa nhập khẩu giống rau quả này. Tuy nhiên, những lần về nước gần đây thì thấy chợ có bán rất nhiều bí ngồi, thì ra quả bí ngồi đã du nhập vào nước ta và thích nghi rất tốt.
Bí ngồi chống lão hóa cực hiệu quả, Sức khỏe đời sống, Bi ngoi chong lao hoa, bi ngoi tong hop vitamin, thuc pham chong lao hoa, suc khoe, bao
Bí ngồi hiện nay được trồng nhiều ở nước ta. Ảnh: TRẦN THANH
Bí ngồi cũng không xa lạ gì đối với du học sinh ở đất khách quê người vì giá quá rẻ, có thể dùng thay thế hoặc kết hợp với... mì ăn liền để giải quyết “căn bệnh viêm màng túi”. Tại Úc, loại bí này có tên là zucchini. Tuy mang tiếng là bí mùa hè (summer squash) nhưng zucchini có mặt trên kệ siêu thị quanh năm, mùa nào cũng có. Bí ngồi được các nhà dinh dưỡng học cho vào “sách đỏ” vì có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Được cho là “nhà máy” tổng hợp viamin C, vitamin A (do bí ngồi chứa rất cao hàm lượng các chất carotenoids, chẳng hạn như beta carotene, là những loại tiền vitamin A), các nguyên tố khoáng vi lượng như magnesium, manganese, potassium (kali), đồng, chất xơ, nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6). Ngoài ra còn có thêm protein, kẽm, calcium, sắt, tryptophan, vitamin K, folate...
Dưới đây là những “công trạng” của bí ngồi đối với sức khỏe của con người:
- Chữa bệnh: Bí ngồi được dùng trong bữa ăn dành cho những bệnh nhân hen suyễn do có chứa nhiều vitamin C. Ăn bí ngồi thường xuyên sẽ làm hạ nồng độ homocysteine và hỗ trợ cho cấu trúc của các mao mạch. Việc tăng hàm lượng homocysteine thường là những nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Do chứa hàm lượng cao các vitamin và chất luetin nên bí ngồi được xem là một “kính mát thiên nhiên”. Dịch chiết từ bí ngồi có tác dụng hữu hiệu trong những trường hợp phì đại tiền liệt tuyến lành tính vốn gây khó khăn cho việc “thoát nước” và sinh hoạt tình dục.
Khoáng tố đồng có trong bí ngồi cũng giúp cải thiện những cơn đau buốt đối với những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

- Phòng bệnh: Bí ngồi được cho là loại thực phẩm lý tưởng nhất để ngăn ngừa bệnh hoại huyết, thâm tím bị gây ra do sự thiếu hụt vitamin C. Bí ngồi cũng có khả năng ngăn ngừa chứng đa xơ cứng, ung thư ruột già. Những thành phần dinh dưỡng có trong bí ngồi cũng “kiêm” thêm nhiệm vụ ngăn ngừa xơ vữa mạch, làm hạ huyết áp. Chúng cũng có tác dụng ngăn chặn sự ôxy hóa cholesterol. Sự ôxy hóa cholesterol là những nguyên nhân làm cho những mảng cholesterol đu bám vào thành mạch. Do có chứa hàm lượng cao nước và chất xơ nên chắc chắn rằng ăn bí ngồi sẽ thoát khỏi tình trạng “ngồi... bí”.
- Chống lão hóa: Theo một nghiên cứu từ Trung tâm Y khoa của ĐH Rush (Chicago - Mỹ), bí ngồi là loại thực phẩm chống lão hóa thượng thừa, những chất chống lão hóa có trong bí ngồi có tác dụng tăng cường trí nhớ và làm thuyên giảm những chứng bệnh liên quan đến lão hóa.
- Giảm cân: Bí ngồi chứa trên 95% nước nên rất lý tưởng cho những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng, loại thực phẩm này có calorie thấp, 100 g bí ngồi chỉ có khoảng 25 calories. Bí ngồi còn có tác dụng giảm cân vì các chất dinh dưỡng trong bí ngồi cũng có tác dụng làm tăng chuyển hóa.
Theo Dược sĩ NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Người lao động)

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Yến sào kia cũng có ba bảy đường


 Vì mang lại lợi nhuận cao nên gần đây yến sào là mặt hàng thường xuyên bị làm giả, với “công nghệ” ngày càng tinh vi. Nếu mua phải yến sào giả, sơ chế không đảm bảo vệ sinh thì người tiêu dùng dễ rơi vào cảnh nuốt độc dược mà tưởng đang dùng chất bổ!
Tổ yến lấy về lựa ra lông, đất, cỏ... cắt thành miếng nhỏ, tiếp tục xử lý (ảnh trái). Ngâm vào nước cho tạp chất nổi lên rồi ngâm thuốc tẩy cho trắng, sau đó dùng nước sôi rửa cho đến khi không còn mùi thuốc tẩy (ảnh phải).
Tiếp đến là bắt đầu gia công, làm thành bánh miếng tổ yến (ảnh trên trái). Bỏ bánh miếng tổ yến vào khuôn, sấy khô (ảnh phải). Sấy khoảng một ngày đêm là thành những tổ yến trắng đẹp (ảnh dưới trái).
Độn tinh bột, rửa thuốc tẩy
Trên nhiều diễn đàn mạng về yến sào, bên cạnh việc thảo luận cách chế biến sao cho đúng các thành viên còn mách nhau về tình trạng yến sào giả tràn lan. Đặc biệt, các trang tin của những công ty kinh doanh mặt hàng này cũng tự cứu bằng cách đưa ra những thông tin về tổ yến giả, chiêu thức làm yến sào giả cũng như kinh nghiệm phân biệt hàng thật với hàng nhái. Theo đó, những chiêu thức làm yến sào giả bao gồm: yến trắng nhuộm thành yến huyết, yến độn (dùng tổ yến vỡ rồi vá, độn thêm tinh bột hay đường hoá học vào yến tinh chế), yến làm bằng tinh bột, phun sương để tăng trọng lượng… Đặc biệt, công nghệ làm sạch yến sào bằng thuốc tẩy cũng được phơi bày trên nhiều trang mạng xã hội. Trên một blog, bài viết “Ăn tổ yến xem như đang tự sát” đề cập đến quy trình làm yến sào còn đính kèm hình ảnh chi tiết, cho thấy để làm sạch lông chim, tạo chất dính vào tổ yến, công nhân sau khi cắt nhỏ tổ yến đã ngâm vào thuốc tẩy. Sau vài tiếng đồng hồ, yến được vớt ra, để ráo và cho vào nước sôi trụng lần nữa cho bay mùi thuốc tẩy. Yến vụn này sẽ được cho vào khuôn, đóng thành tổ và đem sấy một ngày một đêm thì cho ra thành phẩm gồm nhiều dạng như: hình chiếc lá, hình tròn, hình dài... Để trở thành huyết yến, hoặc yến đặc biệt bán giá cao hơn, người ta nhuộm thêm màu vàng, đỏ... Không chỉ phơi bày công nghệ làm yến sào mất vệ sinh, bài viết còn cung cấp thông tin Malaysia và Indonesia mỗi năm sản xuất ít nhất 800 đến 2.000kg tổ yến. Một số nhà máy sử dụng H2O2 (hoá chất có độc tố rất mạnh, có thể gây ung thư, tuyệt đối cấm cho vào thực phẩm) để tẩy mùi tổ yến, còn SO2 và SO3 thì dùng để làm trắng tổ yến…
Coi chừng bổ… ngửa
Ngoài yến nhà, yến đảo, trên thị trường nhiều cửa hàng, đại lý còn bày bán yến sào nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia… và giới thiệu là yến Việt Nam. Chị Nguyễn Thị Phước, từng làm nhân viên cho một đại lý bán yến sào, cho biết yến sào nhập khẩu chất lượng không thể bằng yến đảo, giá nhập vào rẻ hơn giá bán ra nên được doanh nghiệp, cửa hàng nhập về: “Khi đã lên bao bì, đóng gói thì rất khó phân biệt đâu là yến nhập, đâu là yến ta”. Theo ông Trương Xuân Vũ Tiến, chủ một doanh nghiệp tư nhân kinh doanh yến thì mặt hàng yến sào thô làm giả đã giảm đáng kể, còn yến sào làm sạch (qua sơ chế) được độn thêm đường, vi cá, mủ trôm, rau câu và chất kết dính (bán nhiều tại chợ Kim Biên, các kiốt gần đại học Bách khoa TP.HCM) vẫn rất phổ biến. “100g thì chỉ có 60% yến, còn lại là các chất phụ gia, như vậy là “ăn cắp” tiền khách hàng. Thế nhưng, khách lại chuộng yến làm sạch hơn là tổ yến thô”. Ông Tiến cho biết thêm, giá yến sào thô trước đây khoảng 30 triệu đồng/kg, nhưng nay do sự cạnh tranh mạnh của yến nhập từ Malaysia, Indonesia (giá 6 – 7 triệu đồng/kg) nên giá giảm còn 18 – 19 triệu đồng/kg. “Rất khó phân biệt yến sào trong nước và yến sào nhập khẩu, và cũng khó phân biệt yến thật yến độn phụ gia khi đã làm sạch, sấy khô và vô bao bì”, ông Tiến khẳng định.
Khi gửi đường dẫn bài viết về “công nghệ” làm yến ngâm thuốc tẩy, xử lý qua hoá chất SO2 cho một số chuyên gia công nghệ thực phẩm, chuyên gia dinh dưỡng cũng như đại diện các công ty kinh doanh yến, đa số đều cho rằng rất khó kiểm chứng. Theo TS Lê Quang Trí, trưởng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, khoa công nghệ thực phẩm đại học Công nghệ Sài Gòn, chất SO2 dù được dùng làm chất sát khuẩn chống men, mốc và vi khuẩn trong môi trường hay tẩy màu trong công nghiệp sản xuất đường, giấy và bột giấy nhưng hàm lượng phải tuân theo quy định, đảm bảo dư lượng trong phạm vi cho phép, nhằm không ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng (tuỳ loại thực phẩm và quy định của mỗi quốc gia mà hàm lượng này khác nhau). Còn TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết sử dụng thuốc tẩy để tẩy trắng tổ yến “có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột, nếu hấp thu vào máu sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như gan, thận...”
Các chuyên gia cho rằng, trong khi thị trường yến sào còn vàng thau lẫn lộn thì người tiêu dùng cần tham khảo kỹ thông tin để nhận biết yến sào thật – giả. BS Minh Hạnh có lời khuyên: “Tổ yến là thực phẩm có chứa các axít amin và một số vi khoáng chất nên có thể dùng bồi bổ cho người có tuổi, ăn uống kém, sức khoẻ yếu. Cách chế biến nên theo hướng dẫn nhà sản xuất, chủ yếu là chưng, hấp để bảo tồn các chất dinh dưỡng. Cần tìm địa chỉ đáng tin cậy để mua được hàng thật, tránh tình trạng đã mất nhiều tiền lại rước bệnh vào thân”.
Trọng Văn
ảnh: Tri-swallow
Cách phân biệt yến thật, yến giả
Màu sắc: yến trắng thật có màu đục ngà, có lúc hơi ngả vàng nhưng khi ngâm nước, vớt ra hong khô sẽ chuyển qua màu trắng trong; trong khi đó, yến giả không đổi màu dù có ngâm nước. Yến huyết thường có màu đỏ hoặc cam, bề mặt gồ ghề, có mùi thơm và tanh nhẹ của nước biển trong khi yến huyết giả đỏ thẫm, tanh nồng... Loại tổ yến thật thường có màu vàng da cam, màu đỏ, hoặc đỏ da cam, tổ yến giả thường có màu trắng.
Mùi vị: tổ yến thật có vị tanh, mùi ẩm mốc, khi hong khô thì không còn mùi; trong khi tổ yến giả thường có mùi nồng, hắc trước và cả sau khi sấy.
Hình dạng: ngâm một ít vào nước, yến giả khi gặp nước sẽ nhão ra, còn yến thật khi ngâm hoặc nấu, sợi yến vẫn nguyên vẹn.
Thử bằng dung dịch: với iốt, yến giả sẽ chuyển sang màu xanh. Đối với yến huyết, khi nhúng một ít vào nước trà nếu yến giả nhuộm ôxit sắt sẽ đen sẫm lại. Ngâm trong nước, yến giả nhuộm phẩm sẽ bị mất màu, tan trong nước, còn yến thật dù nấu chín trong nước sôi vẫn không đổi màu.

10 hải sản tiến vua đắt như vàng ròng

Hải sản tiến vua của Việt Nam vừa ngon vừa đắt như vàng ròng



Được ví như “nhân sâm của đại dương”, những con hải sâm vừa là một vị thuốc quí, vừa là loại thực phẩm cao lương mỹ vị dành cho các bậc vua chúa thời xưa.


 Ốc vú nàng từ xa xưa đã được xem là loài ốc quý, được dùng cung tiến vua. Thịt ốc vú nàng ăn có vị ngọt, không dai mà rất giòn, không quá béo và có một mùi thơm rất đặc trưng. Loài ốc này sống ở vùng biển Côn Đảo, biển miền Trung
 Con phi là loài động vật giống trai, hến nhưng sống ở nước lợ, có vỏ mỏng hơn, ruột trắng nõn và giòn, thịt rất ngọt. Phi sống ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất là ở vùng Hậu Lộc hay cửa Hới ở Sầm Sơn, cửa sông Ghép vùng Quảng Xương
 Bình Ba là một hòn đảo nằm ngay cửa vào vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Ngư trường ở đây có giống tôm hùm bông xanh có hương vị rất riêng và khá đặc biệt, trở thành một trong những món đặc sản tiến vua trứ danh của địa phương này.

 Một đặc sản tiến vua nổi tiếng khác của tỉnh Khánh Hòa là sò huyết ở vùng biển Thủy Triều. Sò huyết ở nơi đây được nhiều người biết đến bởi vị ngọt, lành có một không hai
 Trai tai tượng vừa có vẻ đẹp bắt mắt, vừa là một món ăn bổ dưỡng dùng để cung tiến vua chúa thời xưa. Loài trai này phân bố chủ yếu ven biển miền Trung và ven các đảo phía Nam
 Cua huỳnh đế là loài cua nổi tiếng thơm ngon của vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Định, được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua
 Làng Nam Ô (Hoà Hiệp Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng) xưa nay đã lừng danh với nghề làm nước mắm

 Gỏi cá Nam Ô cũng là một trong những món ăn được tương truyền dùng để tiến vua. Món ăn này nổi tiếng đến nỗi ngày nay, nhiều nhà hàng gỏi cá Nam Ô đã mọc lên ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam

 Mắm tép Hà Yên là một đặc sản quý và độc đáo của Thanh Hóa, thời xưa thường được dùng để tiến vua.