Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Bánh hamburger kim chi từ cơm nắm




Cơm nắm chấm muối vừng quen rùi, giờ chuyển cơm nắm thành bánh kẹp hamburger kim chi ăn siêu ngon luôn các teen ạ. Bỏ một chút thời gian, chúng mình có thể tự làm món của người Hàn Quốc này để măm măm cho thỏa thích rồi.
Nguyên liệu cần có (2 chiếc bánh):
- 1 bơ gạo
- 2 lạng thịt thăn heo
- Xì dầu, nước mắm, dầu ăn
- 1 bát kim chi
- Rau xà lách
- Vừng đen
Cùng làm nhé:
Bước 1:
Đầu tiên chúng mình vo gạo thổi cơm. Thổi với nhiều nước để cơm nát, mình mới nắm được.
Sau khi cơm chín, mình lót nilon sạch vào bát, xới một ít cơm vào và nén chặt
Cứ để như vậy một lúc khoảng 10 phút cho cơm nguội, sau đó mình túm nilon cơm để vào đĩa, lật ngược lại là được 1/2 nắp bánh hamburger rồi đấy. Làm tương tự với những chiếc tiếp theo nhé.
Bước 2:
Thịt nạc mua về rửa sạch, thái lát to và mỏng vừa phải.
Sau đó mình ướp thịt với 1 thìa nước mắm, xì dầu nữa cho thơm ngon này. Ướp khoảng 10 phút là ok.
Bước 3:
Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn vào rùi chiên thịt. Thịt chín khá nhanh đấy, mình chỉ cần trở mặt 2,3 lần là vớt ra luôn. Nếu rán lâu thịt sẽ dai, ăn không mềm nữa.
Bước 4:
Để những chiếc bánh thêm cứng cáp, mình cho chảo sạch lên bếp, đun nóng. Khi chảo đã nóng, mình đặt những nắm cơm vào nướng qua. Phần nắp ngoài của bánh sẽ được nướng khô và se lại nên thơm và không sợ bị rời ra. Mình nướng khoảng vài giây thôi nhé, đừng để cơm chuyển màu.
Bước 5:
Cuối cùng, mình xếp cơm nắm vào đĩa, cho rau xà lách đã rửa sạch lên trên, xếp 2 lát thịt nữa này.
Và đương nhiên không thể thiếu kim chi rồi.
Kim chi được xếp trên cùng như thế này.
Và giờ đậy nốt nắm cơm còn lại vào.
Rắc vừng đen lên trên là các bạn vừa làm xong món bánh hamburger kim chi của Hàn Quốc rùi đấy.
Phần cơm thừa còn lại mình cũng có thể ăn với thịt và kim chi, rất ngon.
Món bánh này làm không hề khó, ăn lại còn ngon nữa, sao không thử làm một lần các ấy nhỉ. Làm vài chiếc mang đi học hay dã ngoại cũng rất tuyệt vời. 

Kim chi cải thảo Korea



Nguyên liệu
- cải thảo : 3 bắp to, tách cải ra thành từng lá, rắc muối vào từng lá cải (lượng muối cho vào bằng 1/10 trọng lượng của cải). dùng muối hột để muối cải, sau đó đổ nước hơi xấp với mặt cải, ngâm cải cho tới khi thấy lá cải iểu xuống, có màu trắngđục tức là cải đả chín muối (ngâm khoảng 2-6 tiếng, tùy vào cách cắt cải). thì vớt cải ra, rửa nước sạch nhiều lần và để thật ráo nước, nếu lá cải trắng trong là cải bị úng nước do ngâm muối quá lâu (làm kim chi không ngon, dễ bị hư). cải sau khi đả ráo nước sẽ có vị hơi mặn.

Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình mà có cách cắt cải để muối khách nhau : nếu cắt cải theo cách bổ bắp cải làm 2 hoặ 4 thì kim chi sẽ bảo quảng được lâu hơn (1) tách bắp cải thành từng lá thì gia vị sẽ mau thấm đều từng lá nhưng bảo quảng không lâu như cách (1) cắt lá cải thành từng miến nhỏ có chiều dài bằng 1/2 - 1/3 lá cải thì kim chi kim chi sau khi làm xong sẽ thấm gia vị ngay, ăn được liền, thích hợp cho những gia đình không thích ăn kim chi để quá lâu, ngoài ra, cách cắt cải khác nhau cũng làm cho hương vị khi ăn kim chi cũng khác nhau, vì vậy. thỉnh thoảng bạn nên thay đổi cách cắt cải để thay đổi khẩu vị ăn trong gia đình.


- củ cải trắng :1 củ to (loại HQ) hoặc 4 củ nhỏ (loại VN). cắt thành sợ hoặc ắt thành từng miếng dày 0,5cm (nếu muối cải theo cách cắt ra thành từng miếng).

- cà rốt: 1 củ to. cắt thành sợi.

- củ hành trắng :2 củ. cắt theo chiều dọc.

- hành baro: 1 cây. cắt thành sợi (hay hành lá, cắt từng khúc dài 2-3cm).

- hẹ lá: 1 bó nắm tay, cắt khúc 2-3 cm.

- gừng:1 củ nhỏ, cắt sợi hoặc xay nhuyễn.

- tỏi :20 -30 tép, xay nhuyễn.

- ớt trái: 5 trái, cắt lát xéo (hoặc ớt trái khô, xay nhuyễn.

- ớt bột: 1,5 -2gr.

- nước mắm ngon:1/2 chén.

- mắm tép:1/2 chén.

- bột nếp:1/2 chén, pha thêm hai chén nước, bắt lên bếp nấu cho nước sánh lại thành hồ, để nguội. (hoặc1/3 chén gạo, nấu nhừ thành cháo sau đó xay nhuyễn).

- gia vị nêm: đường, muối, bột ngọt.
Cách chế biến
1/ cách trộn nhân: trộn đều hỗn hợp gồm: củ cải, cà rốt, củ hành, hành lá, hành baro, hẹ, gừng, tỏi, ớt, nước mắm, mắm tép laị với nhau, nêm thêm vào hỗn hợp rau củ 1/3 chén muối + 1/4 chén đường _ 1/4 chén bột ngọt. nếm thử hỗn hợp rau củ thấy vừa ăn (tức là có vị đậm đà nhưng hơi mặn 1 chút) là được. sau đó dổ thêm bột nếp (hoặc cháo xay nhuyễn) vào và trộn đều hỗn hợp đó 1 lần nữa.

2/ dùng nhân thoa điều 2 bề mặt của lá cải (đẫ muối sẵn). đồng thời cũng rãi đều rau củ vào lá cải, sau đó xếp lá cải chồng lên nhau theo một chiều, nếu bắp cải muối bổ làm 2 . 4 thì phải bó chặt bắpcải lại sau khi đã thoa nhân. cách xếp này sẽ giúp cải thấm đều gia vị và có hương vị đậm đà. sau khi ướp nhân xong thì xếp cải vào hộp đựng. đậy nắp kính, để nơi khô ráo khoảng 10-12 tiếng sau đó đem vào tủ lạnh bảo quản, lưu ý, nếu cải cắt thành miếng nhỏ thì cứ trộn nhân đều với cải và không cần để bên ngoài không khí quá lâu.

kim chi khi làm xong có thể ăn liền ngay được nếu thích ăn kim chi cay the nồng, có người lại thích ăn kim chi có vị hơi chua, thì vài ngày sau mới ăn được.

Hương vị của kim chi khi ăn: cải kim chi giòn, cay, thơm mùi tỏi, ớt, gừng hòa lẫn với mùi mắm tép và ngon , nếu kim chi không có mùi thơm này, tức là kim chi thiếu gia vị hoặc nêm nhân quá mặn, nêm nhân vừa ăn, thì kim chi thấm gia vị, nước sẽ chảy ra và trở nên lạt,nêm hơi mặn 1 chút, thì kim chi sẽ vừa ăn và đậm đà.

Ngọt ngào món bánh quy bơ nhân mứt




Ngọt ngào món bánh quy bơ nhân mứt



Nguyên liệu gồm có:

1 - 5 thìa café nước (nếu cần)

Rây bột và muối vào tô.

Dùng máy trộn đều ở tốc độ chậm cho tới khi bột được trộn đều và hơi tơi.

Nhào bột bằng tay cho tới khi bột mịn. Nếu bột quá khô, cho nước vào, mỗi lần khoảng 1 thìa café, dùng tay nhào cho tới khi bột mềm và hơi dính một chút.

Bọc bột bánh lại và để trong tủ lạnh 3 tiếng hoặc để qua đêm.

Làm nóng lò ở 175 độ C. Rắc một chút bột lên mặt bàn để chống dính. Đặt cục bột lên mặt bàn. Bột sau khi làm lạnh sẽ khá chắc.

Cán bột thành một lớp dày khoảng 0.3cm. Bột cán càng mỏng thì bánh càng giòn.

Dùng khuôn cắt bột thành từng khoanh tròn đường kính khoảng 8cm. Những phần bột thừa bạn nhào lại và tiếp tục cắt tiếp.

Múc một thìa mứt (bất kì loại nào mà bạn thích) lên giữa mỗi khoanh bánh. Không nên cho nhiều hơn một thìa nêu không khi nướng bánh, nhân sẽ bị chảy ra ngoài. Trong khi làm nên đậy những khoanh bánh chưa làm lại để tránh bột bị khô.

Giờ đến khâu nặn bánh. Đầu tiên, gấp mép bên trái về phía trung tâm.

Gấp tiếp mép bên phải về phía trung tâm, nếp gấp đè lên phần phía trên của nếp gấp bên trái.

Gấp mép dưới lên trên. Bạn nên gấp so le để mép dưới chồng lên nếp bên phải và ở dưới nếp bên trái. Nên để trống một phần nhân hình tam giác ở giữa. Gấp như vậy bánh vừa đẹp, khi nướng bánh cũng không bị bung ra.

Ấn nhẹ góc bánh cho thật chắc chắn.

Cho bánh vào lò và nướng ở 175 độ C trong vào 20 tới 25 phút cho tới khi bánh chín và chuyển màu vàng. Để bánh nguội trên rãnh.

Cách làm tuy đơn giản nhưng lại cho ra lò mẻ bánh quy cực kì thơm ngon, hấp dẫn nhờ sự kết hợp của bơ với mứt dễ ăn. Bánh có thể bảo quản khá lâu nếu được đựng trong túi nilon buộc chặt hay hũ thủy tinh. Nhưng mình tin, món bánh hấp dẫn như thế này sẽ không còn tới ngày hôm sau đâu!

Khoai tây nghiền bỏ lò dễ 'gây nghiện'




- Muối, hạt tiêu



Bước 1: Thái khoai tây thành từng miếng và hấp chín. Hấp sẽ giúp giữ được đậm vị khoai hơn luộc.

Bước 2: Nghiền khoai cho thật mịn.

Bước 3: Cho thêm sữa bột vào khoai tây nghiền.

Bước 4: Trộn đều với bơ.

Bước 5: Cho thêm lòng đỏ trứng vào trộn cùng với khoai.

Bước 6: Rắc thêm hạt tiêu và muối sao cho vừa miệng.

Bước 7: Dùng khuôn để tạo hình bông kem cho khoai rồi nướng trong lò ở 200 độ C trong vòng 6 phút.

Mỳ xào thập cẩm nóng hổi cho ngày mưa



Nguyên liệu:




50ml nước mắm, 50ml nước cốt me, 50ml nước lọc, 1 thìa cà phê ớt bột, 1 muỗng canh đường.

Cắt đậu thành những miếng dài, nhỏ.

Chiên đậu phụ với tỏi đến khi đậu chuyển màu vàng và tỏi dậy mùi thơm.

Bạn chú ý đảo đều tay nhưng phải thật nhẹ nhàng để mỳ tơi những không bị nát.

Đổ tôm vào xào chung với mỳ.

Chờ trứng chín tái, bạn đảo trứng quyện với mỳ.

Đổ giá đỗ, hạt tiêu vào chảo, cho thêm 1 muỗng canh nước xốt.

Ăn mỳ gạo xào sẽ không nóng như mì tôm mà sợi mỳ vẫn có độ mềm, dai nhất định. Mới nhìn, bạn sẽ tưởng đây là món mỳ trộn bởi nó rất ít dầu, thơm mùi nước xốt mắm, me với đủ 4 vị chua, cay, mặn, ngọt khiến bạn ăn hoài mà không ngán. Vào những ngày thu mát trời, hãy đổi thực đơn ăn sáng của cả gia đình với món mỳ xào thập cẩm này bạn nhé!

Bánh cuộn mặn cho bữa sáng đủ chất



Bánh cuộn mặn cho bữa sáng đủ chất



Làm phần vỏ bánh: hòa tan men với 1 ít nước ấm và 1 thìa cà phê đường. Bột mì cho vào một tô, tạo khoảng rỗng ở giữa từ tù đổ nước men đã hòa tan vào. Lưu ý: bạn nên bớt lại ít bột để làm bột áo.

Phần nước ấm còn lại hòa tan nốt với muối và dầu ô liu. Sau đó đổ vào tô bột ở trên.

Nhào kỹ bột trong tô trộn khoảng 10 phút đến khi hỗn hợp trở thành 1 thể thống nhất.

Tiếp tục nhấc khối bột ra ngoài một mặt phẳng, dùng hai tay nhào tiếp trong 5 phút lúc này bột sẽ mịn và bong, kéo bột thấy có độ đàn hồi. Bạn cho lại vào tô, dùng màng thực phẩm bọc lại để vào chỗ ấm cho bột nở trong 2 giờ.

Nhân bánh với rau: rửa sạch rau, thái thành từng dải nhỏ, đặt lên bếp xào với 1 thìa súp dầy ô liu nêm nếm cho vừa miệng.

Bột sau khi đã nở gấp đôi bạn chia thành 2 phần: 1 để làm bánh nhân rau; 1 để làm bánh nhân thịt; cán bột thành một hình chữ nhật với độ dày 0,5cm; có thể rắc chút bột áo để việc cán bột dễ dàng hơn.

Đổ phần rau đã xào vào giữa miếng bột, dàn đều rau chừa lại xung quanh hình chữ nhật vài centimet. Dùng chổi quét chút nước vào phần bột còn chừa lại để tạo độ kết dính.

Nhẹ nhàng cuộn bột lại thành 1 dải tròn.

Dùng các đầu ngón tay miết mếp bột còn thừa vào cuộn bánh. Để bánh vào nơi ấm áp để bột tiếp tục nở.

Làm tương tự với phần thịt: trải đều lớp cheese, sau đó xếp thịt lên trên. Cuộn lại. Sau đó cũng đặt bánh vào nơi ấm áp trong vòng 1 giờ vùng với bánh nhân rau.

Sau 1 giờ, cắt bánh thành từng miếng tròn có độ dày là 2,5cm.

Lót sẵn giấy nến vào khuôn, đặt từng miếng bánh vào, để cách nhau 2cm. Để bột nghỉ thêm 1 giờ nữa sau đó nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng 15 phút.