1. Rau thối: Rau thối còn được gọi là pắc nam (theo tiếng Thái) mọc dại ở những cánh rừng vùng Tây Bắc. Loại rau này có mùi hương rất khó chịu nhưng nếu ai ăn quen thì sẽ bị "nghiện".
2. Rau dớn: Rau dớn trông khá giống với dương xỉ. Chúng mọc nhiều ở các vùng núi rừng, ven bờ sông, suối. Rau dớn có thể làm nhiều món dân dã như rau dớn xào tỏi, rau dớn luộc...
3. Rau càng cua: Ngày xưa rau càng cua chỉ là loài cỏ dại thông thường, không có giá trị và thường nhổ vứt đi. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều người bắt đầu biết đến công dụng tuyệt vời của rau càng cua và thường xuyên sử dụng loại rau này trong các bữa ăn.
4. Rau tiến vua: hay còn gọi là rau cần biển, rau câu, rau cần khô hay rau công sôi là loại rau thường chỉ mọc ở vùng ven biển miền Trung.
5. Rau bò khai: là loại rau xuất hiện nhiều ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc, điển hình như Lạng Sơn. Khi ăn, chúng có mùi hơi "khai" đúng như tên gọi. Vì vậy trước khi chế biến, người ta thường sẽ phải vò qua lá rau cho bớt mùi.
6. Rau sắng: Rau sắng thường mọc trong rừng sâu, trên những vách núi cao và cây mọc trên vách núi cao thì tuổi đời cây càng cao chất lượng rau càng ngon ngọt lạ thường.
7. Rau lủi: Rau lủi là một trong những loại rau rừng mọc tự nhiên hoặc được trồng ở miền núi cao ở Gia Lai - Tây Nguyên. Đặc biệt là giờ đây, loại rau này đã trở thành món khoái khẩu được nhiều người tìm mua.
8. Rau đắng biển: Loại rau này mọc trong các kênh mương, suối, cửa sông, đầm lầy hoặc những bãi biển đầy cát. Giá của loại rau này có lúc lên tới 95.000 đồng/kg.
9. Rau mầm đá: Rau mầm đá chỉ phát triển ở những vùng có khí hậu lạnh, trên các vùng núi cao phía Bắc, đặc biệt là ở Sa Pa (Lào Cai).
10. Lá lồm: Lá lồm hay còn gọi là lá nồm, lá giang là đặc sản của người Mường ở Hòa Bình, chế biến được nhiều món ăn ngon, trong đó có thịt trâu nấu lá lồm. Giá của loại lá này là 100 nghìn đồng/kg.