Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2019

Giò xào - dễ ăn khó làm

- Không biết món giò xào hay còn gọi là giò thủ có từ bao giờ. Trước đây, khi mọi thứ còn thiếu thốn, thì giò xào chỉ xuất hiện vào những ngày Tết chứ ngày thường chẳng có bao giờ. Mâm cỗ Tết đương nhiên phải có thêm đĩa giò xào ngoài những canh măng, canh miến, canh bóng, giò lụa hay thịt đông…
ảnh 1
Cầu kỳ từ khâu chế biến
Thực ra, giò xào phải ăn vào mùa Đông. Vì trời lạnh, chất keo trong bì lợn mới tạo nên độ kết dính khi gói những tai lợn, mũi lợn, mộc nhĩ lại với nhau. Chứ mùa hè, thời chưa có tủ lạnh, thì có bó chặt như thế nào đi nữa nhưng đến khi cắt ra ăn cũng vẫn mỗi thứ một mảnh không thể thành giò được.
Vào những ngày cuối năm, các gia đình có điều kiện thường mổ lợn ăn Tết, có khi dăm nhà trong xóm cùng chung nhau một con. Lợn mổ ra, tim, gan, lòng, dạ dày thường được “ưu tiên” sử dụng trước, tức là trưa hôm đó thế nào cũng phải có bữa lòng lợn hay cháo lòng.  Phần thịt mông lợn khi vừa mổ còn nóng hổi được đem đi giã làm giò. Các phần khác của con lợn thì tuỳ theo nhu cầu mà làm món nọ, món kia. Thịt ba chỉ nguyên tảng được ướp mắm, muối, hạt tiêu… rồi cuộn thật chặt, bó lại như bó giò đem ninh  mềm. Đến khi ăn cắt ra từng khoanh như khoanh giò, nhiều nơi gọi là giò đông, nó tương tự như giò me của Nghệ An. Chất keo trong bì tan ra, gặp trời lạnh đông cứng lại như miếng thạch. Cứ chấm miếng giò đông với hạt tiêu, nước mắm mà ăn với cơm gạo Tám, ngoảnh đi ngoảnh lại đã hết cả nồi cơm.
Phần thịt thủ của con lợn làm được nhiều món, nhưng trong những ngày Tết, sự lựa chọn duy nhất là làm giò xào. Giò xào nhất thiết phải có tai, mũi, má lợn, những phần còn lại như là lưỡi hay thịt chân giò thì có cũng được, không có cũng chẳng sao. Làm giò xào tưởng dễ mà lại không dễ. Tai lợn ngoài việc phải làm lông thật sạch thì rửa sao cho hết mùi hôi đòi hỏi phải có bí quyết. Chứ nếu không thì không thể ăn nổi vì hôi. Thông thường, khi đã cạo sạch chất bẩn phải bóp với dấm, muối, độ vài lần rồi rửa sạch. Có người không rửa bằng dấm mà tẩy bằng rượu thì cũng được.
Giò xào phải gói bằng lá chuối mới thơm và ngon. Ngoài ra phải gói khi thịt còn nóng già, hơi nóng của thịt làm se mặt lá chuối và mùi lá mới ngấm vào trong miếng giò. Trước đó, lá chuối cần phải rửa sạch, hơ qua lửa cho héo để có độ dẻo mà không giòn, gẫy.
Mũi, má lợn thì đơn giản hơn, chỉ cần làm sạch lông rồi bóp qua dấm, muối một lần là xong. Nếu món giò xào có thêm lưỡi thì phải thêm công đoạn làm sạch lưỡi nữa. Nước đun sôi 100 độ rồi thả lưỡi vào, phần màng trắng của lưỡi gặp nhiệt sẽ sùi lên. Lúc đó mới nhấc lưỡi ra, rửa qua bằng nước lạnh cho đỡ nóng rồi dùng dao sắc cạo sạch màng trắng đi. Tiếp đến, mộc nhĩ ngâm nở, cắt chân rửa sạch thái nhỏ. Bây giờ, có nhiều người hay cho nấm hương vào giò xào hay thịt đông, nhưng nếu làm theo lối cũ thì không ai cho nấm hương cả, dù nó thơm, bởi lẽ nếu cho nấm sẽ nhanh thiu và không để được lâu.
Giò xào đương nhiên phải thái nhỏ rồi mới xào. Có người thái sống, nhưng bì lợn dày, thái được dăm cân thịt làm giò cơ bản là rất mệt, dù dao có sắc đến đâu. Chính vì thế, để nhàn hơn thì luộc qua thịt thủ, luộc chỉ đủ chín đến 5 phần là vớt ra, rửa sạch và thái. Sau khi thái miếng vừa ăn cả tai, mũi, má, lưỡi lợn thì đến công đoạn ướp. Giò xào buộc phải ướp bằng nước mắm ngon, không phải là ướp thứ nước mắm công nghiệp loại bán đầy ngoài siêu thị mà thơm được. Hạt tiêu cần có 2 loại, một là tiêu bột, hai là tiêu hạt. Sau khi ướp được dăm tiếng thì đưa lên bếp, thêm một chút mỡ nước để khỏi sát đáy nổi. Cứ khoảng 5 phần thịt thì bỏ 2 phần mộc nhĩ.  Xào đều tay trên bếp nhỏ lửa, đến khi thịt chín, thơm và keo lại là được. Bây giờ mới đến công đoạn cần sự khéo tay của người đầu bếp.
ảnh 2
Món ăn đong đầy ký ức
Giò xào phải gói bằng lá chuối mới thơm và ngon. Ngoài ra phải gói khi thịt còn nóng già, hơi nóng của thịt làm se mặt lá chuối và mùi lá mới ngấm vào trong miếng giò. Trước đó, lá chuối cần phải rửa sạch, hơ qua lửa cho héo để có độ dẻo mà không giòn, gẫy. Xưa ở trong mỗi xóm hay dòng họ thường có dăm bảy “hảo thủ” gói giò xào. Giò được gói và nén chắc tay mà chẳng cần khuôn, 10 cái giò gói ra bằng nhau chằn chặn, miếng giò chắc nịch, giòn tan.
ảnh 3
Lá chuối tươi rửa sạch đã hơ qua lửa được lót vào lòng khuôn. Nhân giò xúc đổ vào từng thìa lớn, dùng lòng thìa hoặc lấy chày gỗ nén thật chặt. Cứ vừa xúc nhân giò vừa nén đều chắc tay như thế, vừa hết chiều dài của khuôn giò thì gấp lá chuối lại, tạo thành nắp đậy thật dày. Bây giờ, dù là ở một ngôi làng cổ ven hồ Tây đi chăng nữa thì tìm đỏ mắt cũng chẳng được cây chuối nào mà rọc lá ra làm giò.
Muốn có lá chuối thì phải đặt mua. Thế nhưng, cái khó ló cái khôn, hàng loại khuôn làm giò xào bằng inox ra đời. Giá bán cũng rẻ lắm, khuôn độ 1kg thì đâu chỉ 100 nghìn đồng là cùng. Người làm giò nhàn hơn, cứ chốt một đầu khuôn lại rồi đổ thịt vào, ấn làm sao cho thật chặt rồi chờ giò nguội là có thể lấy ra khỏi khuôn. Nhiều người bây giờ làm giò, đến tận khi lấy cây giò ra khỏi khuôn mới bọc lá chuối. Như thế thực ra là một cách để “an ủi” mà thôi chứ còn lúc này mới bọc lá thì còn tác dụng gì nữa.
Sáng tạo “siêu phàm” nhất của người dân Hà Nội trong thời gian chưa “phát minh” ra khuôn làm giò xào là… nhét. Cô bạn tôi cắt phăng phần đầu của chai Lavie loại 1,5 lít, nhồi giò vào đấy, vậy mà lúc cắt cũng ra dáng giò tròn trịa lắm. Cây giò xào nén chặt tay khi cắt ra lát giò mịn màng, không bị vỡ, còn nguyên khối. Thấy rõ hoa văn đường nét của các nguyên liệu. Nào là màu hồng nhạt của lưỡi lợn, đường sụn trắng của tai, bì lợn trong trong, nấm hương nâu sẫm, mộc nhĩ đen óng, lấm tấm hạt tiêu.
Miếng giò cắt ra nổi vị thơm của hành, của nấm, của thịt ngấm đều nước mắm tiêu sọ. Ăn với xôi trắng hoặc cơm dẻo đều hợp. Thêm đĩa dưa chua và bát nước chấm cắt mấy khoanh ớt sừng, thế là quên hết cả cánh tay mỏi nhừ vì thái, vì xào hôm trước. Cũng không còn càm ràm vì mùi xào giò nồng vị nước mắm vẫn luẩn quẩn trong bếp, vấn vương lên đầu tóc, áo quần. Để rồi vài tháng sau, không cần đợi Tết đến lại tự làm cái giò xào treo tòng teng trong bếp.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2019

19 thực phẩm bổ dưỡng cho người già phòng ngừa bệnh nguy hiểm

Khi tuổi càng cao, người già thường gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, việc chăm sóc những người lớn tuổi cần phải tỉ mỉ, kiên trì và sát sao cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học. Cùng Blog Adayroi điểm qua 19 thực phẩm bổ dưỡng cho người già tăng cường sức khỏe trong bài viết sau nhé.

1. Yến sào

Xây dựng thực phẩm bổ dưỡng cho người già như thế nào? Yến sào, hay tổ chim yến là một trong những thực phẩm tốt cho người lớn tuổi. Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể như photpho, sắt, magie,... giúp bồi bổ sức khỏe, đẩy nhanh quá trình tái tạo các tế bào trong cơ thể, giúp cho người già tăng cường trí nhớ và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Bạn có thể thay đổi khẩu vị hằng ngày bằng những món ăn đơn giản, giàu dinh dưỡng làm từ: cháo yến, tổ yến gà tiềm thuốc bắc, hay các món ăn nhẹ như trái cây tổ yến sào,... Mua nước yến giàu axit amin, khoáng chất cho ông bà sẽ là món quà dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ miễn dịch phát triển tối ưu nhất. Tổ yến tiềm gà, tổ yến hầm hạt sen hay yến sào hầm sữa tươi đều là những món dễ ăn, dễ hấp thụ và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Chưng yến sào cho ông bà thưởng thức bồi bổ
Chưng yến sào cho ông bà thưởng thức bồi bổ (Nguồn: cambinhyensao.com)

2. Mướp đắng (khổ qua)

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là một trong những loại rau củ quả tốt cải thiện sức khỏe người lớn tuổi. Khổ qua có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt và giải độc, giảm sốt, giải cảm, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, khổ qua có công dụng điều trị đái tháo đường rất tốt đối với những người cao tuổi.
Ngoài ra, những người lớn tuổi gặp các vấn đề về tăng huyết áp, tim mạch thì việc thường xuyên sử dụng trà, nước ép khổ qua có thể đạt được hiệu quả trong việc làm giảm các loại mỡ máu không có lợi, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Những món ăn từ mướp đắng như mướp đăng hầm thịt heo, mướp đắng xào trứng,... đều rất được người già yêu thích.
Khổ qua rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạc
Khổ qua rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch (Nguồn: hatgiongphuongnam.com)

3. Rau má, rau ngót

Trong thành phần của rau ngót và rau má có nhiều acid amin, vitamin và chất khoáng. Trong rau giàu chất đạm, có thể thay thế cho đạm động vật, giúp hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây ra loãng xương và sỏi thận. Với hàm lượng vitamin K trong rau giúp giảm nguy cơ gãy xương, hạ huyết áp ở người lớn tuổi. Là một thực phẩm dễ tìm và được sử dụng hằng ngày, đặc biệt là chế biến thành thực phẩm bồi bổ cho người già, người ta thường nấu rau ngót và rau má với thịt nạc, tôm, trứng hay là cá đông,...
Cho ông bà dùng rau ngót để ngăn ngừa huyết áp tăng
Cho ông bà dùng rau ngót để ngăn ngừa huyết áp tăng (Nguồn: hatgiongphuongnam.com)

4. Rau dền

Là thực phẩm tốt cho người lớn tuổi, rau dền chứa nhiều vitamin A,B,C,PP và hơn 10 acid amin khác nhau có lợi cho sức khỏe. Rau dền mềm, rất dễ chế biến sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày như kết hợp với tôm thịt để nấu canh, hay luộc đơn giản,...
Theo y học cổ truyền, đây là loại rau ăn lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chữa táo bón, đặc biệt là những người lớn tuổi. Ngoài ra còn giúp người già, ngăn ngừa mắc bệnh huyết áp tim mạch vì trong nó rất giàu kali, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động tim mạch.
Bổ sung rau dền vào thực đơn cho ông bà
Bổ sung rau dền vào thực đơn cho ông bà (Nguồn: congdanchuyennghiep.com)

5. Cà rốt

Cà rốt không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng cho người già mà còn cho tất cả mọi người, chúng ta có thể ăn sống, làm salad hoặc nấu chín tùy vào sở thích của từng người. Trong cà rốt có rất nhiều beta-caroten, sau đó chúng sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp ta có đôi mắt khỏe đẹp, ngăn ngừa đục thủy tinh thể khi ở tuổi già. Khi bạn ăn cà rốt thường xuyên, huyết áp của bạn sẽ ở trong tình trạng ổn định, trong tầm có thể kiểm soát được.
Cà rốt có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ về bệnh tim vì trong nó giàu chất carotenoid. Ngoài ra, những chất tìm thấy trong cà rốt như alpha-carotene, lutein cũng có tác dụng bảo vệ trái tim của bạn và giúp nó hoạt động một cách hiệu quả. Không những thế, cà rốt còn có thể pha chế thành nước ép ngon bổ, giảm cân, giảm cholesterol, thải độc cơ thể, tăng cường chắc khỏe xương.
Cà rốt giúp huyết áp ổn định, ngăn ngừa bệnh tim
Cà rốt giúp huyết áp ổn định, ngăn ngừa bệnh tim (Nguồn: gardensalive.com)

6. Bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều tinh bột, protein, vitamin B, vitamin C và là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chữa bệnh. Là loại quả giàu chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày, điều đó khiến bạn có cảm giác lo lâu hơn và kiềm chế cảm giác thèm ăn.
Trong bí chứa nhiều vitamin A giúp tăng tính linh hoạt, rất cần thiết cho các mô bảo vệ chống lại các mầm bệnh, ngoài ra vitamin C cũng hoạt động như một chất tăng cường miễn dịch chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, carotene chứa trong bí chuyển hóa thành vitamin A để duy trì thể lực, còn có canxi, kali, natri trong bí đỏ thích hợp với những người già bệnh huyết áp cao, ngăn ngừa loãng xương. Để tăng độ ngon miệng, thay vì sử dụng bí đỏ là món chính như thịt om bí đỏ, canh bí đỏ,... bạn có thể làm các món bánh từ quả này như bánh bí ngô, chè trôi bí ngô,...
Thực đơn cho người cao tuổi nên bổ sung thêm bí đỏ
Thực đơn cho người cao tuổi nên bổ sung thêm bí đỏ (Nguồn: shopify.com)

7. Súp lơ, bắp cải

Trong số các loại rau củ, thì súp lơ bắp cải đã được biết đến như là thực phẩm bồi bổ cho người già nhờ khả năng chống lão hóa. Loại enzym có trong súp lơ là nicotinamide mononucleotide, chúng chuyển hóa thành chất cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho quá trình trao đổi chất, tái tạo tế bào lão hóa. Bên cạnh đó bắp cải, súp lơ còn chứa hợp chất có lợi chia nhỏ thành chuỗi axit béo, tác dụng làm giảm nguy cơ các bệnh viêm nhiễm.
Những tế bào miễn dịch, hay còn được gọi là các tế bào bạch huyết bẩm sinh giúp duy trì sự cân bằng giữa khả năng miễn dịch và viêm trong cơ thể. Đồng thời tạo ra hormone interleukin 22 bảo vệ cơ thể khỏi khuẩn gây bệnh. Hợp chất phenolics trong súp lơ chứa flavonoid, axit phenolic loại bỏ các gốc tự do xấu, giảm nguy cơ hen suyễn, tim mạch và tiểu đường. Những bệnh này hay thường gặp ở những người cao tuổi. Súp lơ xào thịt bò, salad, bắp cải cuốn thịt,.. đều là những thức ăn thanh đạm, dễ làm.
Súp lơ xanh cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho ông bà
Súp lơ xanh cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho ông bà (Nguồn: congdanchuyennghiep.com)

8. Các loại đậu

Khi nhắc đến những thực phẩm tốt, đảm bảo chất lượng giúp ích cho người lớn tuổi thì không thể bỏ qua những loại đậu. Ở những người có tuổi, việc tiêu hóa hấp thụ chất đạm yến nên rất dễ xảy ra tình trạng thiếu đạm. Chính vì thế chúng ta nên ăn những loại hạt có nhiều dầu giúp đề phòng các bệnh về tim mạch. Không những thế, ăn các loại đậu tác dụng phòng chống ung thư, rất tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng hạt rang xay, hoặc làm các loại chè để làm phong phú hơn thực đơn của mình.
Kết hợp nhiều loại đậu vào bữa ăn cho những người lớn tuổi
Kết hợp nhiều loại đậu vào bữa ăn cho những người lớn tuổi (Nguồn: eothon.vn)

9. Vừng

Trong vừng chứa nhiều magie, là một chất làm giãn mạch giúp ích cho việc giảm huyết áp. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn vừng có tác dụng ngăn ngừa ung thư vì trong chúng có nhiều loại vitamin thiết yếu, khoáng chất cũng như chứa phytate, một hợp chất ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa và làm giảm tác dụng của các gốc tự do. Ngoài ra, ăn vừng còn tăng cường sức khỏe xương, cải thiện tiêu hóa, giảm viêm, cải thiện sức khỏe răng miệng,... Bạn có thể sử dụng vừng ăn kèm với các món ăn hoặc dùng dầu vừng trong mỗi bữa ăn để đạt hiệu quả.

10. Cá tươi

Trong cá tươi chứa nhiều chất Omega-3 làm giảm đông máu, kháng viêm và giảm huyết áp, giảm các nguy cơ đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra, mức Omega-3 cao trong dầu cá làm giảm viêm mô, giảm các triệu chứng của bệnh tự miễn, vẩy nến, viêm khớp dạng thấp. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch tổng thể cũng như tăng dung tích phổi. Nếu kết hợp măng tây và cá hồi sẽ làm tăng khả năng miễn dịch, cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời cho cơ thể. Các món ăn từ cá như cá kho tộ, canh cá chua, cá hấp … đều rất quen thuộc với người dân Việt Nam.
Nhiều loại cá biển tươi chứa omega-3 tốt cho sức khỏe
Nhiều loại cá biển tươi chứa omega-3 tốt cho sức khỏe (Nguồn: haisanvungtau.vn)

11. Lạc

Một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho người già phải kể đến là lạc. Trong lạc giàu chất béo không bão hòa giúp bảo vệ và phòng chống các bệnh tim mạch. Ngoài ra, axit oleic là chất chống oxy hóa mạnh, hạn chế sự lão hóa. Chất Niacin giúp tăng cường năng lượng cho bộ nhớ, kiểm soát lượng Cholesterol trong máu, cắt giảm những Cholesterol xấu và tăng Cholesterol tốt có lợi cho sức khỏe.
Theo Đông y, loại hạt sấy khô này có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm hòa huyết khí,... Sau khi mất tiếng, phù chân, táo bón thì bạn có thể dùng lạc để chữa trị. Ngoài ra, những ai mắc bệnh sỏi thận thì nên lưu ý. Ngoài cách đơn giản nhất là luộc lạc, bạn có thể chế biến các món ăn quen thuộc như xôi đậu phộng, sữa đậu phộng,... để làm bữa ăn thêm phong phú.
Đậu phộng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Đậu phộng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Nguồn: blog.adayroi.com)

12. Đậu phụ

Trong đậu phụ chứa nhiều thành phần chủ yếu là protein, làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa lão hóa, phòng bệnh loãng xương. Đậu phụ rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, rất dễ ăn mà lại tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Khi chế biến món ăn, người cao tuổi nên ăn đậu phụ tươi, mềm hấp cách thủy để tránh mất chất, nên dùng khi còn nóng.
Đậu phụ trắng chế biến được nhiều món ăn ngon bổ dưỡng cho người già
Đậu phụ trắng chế biến được nhiều món ăn ngon bổ dưỡng cho người già (Nguồn: trithucvn.net)

13. Sữa

Thành phần dinh dưỡng của sữa có tác dụng cực kỳ tốt cho quá trình chăm sóc sức khỏe của người già. Khi lớn tuổi, cơ thể thường yếu dần vì chịu sự tác động của nhiều tác nhân gây hại. Chính vì vậy, nên thêm vào thực đơn hàng ngày những cốc sữa ấm nóng. Bạn có thể sử dụng các loại sữa chứa thành phần dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho những người lớn tuổi vì cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu cần thiết.
Sữa không chỉ tốt cho người lớn tuổi mà ai cũng đều nên dùng 1 ly sữa mỗi ngày
Sữa không chỉ tốt cho người lớn tuổi mà ai cũng đều nên dùng 1 ly sữa mỗi ngày (Nguồn: sagefarmersmarket.org.au)

14. Hải sản

Khi về già, bạn sẽ thường gặp các bệnh như loãng xương, đau nhức xương khớp, rạn nứt hay gãy xương,.. Các chất như canxi, protein, vitamin D,... có trong hải sản sẽ bảo vệ bạn, giảm nguy cơ mắc những căn bệnh nêu trên. Hơn nữa, hải sản làm thay đổi sự chuyển hóa xương, giảm tốc độ mất xương, tăng khoáng chất cho xương. Tuy nhiên, bạn nên ăn một cách có khoa học, tránh ăn nhiều quá mức ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và lựa chọn thủy hải sản tươi ngon đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cháo hải sản, súp cua, canh sò là những món dễ tiêu hóa lại đầy đủ chất cho người già.
Hải sản
Hải sản (Nguồn: static1.i4u.com)

15. Cháo

Dạ dày người già co lại, chứa được ít. Nếu như dùng những thức ăn rắn, khó tiêu sẽ làm trở ngại đến khả năng hấp thụ. Đặc biệt, người già thường mắc bệnh táo bón, nên dùng các món ăn mềm, lỏng,... Có thể nấu các thực phẩm bổ dưỡng khác như thịt bò, tôm, nấm,... với cháo để giúp người già dễ tiếp thu hơn. Tham khảo thêm 10 món cháo yến mạch tăng cân ngon bổ giàu dinh dưỡng, dễ dàng tiêu hóa nữa bạn nhé.
Cháo yến mạch
Cháo yến mạch (Nguồn: weightwatchers.com)

16. Linh chi, hồng sâm, đông trùng hạ thảo

Một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho người già thì không thể không nhắn tới linh chi, hồng sâm, đông trùng hạ thảo. Hồng sâm bổ dưỡng tốt cho người già, phòng chống ung thư, giảm sự phát triển ung thư, tăng cường thể lực, điều hòa huyết áp, giải độc gan. Linh chi loại dược hiệu quả trong việc bảo vệ lá gan, giải độc, tiêu đờm, tốt cho dạ dày. Hồng sâm có rất nhiều loại khác nhau để cho bạn lựa chọn phù hợp nhất.  
Đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, bệnh liên quan đến thận, điều tiết đường huyết, giảm cholesterol trong máu, rất tốt cho những người mới ốm dậy. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hàng giả, hàng kém chất lượng. Bạn nên lựa chọn những dược phẩm, hồng sâm, đông trùng hạ thảo, linh chi đảm bảo chất lượng giúp ổn định huyết áp, tim mạch để có thể phát huy tốt hết những lợi ích của nó. Các món ăn như nấm linh chi hầm gà, hồng sâm hầm hạt sen, canh đông trùng hạ thảo với bào ngư,... tuy mất thời gian chế biến nhưng lại rất bổ dưỡng đối với người già.
Đông trùng hạ thảo là thực phẩm đông y bổ dưỡng
Đông trùng hạ thảo là thực phẩm đông y bổ dưỡng (Nguồn: huousao.vn)

17. Trà gạo lứt

Trà gạo lứt, tuy nhiều người vẫn còn xa lạ với cái tên này, nhưng nó thực sự rất hiệu quả đối với những người mắc bệnh đái tháo đường, phòng ngừa bệnh tim mạch, phòng chống các bệnh thoái hóa, chặn đứng các hiện tượng lão hóa sớm. Chất kháng oxy hóa mạnh có trong gạo lứt như CoQ10, Acid alpha-lipoic, Caroteniod, Selen,... giúp cơ thể phòng chống và giảm rủi ro đối với các bệnh xâm hại bởi các gốc tự do.
Nấu trà cùng với gạo lứt cho ông bà uống mỗi ngày
Nấu trà cùng với gạo lứt cho ông bà uống mỗi ngày (Nguồn: shopdoque.com)

18. Trà atiso

Trà Atiso là một trong những loại trà có tác dụng rất tốt đối với người cao tuổi. Trà có tác dụng mát gan, thông mật, tăng bài tiết mật, cung cấp chất xơ và làm giảm lượng cholesterol trong máu. Người cao tuổi nên dùng loại trà này 1 ngày sử dụng 3-5 túi lọc trà atiso.
Giải nhiệt, mát gan với trà atiso
Giải nhiệt, mát gan với trà atiso (Nguồn: dalamart.net)

19. Mật ong

Mật ong là một thực phẩm rất thiết yếu, quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, mật ong còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng cao huyết áp áp người lớn tuổi, tốt cho hệ tiêu hóa ở người cao niên, điều trị các bệnh hô hấp ở người già. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, bạn nên chọn mật ong thiên nhiên, từ các loại hoa tốt nhất đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng. Pha mật ong với nước gừng hay dùng để chế biến các loại bánh đều rất tốt đối với người già. Tuy nhiên, cần để ý không dùng quá thường xuyên đối với người bị bệnh đái tháo đường.
Mật ong tốt cho sức khỏe
Mật ong tốt cho sức khỏe (Nguồn: bloganchoi.com )
Trên đây là những thực phẩm bổ dưỡng cho người già  rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe, hồi phục bệnh nhanh chóng. Bên cạnh những thực phẩm tốt từ tự nhiên, có thể sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, thì bạn có thể sử dụng mua những thực phẩm chức năng dành riêng cho những người lớn tuổi nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, hỗ trợ, ngăn ngừa những căn bệnh có thể xảy ra.

Chế độ dinh dưỡng cho người già là gì, cách xây dựng khẩu phần ăn




Để có thể duy trì cơ thể khỏe mạnh cho người cao tuổi thì mọi người cần biết xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già hợp lý, khoa học và luôn đảm bảo sức khỏe. Hãy để bài viết dưới đây của Blog Adayroi giúp bạn gỡ rối vấn đề đó nhé!

1. Chế độ dinh dưỡng cho người già như thế nào là hợp lý

Hiện nay, khá nhiều người băn khoăn và lo lắng khi không biết nên xây dựng thực đơn ăn uống hay chế độ dinh dưỡng cho người già như thế nào là phù hợp? 

1.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho người cao tuổi

Dường như ai ai cũng biết để người già luôn sống vui khỏe cùng con cháu, phòng tránh được nhiều bệnh tật thì cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhất là nên tuân thủ tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi theo nghiên cứu mới nhất như sau.
Nhu cầu năng lượng 
Thông thường, so với người trẻ thì nhu cầu về năng lượng của người già sẽ giảm, chỉ còn khoảng 25-30 kcal/kg cân nặng trong 1 ngày. Tuy nhiên, tốt hơn vẫn là nên điều chỉnh ăn uống để cân nặng lý tưởng hoặc nằm trong giới hạn BMI từ 18,5 - 23.
Lượng bột đường
Ngoài ra, người già cũng cần phải giảm lượng chất bột đường, không được ăn hơn 20g mỗi ngày, hạn chế ăn đường hay bánh kẹo. Vì sao ư? Bởi lẽ ăn nhiều đường ngọt sẽ rất dễ mắc bệnh tiểu đường. Chỉ có thể sử dụng tinh bột đường từ bánh mì hay cơm vì chúng dễ được tiêu hóa, hấp thu và dự trữ trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu giải phóng từ từ vào máu chứ không làm tăng đường huyết một cách đột ngột, bất ngờ.
Đạm & Béo
Tương tự như vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho người già cần hạn chế chất béo mà thay vào đó, có thể dùng dầu thực vật để không bị thừa mỡ trong máu, gây nên bệnh tim mạch. Kết hợp với việc nên ăn nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật, chứa nhiều chất xơ như đậu phụ, lạc vừng, đỗ lạc… bởi chúng sẽ có tác dụng giữ cholesterol thừa trong ống tiêu hóa, ít gây thối rữa ở đại tràng, không gây độc tố và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa chất đạm tốt hơn. Đồng thời, cần ăn ít thịt mỡ và nên thay bằng cá để không bị táo bón hay nhiễm độc trường diễn.
Vitamin và khoáng chất
Nếu như các chất trên phải hạn chế, giảm bớt thì nhu cầu về vitamin và khoáng chất của người già lại ngược lại, tức là cần tăng lên và bổ sung một số dưỡng chất hay bị thiếu hụt như vitamin D, chất xơ, vitamin B12, magie, canxi, omega-3…
Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo thêm 19 thực phẩm bổ dưỡng cho người già giúp phòng bệnh nguy hiểm để bổ sung cho hợp lý.
Thực đơn ăn uống cho người già
Thực đơn ăn uống cho người già (Nguồn: cdn.newsapi.com.au)

1.2. Nguyên tắc ăn uống của người cao tuổi

Tùy theo điều kiện của gia đình, mọi người có thể áp dụng một số nguyên tắc để xây dựng chế độ ăn uống tốt nhất cho người già như:

1.2.1. Đảm bảo đủ hàm lượng chất dinh dưỡng

Thông thường, khi tuổi cao sức yếu thì một số bộ phận ở người già như hệ tiêu hóa… sẽ bị suy giảm chức năng, khả năng tổng hợp của cơ thể cũng không còn tốt như xưa. Vì thế, mọi người nên chọn thực phẩm tốt cho tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng để bổ sung vào thực đơn cho người cao tuổi. Đặc biệt, nên chế biến món ăn bằng phương pháp hấp, luộc để đảm bảo lượng vitamin cùng khoáng chất, tránh đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ. Hạn chế nên ăn thịt vì quá nặng nề với đường tiêu hóa lại thường tạo ra chất độc xyanua ở đại tràng không tốt cho sức khỏe mà thay vào đó, nên ăn nhiều cá để được cung cấp nhiều chất đạm quý, axit béo...

1.2.2. Ưu tiên hoa quả, trái cây

Rau - củ - quả hữu cơ sạch luôn là lựa chọn hàng đầu trong chế độ dinh dưỡng cho tất cả mọi người nói chung và người già nói riêng. Bởi nó chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Hay khoáng chất, các loại vitamin, axit hữu cơ… cũng giúp duy trì sự cân bằng chuyển hóa trong cơ thể, kích thích sự thèm ăn.

1.2.3. Hạn chế ăn đêm

Như đã nói, hệ tiêu hóa ở người già bị suy giảm chức năng, sự bài tiết dịch vị trong dạ dày kém đi  nên quá trình hoạt động thường diễn ra lâu hơn. Từ đó, việc hấp thụ các chất cần thiết như sắt, canxi, magie… cũng kém hơn. Bởi vậy, người cao tuổi không nên ăn trước 19h hoặc có thì ăn ít đi hay có thể lót dạ nhẹ trước khi đi ngủ 2 tiếng để không bị đầy hơi, trào ngược dạ dày, gây mất ngủ...

1.2.4. Chọn và nấu đồ ăn mềm

Trong chế độ dinh dưỡng cho người già, các bạn cần chế biến đồ ăn theo phương pháp luộc, hấp, hầm hoặc kho… để thức ăn thật mềm, tốt cho khả năng hấp thụ và tiêu hóa. Đồng thời, cũng nên chọn các loại thực phẩm mềm như thịt cá, trứng, các chế phẩm từ sữa tốt cho hệ tiêu hóa…, tránh loại cứng hoặc có kết cấu thô, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người cao tuổi.
Nên chọn và nấu đồ ăn mềm cho người già
Nên chọn và nấu đồ ăn mềm cho người già (Nguồn: adayroi.com)

1.2.5. Giảm ăn muối

Nhiều nhà khoa học khuyên rằng, mọi người nói chung và người già nói riêng không nên ăn quá 6g muối trong một ngày mà thay vào đó nên ăn nhạt. Bởi ăn mặn sẽ gây ra khá nhiều bệnh nguy hiểm như huyết áp, tim mạch… rất khó chữa trị.

1.2.6. Hạn chế đường

Để phù hợp với nhu cầu hoạt động của cơ thể, tránh làm tăng đường huyết đột ngột thì mọi người không nên để người cao tuổi trong gia đình mình ăn quá nhiều đường, bánh kẹo hay uống nước ngọt… Mà chỉ nên sử dụng chất tinh bột đường từ cơm, bún, bánh mì, phở… để dễ dàng tiêu hóa và hấp thu, tốt cho sức khỏe.

1.2.7. Giảm chất béo

Ít ai biết rằng, nếu người già bị dư thừa chất béo sẽ có nguy cơ thừa mỡ, hay cholesterol trong máu, dễ gây nên nhiều bệnh như thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não… Do đó, tốt nhất nên hạn chế mỡ cùng chất béo và có thể thay bằng dầu thực vật trong thực đơn ăn uống của người cao tuổi.

1.2.8. Hạn chế chất gây ung thư

Ngoài những nguyên tắc như trên thì một nguyên tắc cũng rất quan trọng mà mọi người không nên bỏ qua, chính là hạn chế chất gây ung thư. Có thể kể đến như đồ ăn mốc chứa aflatoxin gây ra bệnh ung thư gan, thức ăn được xông khói, phơi khô, trái cây, hoa quả bị ô nhiễm, hư hỏng, thối nát… Vì vậy, khi ăn uống cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và an toàn thực phẩm tối đa. 
Hạn chế thức ăn có thể gây ung thư
Hạn chế thức ăn có thể gây ung thư (Nguồn: benhhoangtuong.com)

2. Xây dựng khẩu phần ăn cho người cao tuổi

Dựa vào những thông tin thú vị như trên thì mọi người có thể tự xây dựng được thực đơn ăn uống cho người cao tuổi rồi nhỉ? Nếu chưa thì có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người già như sau: 
Buổi sáng: có thể ăn tô phở nhỏ, bánh cuốn chả giò hoặc một ly sữa cùng ngũ cốc khô kèm theo trái táo, bánh mì với trứng ốp la hay xôi chà bông, muối vừng…
Bữa trưa: Ăn cơm với rau luộc, bát canh, khoanh cá kho hoặc miếng thịt lợn luộc… Nên hấp, luộc hoặc kho thịt cá hơn là chiên, rán, xào…
Bữa tối: Ăn nhẹ một bát cơm với nhiều rau xanh, đậu hũ kèm thêm ly sữa sau khi ăn cho dễ ngủ. Thỉnh thoảng, nên thay đổi bằng món cá…
Sau mỗi bữa ăn, có thể tráng miệng bằng chuối, cam hoặc kem, sữa chua… Nên uống nước tinh khiết, trà và hạn chế nước có cồn, gas. Ăn nhiều loại rau có chứa chất chống oxy hóa như súp lơ xanh, cà rốt…
Lên kế hoạch xây dựng từng bữa ăn cho người già
Lên kế hoạch xây dựng từng bữa ăn cho người già (Nguồn: fineartamerica.com)
Trên đây là những thông tin bổ ích, thú vị nhất về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người già hợp lý, khoa học đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Qua đó hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để biết chăm sóc sức khỏe cho đấng sinh thành hiệu quả, toàn diện.