Rau tàu bay ,loại rau rừng nổi danh từ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ, là nguồn cung cấp rau xanh sẵn có khắp nơi để ăn sống, muối dưa, luộc, xào, nấu canh… cho quân dân cả nước. Đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới vào những ngày đầu khai hoang cũng tìm đến loại rau này.
Rau tàu bay còn gọi là cải trời, có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae), thường mọc ở khu vực trung du, miền núi vào đầu mùa mưa.

Rau tàu bay
Rau tàu bay có thân thảo mập, có rãnh mọc đứng, cao khoảng 0,4 -1 m. Có rễ cái màu trắng hoặc nâu. Lá to, mỏng, hình trứng dài, mép có răng cưa to hoặc có khía, có mùi thơm. Hoa lưỡng tính, tự hình đầu, hợp thành ngù, màu hồng nhạt đến đỏ và đỏ nâu, có mào lông mịn, trắng, mềm. Quả bé có mào lông trắng xù ra sẽ được gió tung bay khắp nơi nên có tên là rau “tàu bay”.
Rau tàu bay thường dùng để ăn sống, muối dưa, luộc, xào, nấu canh… Tuy nhiên, khi nấu canh rau tàu bay nên lắng bỏ phần dầu trên bề mặt để loại bỏ bớt mùi hôi hôi rất đặc trưng của rau tàu bay, rồi mới cho gia vị vào, thì sẽ thơm ngon.
Có người khoái mùi vị đặc trưng của rau tàu bay. Nhưng có ý kiến cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau tàu bay sẽ bị thiếu máu. Để khắc phục tình trạng đó thì cần làm toan hóa rau tàu bay bằng cách phối hợp chấm nước mắm chanh hoặc làm rau trộn có chanh hoặc giấm để tăng hấp thu sắt tạo huyết sắc tố. Cũng có ý kiến dùng kéo dài rau tàu bay có thể bị sỏi thận. Do đó nên ăn thay đổi những món rau rừng khác. Tuy nhiên, những ý kiến này chưa được khoa học kiểm chứng.
Theo y học dân gian, rau tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Thường dùng cả cây phơi khô làm thuốc trị cảm sốt, hạ nhiệt, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu. Dịch lá trừ giun, thu liễm, giã đắp trị mụn nhọt.
- Rau tàu bay cung cấp các loại vitamin nói chung và vitamin A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do.
- Rau tàu bay có nhiều xơ gây nhuận tràng và giảm hấp thu chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.
- Một số vùng dân cư người ta quen dùng rau tàu bay phòng chống côn trùng, rắn rết cắn, bằng cách giã nhuyễn xoa đắp lên chỗ bị tổn thương.
Hoa đủ đủ đực
Hoa đu đủ đực thường được bán kèm quả cà rừng để làm nộm. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được loại hoa này trong các phiên chợ của người Thái ở vùng Tây Bắc.
Hoa đu đủ đực
Món hoa đu đủ đực xào này ăn rất tốn... rượu
|
Cây vón vén
Loại cây này thường được các mế (mẹ) gọi vui là cây vén váy. Lá cây vón vén có vị chua chua, thường được dùng để nấu canh chua. Đặc biệt là dùng để nấu với cá hoặc ninh xương thì ngon chưa từng thấy.
Lá cây vón vén không thể thiếu trong nồi canh chua của người Thái
|
Măng rừng
Măng vầu, măng nứa, măng mai, măng trúc, măng sặt, măng nứa, măng lay… có thứ thì ngọt, thứ thì đắng, thứ màu trắng, thứ lại hơi vàng, thứ lại tim tím…
Tất tần tật các loại măng này đều có thể luộc, xào, nấu canh, làm măng ớt, măng chua hoặc phơi khô để ăn dần. Đặc biệt món măng nướng chấm chẳm chéo đã trở thành thứ đặc sản không phải ai cũng có may mắn thưởng thức.
Măng có nhiều ở tây bắc khi mùa mưa bắt đầu, cũng là lúc hoa ban nở rộ
|
Hoa ban
Hoa ban thường được nấu canh cùng măng đắng như khẳng định thêm về mối tình khăng khít giữa chàng Kho và nàng Han trong truyền thuyết của người Thái. Quả non của cây hoa ban cũng thường được dùng xào hoặc nấu xôi, tạo vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt rất ngon.
Canh hoa ban nấu với rau cải, măng đắng và một vài loại rau khác
|
Cây móc, cây song mây
Hai loại cây này hơi khó kiếm. Những quả non của cây móc, cây song mây thường được dùng để nấu cháo, nấu canh, ngăn ngắt đắng, nhưng sau lại có vị ngọt rất sâu.
Quả cây móc
Quả cây song mây
Món cháo bổ dưỡng này nấu từ thịt chuột rừng, ngọn cây móc
|
Tất cả những loại rau rừng, rau dại của người Thái kể trên đều sạch, bởi chúng mọc tự nhiên trong rừng hay ven suối chảy qua các làng bản. Hy vọng, khi đến Tây Bắc bạn có dịp thưởng thức những món rau rừng tuyệt ngon này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét